14 thg 8, 2022
Làng đá cổ Nà Vị - Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống
Nằm cách trung tâm huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng khoảng 30 km về hướng Bắc, xóm Nà Vị, xã Minh Long phía dưới chân núi Phja Cao với hệ thống sông, suối xen kẽ và những ngôi nhà được làm bằng đá vỉa có niên đại trên 100 tuổi đã tạo nên một nếp làng thật yên bình, cổ kính và độc đáo.
Ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương
Không chỉ là một địa điểm thờ tự và thực hành Phật Pháo, chùa Hội Khánh còn là một di tích lịch sử cách mạng gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mộ ông Lân - Bình Dương
Không thể ngờ người an nghỉ ở khu lăng mộ cổ đổ nát, hoang phế này là vị đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam kỳ xưa.
Chùa Ông Ngựa - Bình Dương
Chùa có một cổng tam ban bề thế hướng ra mặt đường. Điều kỳ lạ ở chỗ, cổng giữa của tam quan không phải lối đi mà được đặt một tượng ngựa cùng thanh đao dài....
Trúng mùa cá cơm
Trong những ngày đầu tháng 7/2022 vừa qua, thời tiết tại vùng biển xã Phước Thể, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận rất thuận lợi, xuất hiện nhiều luồng cá cơm với mật độ dày hơn mọi năm. Bà con ngư dân trúng đậm, trung bình mỗi tàu thuyền đánh bắt từ 2,5 đến 3 tấn cá cơm sau một đêm ra khơi lao động trên biển, mỗi ngày trung bình có từ 50 đến 70 tàu thuyền vào bờ.
Trong những ngày này, tại bến cá Phước Thể luôn tấp nập người từ sáng sóm đến chiều tối khác hẳn với những ngày thường. Nét mặt ngư dân nợi đậy đều hiện lên sự vui mừng, phấn khởi khi từng chiếc thúng chai chở đầy những giỏ cá nặng từ trên thuyền để đưa vào bờ. Bình quân mỗi thuyền hành nghề lưới đánh bắt được khoảng từ 120 đến 250 giỏ cá cơm với giá cả dao động trên dưới 1 triệu đồng/giỏ tùy theo thời điểm. Đây có thể được xem là những ngày bội thu nhất của ngư dân vùng biển Phước Thể trong vụ cá năm nay.
Trong những ngày này, tại bến cá Phước Thể luôn tấp nập người từ sáng sóm đến chiều tối khác hẳn với những ngày thường. Nét mặt ngư dân nợi đậy đều hiện lên sự vui mừng, phấn khởi khi từng chiếc thúng chai chở đầy những giỏ cá nặng từ trên thuyền để đưa vào bờ. Bình quân mỗi thuyền hành nghề lưới đánh bắt được khoảng từ 120 đến 250 giỏ cá cơm với giá cả dao động trên dưới 1 triệu đồng/giỏ tùy theo thời điểm. Đây có thể được xem là những ngày bội thu nhất của ngư dân vùng biển Phước Thể trong vụ cá năm nay.
Nhiều mô hình du lịch "độc lạ" ở Tiền Giang hấp dẫn khách tham quan
Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang dần phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt, thích nghi với điều kiện bình thường mới và nhu cầu của khách tham quan. Nhiều mô hình kinh doanh du lịch mới, lạ, độc đáo thu hút du khách xa gần.
Gia đình ông Đoàn Văn Khanh, tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vừa đưa vào hoạt động khu du lịch “Ve chai thần kì”.
Đây là điểm du lịch có một không hai tại khu vực ĐBSCL. Bởi trên khu vườn dừa rộng hơn 4.000 m², ông Khanh cho xây dựng điểm du lịch “đi trên ngọn dừa”, tức là các hoạt động tham quan, nghỉ mát, thậm chí giải khát đều ở trên cao cách mặt đất khoảng 3m. Ông lắp ghép các khung, trụ sắt chắc chắn ở tầm cao gắn với các ngọn cây dừa, sau đó trải thảm bằng các tấm thép để làm nơi cho du khách đi tham quan. Trên khoảng không trung này, ông xây dựng các hàng rào, cầu thang bằng vật liệu thép và căn nhà mi ni lắp ghép tinh xảo bằng các vỏ chai nhựa, rất độc đáo.
Gia đình ông Đoàn Văn Khanh, tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vừa đưa vào hoạt động khu du lịch “Ve chai thần kì”.
Đây là điểm du lịch có một không hai tại khu vực ĐBSCL. Bởi trên khu vườn dừa rộng hơn 4.000 m², ông Khanh cho xây dựng điểm du lịch “đi trên ngọn dừa”, tức là các hoạt động tham quan, nghỉ mát, thậm chí giải khát đều ở trên cao cách mặt đất khoảng 3m. Ông lắp ghép các khung, trụ sắt chắc chắn ở tầm cao gắn với các ngọn cây dừa, sau đó trải thảm bằng các tấm thép để làm nơi cho du khách đi tham quan. Trên khoảng không trung này, ông xây dựng các hàng rào, cầu thang bằng vật liệu thép và căn nhà mi ni lắp ghép tinh xảo bằng các vỏ chai nhựa, rất độc đáo.
Hồ Suối Chiếu – Điểm đến hấp dẫn trên mảnh đất Phù Hoa
Suối nước trong veo, mặt hồ xanh biếc, mái nhà sàn thấp thoáng đôi bờ... Vẻ đẹp yên bình, nên thơ của hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La) làm nao lòng bất cứ ai khi có dịp ghé thăm.
13 thg 8, 2022
Vẻ đẹp của nhà thờ cổ kính nhất Đà Nẵng
Có niên đại gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xem là nơi sinh hoạt cổ kính nhất của người công giáo tại Đà Nẵng.
Tọa lạc tại thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng từ năm 1904 với diện tích 15 ngàn mét vuông. Với niên đại hơn 100 năm, nhà thờ Tùng Sơn là minh chứng còn sót lại sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt người dân Đà Nẵng.
Đặc biệt, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những bức tường kiên cố.
Nhà thờ Tùng Sơn được xem là nhà thờ cổ nhất còn sót lại tại Đà Nẵng.
Tọa lạc tại thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng từ năm 1904 với diện tích 15 ngàn mét vuông. Với niên đại hơn 100 năm, nhà thờ Tùng Sơn là minh chứng còn sót lại sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt người dân Đà Nẵng.
Đặc biệt, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những bức tường kiên cố.
Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre
Ngày 4.8, tại Nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê), bà con dân tộc Chứt đã tổ chức Tết Lấp lỗ với nhiều nghi thức sôi động.
Tục "đi tái" và món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng
Tết rằm tháng 7 là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm tại Cao Bằng (đặc biệt với người dân tộc Nùng, Tày), chỉ sau ngày Tết âm lịch.
Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)