22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L

Gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh

Khi những cơn mưa chiều báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu, ba tôi kéo ra từ trong góc của chiếc gạc-măng-rê cũ nằm khuất trong góc bếp bịch ruốc khô được bao bọc cẩn thận. Vậy là chị em tôi lại được thưởng thức món ăn dân dã từ ruốc khô, đặc biệt là món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh.

Ở vùng biển miền Trung, mùa ruốc thường kéo dài từ cuối mùa đông đến đầu mùa hạ. Vào thời gian này trời trong, sóng êm, ngư dân thường xuôi ngược ghe thuyền để vớt ruốc. Ngoài bờ biển, nhiều tấm lưới mành được căng lên chuẩn bị đón ruốc về.

Đàn ông đảm đương việc cào vớt ruốc trên biển, còn phụ nữ thì mỗi người cầm sẵn một cái sàng chờ những mẻ ruốc tươi chồng con mang từ biển vào để phơi cho được nắng. Vào mùa ruốc, đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng vàng, cùng những nụ cười lấp lánh trên gương mặt.

Địa danh dân gian ở Ba Tơ: Nhiều điều thú vị

Huyện Ba Tơ là nơi đồng bào Hrê và người Kinh sinh sống từ lâu đời, để lại nhiều địa danh dân gian gốc tiếng Hrê và gốc tiếng Việt phổ thông. Giải mã địa danh là một công việc thú vị, giúp hiểu hơn về vùng đất Ba Tơ anh hùng và có chiều sâu văn hóa từ xa xưa.

Về Ba Tơ, nghe nói về địa danh Đồng Chùa (tên gọi tổ dân phố thuộc thị trấn Ba Tơ hiện nay), không có ngôi chùa nào cả, mà nguyên gốc tiếng Hrê gọi là Đông Chua. Đông là đồng, còn Chua nghĩa là con heo, tên gọi cánh đồng phát tích từ xưa, một già làng nơi đây đem heo ra cúng để mong thần cho suối Lệ Trinh tắm táp cho cánh đồng đủ nước.

Đồng Chùa sau đó là tên thôn, rồi chữ Chùa trở thành một từ trong tên gọi của xã sở tại (xã Ba Chùa, nay đã sáp nhập vào thị trấn Ba Tơ và xã Ba Dinh). Hay như tên gọi Làng Teng đã được nhiều người biết, là làng có nhiều cây thầu đâu (sầu đông), tiếng Hrê gọi là hteng. Nếu không biết gốc gác Tài Năng (tên tổ dân phố của thị trấn Ba Tơ và tên suối hiện nay) vốn có gốc tiếng Hrê (t’neng), ắt hẳn nhiều người sẽ bị hiểu nhầm về nghĩa của địa danh này.

Bệnh viện hơn 160 tuổi gắn liền lịch sử Sài Gòn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861, gắn với nhiều sự kiện lịch sử Sài Gòn xưa và từng có cả trại giam, nhà thương điên, phong cùi...


Theo báo cáo về cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861-1862 của Cục Quân y Pháp, Bệnh viện Chợ Quán mở cửa ngày 13/2/1861 như bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy, bên bờ kênh Người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hủ.

Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.

Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.

21 thg 10, 2022

Đậm đà cá nục kho nước mía

Cá nục kho nước mía là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Đây là món ăn dân dã, đậm đà hương vị mà nhiều người tấm tắc khen khi thưởng thức.

Cá là món ăn thường xuyên của gia đình tôi, thế mà chẳng bao giờ ngán, bởi vì bà tôi luôn biết cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Mỗi sáng, bà thường mang một chiếc giỏ nhỏ, đi men theo những bãi cát trắng, đến khu vực người dân đi chài lưới về để mua những mẻ cá tươi. Tùy theo mùa cá biển, bà chế biến nhiều món cá khác nhau. Bà vẫn thường mua cá nục, vừa rẻ, vừa ngon nếu biết cách chế biến. Cá nục có thể làm được nhiều món, nào là hấp ăn kèm với bánh tráng, cuốn thêm rau muống, cá nục kho cà chua, cá nục kho với thịt ba chỉ... Riêng tôi thích nhất là cá nục kho nước mía. Qua bàn tay chế biến của bà, món cá nục kho nước mía rất đậm đà, thơm ngon.

Cá nục kho nước mía. Ảnh: T.ÂN

Trang phục truyền thống của người Ê Đê

Ê Đê là một cộng đồng trong 54 dân tộc anh em của người Việt. Ngoài những câu chuyện thần thoại, trường ca, sử thi cũng như các nhạc cụ nổi tiếng thì trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê cũng là một trong những nét đặc sắc nổi bật của con người nơi đây.

Khung cửi dệt thổ cẩm của các tộc người M’Nông, Mạ, Ê Đê khá giống nhau và được làm bằng tre nứa, gỗ có sẵn. Đây là công cụ dệt thô sơ được giữ bằng chân, dệt bằng tay.

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tọa lạc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi đây ghi lại nấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.

Đến thăm khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, du khách có cơ hội được biết thêm về mảnh đất quê hương Diêm Điền, nơi đã sinh ra người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không chỉ là cán bộ cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà lý luận với những tác phẩm báo chí đầy tính chiến đấu. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để lại cho mỗi thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.

Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống, có diện tích rộng 1.600 m². Khung cảnh nếp nhà xưa của gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lúc sinh thời gồm: Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nền nếp, gia phong của một gia đình nho giáo thời xưa.

Khu tưởng niệm cũng được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.

Lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở Đình thần Thắng Tam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển, cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông tại đình Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11-13/9 (tức ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ rước Ông diễn ra tại nhà truyền thống Cách mạng (số 1 đường Ba Cu) về đình Thắng Tam ( đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam), cúng giỗ Tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, trình diễn tuồng cổ… Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới; nhảy sạp, cướp cờ, nhà phao leo núi "chinh phục thử thách"; thi thả diều, bắn bi sắt cho ngư dân.. Các hoạt động Lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu Di tích lịch sử đình Thắng Tam. Tổ chức phần hội tại Khu vực bờ kè biển Cáp treo Vũng Tàu và khu vực cột cờ Bãi Sau.

Các tàu thuyền làm lễ ngoài biển.

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

Nồng nàn xôi trám xứ Lạng

Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Trám là một loại quả tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu. Trám có hai loại trắng và đen. Trám trắng thường để làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm món kho, sốt với cá. Nhưng độc đáo hơn là làm món xôi trám đem đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.

Bà Triệu Thủy Tiên, dân tộc Nùng, trú tại khu Khòn Lèng, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn giới thiệu: Xôi trám, tiếng dân tộc gọi là “khẩu nua mác bây”. Loại thức ăn này dễ làm, đơn giản nhưng ăn rất bổ, có vị bùi thơm của trám, lạ miệng cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen hơi tê tê nơi đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú.

Người Tày, Nùng hãnh diện giới thiệu món xôi trám quê hương. Ảnh: Duy Chiến