16 thg 8, 2023

Danh tướng Nguyễn Cửu Vân

TP. Tân An, tỉnh Long An có một con đường mang tên Nguyễn Cửu Vân nằm bên dòng Bảo Định có lịch sử gắn liền với tên tuổi của bậc đại công thần dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725). Dù vậy, thân thế của ông vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Loạt bài này với mong muốn góp phần tìm hiểu thêm tiểu sử vị danh tướng có công lao to lớn trong việc mở mang đất Tân An xưa.

1. Gia thế và sự nghiệp

Sách Đại Nam Liệt Truyện ghi về dòng họ Nguyễn Cửu

Nguyễn Cửu Vân với đất Tân An

Ở TP. Tân An, tỉnh Long An, Nguyễn Cửu Vân được biết đến qua tên một con đường chạy từ cống Bảo Định cặp bờ kinh Bảo Định đến giáp địa phận tỉnh Tiền Giang. Ông tên húy là Nguyễn Cửu Hành; sử lấy chữ đầu của tước hiệu Vân Tường hầu mà gọi Nguyễn Cửu Vân.

Một con đường tại phường 4, TP. Tân An được đặt theo tên Nguyễn Cửu Vân

Nguyễn Cửu Vân là cháu nội Nghĩa quận công Nguyễn Cửu Kiều và là con trai độc nhất của Dực Đức hầu Nguyễn Cửu Kế. Ông được chính sử triều Nguyễn đánh giá là danh tướng lừng lẫy với công lao to lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, xây dựng và bảo vệ vùng đất biên ải ở phương Nam vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Ông cũng là 1 trong 5 Thượng đẳng thần (gồm: Lương Văn Chánh, Bùi Tá Hán, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân và Trần Thượng Xuyên) được Văn Thánh miếu tỉnh Vĩnh Long đưa vào thờ.

15 thg 8, 2023

Có một chiến thắng đi vào thơ và nhạc

Bài hát Tiểu đoàn 307 có lẽ không xa lạ với nhiều người:

Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang...
Trận Tháp Mười, trận Mộc Hóa vang tiếng đồn với trận La Bang.

Trận Mộc Hóa được nhắc trong lời bài hát là chiến thắng Mộc Hóa do Trung đoàn 120 phối hợp Tiểu đoàn 307 cùng bộ đội và du kích địa phương tổ chức đánh địch từ ngày 16 đến 18/8/1948. Đó là trận “công đồn, đả viện” lừng lẫy, đi vào lịch sử hào hùng của quân, dân Nam bộ thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Trận đánh oanh liệt

Bia chiến thắng trận Mộc Hóa được xây dựng khang trang tại thị xã Kiến Tường

Nông trại hoa dưới thung lũng sông Ray

Nằm dưới thung lũng sông Ray, Covy farm (ấp 2 Tây, xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc) bình yên, xanh mát và rực rỡ sắc hoa.

Quang cảnh Covy farm nhìn từ nhà hàng trên cao xuống.

Con đường làng mới thảm nhựa dẫn vào Covy farm bạt ngàn một màu xanh tươi của cây lá. Những vườn điều hai bên đường tỏa bóng rộng che mát cả lối đi. Từ cổng chào nông trại này, chúng tôi phải xuống một con dốc mới đến bãi đậu xe và các khu check-in.

Đến Hội An thăm làng nghề mộc Kim Bồng

Từ nghề đóng ghe bầu truyền thống xưa, các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam) dù trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn vẫn giữ nghề xưa từng một thời vang bóng.

Các công trình nghiên cứu ghi lại, lịch sử làng nghề mộc Kim Bồng bên bờ sông Thu Bồn (xã Cẩm Kim, TP. Hội An) gắn liền với lịch sử phát triển khu phố cổ Hội An, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Đến thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng.

Làng nghề mộc Kim Bồng có lịch sử hơn 600 năm với nghề đóng ghe bầu, làm đồ gỗ nội thất, điêu khắc gỗ, làm nhà gỗ... Giai đoạn từ thế kỷ 15 - 17 là thời kỳ hưng thịnh của ghe bầu, gắn liền với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương cảng Hội An.

Độc đáo những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Nằm giữa lòng chảo rộng lớn, trải dài những dãy núi hùng vĩ bao quanh, tỉnh Điện Biên là nơi cư trú của đồng bào 19 dân tộc anh em. Đa dạng về văn hóa, nghệ thuật ẩm thực của người dân bản địa nơi đây cũng vô cùng độc đáo.

Xôi nếp nương

Sở hữu cánh đồng Mường Thanh nổi tiếng, những hạt gạo nếp căng tròn khi đồ lên có độ sáng bóng, vị ngọt, dẻo, thơm đặc trưng. Với các nguyên liệu tạo màu tự nhiên lấy từ các loại lá, củ, quả…tạo ra các màu đỏ, tím, vàng bắt mắt. Xôi nếp ở Điện Biên khác biệt vì còn được đồ hai lần và đồ bằng chõ gỗ của đồng bào dân tộc rất công phu. Đây cũng là một nét hấp dẫn với những du khách ưu thích khám phá ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Xôi nếp ở Điện Biên có nhiều màu sắc bắt mắt nhờ những nguyên liệu tạo màu lấy từ tự nhiên.

Du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”

Tỉnh Quảng Trị là tuyến lửa ác liệt trong cuộc chiến tranh giữ nước. Hiện nay nơi này lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh rất đặc biệt. Địa phương này đang chú trọng phát triển du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, tạo nên thương hiệu của du lịch Quảng Trị.

Tỉnh Quảng trị có hơn 500 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng và danh thắng, trong đó 33 di tích và cụm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 4 di tích và cụm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Mỗi năm, “vùng đất lửa” đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước, chủ yếu đi theo loại hình du lịch hoài niệm về thăm lại chiến trường xưa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng và tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Ông Nguyễn Đình Phong, du khách từ Hà Nội đến thăm Quảng Trị vào dịp 27/7 cho biết: “Chúng tôi vào vùng đất Quảng Trị để thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi là thế hệ sau, cũng mong muốn toàn dân cũng như toàn quân lúc nào cũng nhớ đến sự hy sinh xương máu của đồng đội. Đến ngày hôm nay, mình đến đây để thắp hương cho các đồng chí đã ngã xuống”.

Những cựu binh Trung đoàn pháo cao xạ 241 năm xưa về thắp hương tưởng nhớ đồng đội

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hang Sưng ở Hòa Bình

Hang Sưng tại Bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) vẫn còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ tự nhiên và là nơi cư ngụ của rất nhiều dơi, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm khám phá.

Cửa vào hang Sưng (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Những ngôi nhà cổ ở làng Lộc Yên

Một trong số 8 ngôi nhà cổ còn lại của làng Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Làng Lộc Yên tọa lạc trong một thung lũng đẹp ở vùng trung du thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây hiện còn lưu giữ được 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 đến 150 năm trở lên. Nhà được làm chủ yếu bằng gỗ mít, loại cây ăn trái có nhiều ở địa phương, thiết kế theo kiểu nhà ba gian hai chái truyền thống của người Quảng Nam. Trải qua thời gian những ngôi nhà cổ ở Lộc Yên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn mang vẻ đẹp của thời gian và dấu ấn văn hóa của người xứ Quảng, tạo thành điểm đến ưa thích của du khách gần xa. Tháng 9/2019, Lộc Yên được xếp hạng di tích quốc gia và là một trong 4 làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Lộc Yên là vùng đất "sinh sau đẻ muộn" trong tiến trình di cư mở cõi về phương Nam của chúa Nguyễn. Làng Lộc Yên được hình thành vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18 khi các dòng họ từ vùng Thanh Nghệ theo chân chúa Nguyễn vào mở đất dựng làng ở các vùng đồng bằng ven biển miền Trung rồi từ đó có nhu cầu khai hoang mở rộng địa bàn cư trú về phía Tây xứ Quảng Nam mà thành.

14 thg 8, 2023

Đầm sen độc nhất trên cao nguyên núi lửa

Vi vu trên những con dốc quanh co ở vùng núi lửa Đắk Nông, nhiều người ngỡ ngàng trước bức tranh sơn thủy hữu tình với điểm nhấn là đầm sen độc nhất trên cao nguyên, được hình thành từ quá trình trẻ hóa của sông Cha (sông Krông Nô), từ hàng nghìn năm trước.

Sen hồng trên cao nguyên

Một ngày cuối tuần, tôi men theo Quốc lộ 28, khám phá vùng đất Krông Nô (Đắk Nông) - một điểm dừng chân hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước, khi sở hữu hệ thống các hang động núi lửa dài và đẹp bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Thời điểm này, cao nguyên Đắk Nông đang bước vào mùa mưa, thi thoảng những cơn mưa rừng đến rồi đi bất chợt càng tô thêm sắc màu cho vùng đất đại ngàn. Đường lên cao nguyên quanh co, một bên ôm sát sườn đồi, phía còn lại thoai thoải đồng lúa, nương ngô, dệt nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ.