14 thg 8, 2022
Hồ Suối Chiếu – Điểm đến hấp dẫn trên mảnh đất Phù Hoa
Suối nước trong veo, mặt hồ xanh biếc, mái nhà sàn thấp thoáng đôi bờ... Vẻ đẹp yên bình, nên thơ của hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La) làm nao lòng bất cứ ai khi có dịp ghé thăm.
13 thg 8, 2022
Vẻ đẹp của nhà thờ cổ kính nhất Đà Nẵng
Có niên đại gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xem là nơi sinh hoạt cổ kính nhất của người công giáo tại Đà Nẵng.
Tọa lạc tại thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng từ năm 1904 với diện tích 15 ngàn mét vuông. Với niên đại hơn 100 năm, nhà thờ Tùng Sơn là minh chứng còn sót lại sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt người dân Đà Nẵng.
Đặc biệt, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những bức tường kiên cố.
Nhà thờ Tùng Sơn được xem là nhà thờ cổ nhất còn sót lại tại Đà Nẵng.
Tọa lạc tại thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng từ năm 1904 với diện tích 15 ngàn mét vuông. Với niên đại hơn 100 năm, nhà thờ Tùng Sơn là minh chứng còn sót lại sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt người dân Đà Nẵng.
Đặc biệt, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những bức tường kiên cố.
Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre
Ngày 4.8, tại Nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê), bà con dân tộc Chứt đã tổ chức Tết Lấp lỗ với nhiều nghi thức sôi động.
Tục "đi tái" và món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng
Tết rằm tháng 7 là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm tại Cao Bằng (đặc biệt với người dân tộc Nùng, Tày), chỉ sau ngày Tết âm lịch.
Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7
Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...
Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.
Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...
12 thg 8, 2022
Mùa hồng quân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn
Hồng quân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn được trồng xen dưới tán rừng, không cần chăm sóc, khi chín màu đỏ, ngọt, thơm, vò kỹ trước khi ăn sẽ giảm vị chát.
Một ngày tháng 8, dọc theo tuyến đường lên đỉnh Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, cao 700 m), những cây hồng quân mọc ven đường bắt đầu cho trái chín. Cây tán càng to càng nhiều trái - mọc từng chùm, lúc lỉu trên cành nhìn rất đã mắt. Mới đầu vụ nên trái trên cây đa phần màu xanh, một ít chuyển màu đỏ nhạt.
Sáu cây hồng quân hơn 20 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Đoan (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) bắt đầu chín khoảng một tuần nay. Cây mọc chen dưới chân những tảng đá to, thân cao khoảng năm mét, nghiêng theo triền dốc để hứng được nhiều ánh sáng.
Một ngày tháng 8, dọc theo tuyến đường lên đỉnh Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, cao 700 m), những cây hồng quân mọc ven đường bắt đầu cho trái chín. Cây tán càng to càng nhiều trái - mọc từng chùm, lúc lỉu trên cành nhìn rất đã mắt. Mới đầu vụ nên trái trên cây đa phần màu xanh, một ít chuyển màu đỏ nhạt.
Sáu cây hồng quân hơn 20 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Đoan (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) bắt đầu chín khoảng một tuần nay. Cây mọc chen dưới chân những tảng đá to, thân cao khoảng năm mét, nghiêng theo triền dốc để hứng được nhiều ánh sáng.
Bánh xèo rau rừng trên đỉnh núi cao nhất miền Tây
Bánh xèo nóng hổi ăn kèm 30 loại rau rừng là đặc sản trên núi Cấm cao 700 m, nơi được ví như "nóc nhà miền Tây".
Trên đường từ chân lên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), du khách có thể bắt gặp hơn chục quán bánh xèo rau rừng, tập trung nhiều nhất quanh chùa Phật Lớn. Mỗi quán bố trí hơn chục rổ rau rừng, còn tươi rói thay cho biển hiệu. Chủ quán ngọt ngào: "Cô, chú, anh, chị ủng hộ bánh xèo rau rừng. Bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn".
Tại một quán đông khách trên đỉnh, vừa ngồi vào bàn, nhân viên liền mang lên một đĩa rau rừng đầy ắp chưa cần biết khách sẽ gọi mấy cái bánh. Nếu chưa đủ dùng, thực khách có thể lấy thêm tuỳ thích ngoài quầy rau. Chị Hoàng, chủ quán, giới thiệu có khoảng 30 loại rau trên núi ăn kèm với bánh xèo. Mỗi loại có vị đặc trưng riêng, một số rau theo kinh nghiệm nhân gian là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.
Trên đường từ chân lên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), du khách có thể bắt gặp hơn chục quán bánh xèo rau rừng, tập trung nhiều nhất quanh chùa Phật Lớn. Mỗi quán bố trí hơn chục rổ rau rừng, còn tươi rói thay cho biển hiệu. Chủ quán ngọt ngào: "Cô, chú, anh, chị ủng hộ bánh xèo rau rừng. Bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn".
Tại một quán đông khách trên đỉnh, vừa ngồi vào bàn, nhân viên liền mang lên một đĩa rau rừng đầy ắp chưa cần biết khách sẽ gọi mấy cái bánh. Nếu chưa đủ dùng, thực khách có thể lấy thêm tuỳ thích ngoài quầy rau. Chị Hoàng, chủ quán, giới thiệu có khoảng 30 loại rau trên núi ăn kèm với bánh xèo. Mỗi loại có vị đặc trưng riêng, một số rau theo kinh nghiệm nhân gian là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.
Cháo cá lóc nấu bầu đặc trưng Củ Chi
Món cháo hút khách bởi vị ngọt từ thịt cá lóc tươi, thanh mát từ những sợi bầu ăn kèm rau đắng, giá, gừng cắt lát chấm với tương đậu.
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, quán cháo cá lóc nấu bầu rau đắng của chị Huyền lúc nào cũng đông khách.
Chị Huyền cho biết 5 năm trước có dịp thưởng thức món cháo cá lóc nấu bầu ăn kèm rau đắng trong một lần đến Củ Chi. Sau 2-3 lần được bạn bè chiêu đãi món ăn này, chị vấn vương mãi hương vị đặc trưng như lần đầu và quyết định mở một quán nhỏ để chia sẻ món ngon với thực khách.
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, quán cháo cá lóc nấu bầu rau đắng của chị Huyền lúc nào cũng đông khách.
Chị Huyền cho biết 5 năm trước có dịp thưởng thức món cháo cá lóc nấu bầu ăn kèm rau đắng trong một lần đến Củ Chi. Sau 2-3 lần được bạn bè chiêu đãi món ăn này, chị vấn vương mãi hương vị đặc trưng như lần đầu và quyết định mở một quán nhỏ để chia sẻ món ngon với thực khách.
Nghề vót đũa tre ở núi Cấm
Anh Nguyễn Văn Cuội, ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, vót đũa bằng bào sắt thay cho dao, từ sáng đến chiều được 700 đôi, thu nhập hơn một triệu đồng.
Sáng đầu tháng 5, núi Cấm cao hơn 700 m, được xem là nóc nhà miền Tây, đón những cơn mưa đầu mùa. Anh Cuội uống ngụm trà nóng, tìm trong túi đồ nghề chiếc bào (giống bào thợ mộc) to bằng bàn tay, bắt đầu ngày làm việc. Người đàn ông 40 tuổi mất 15 phút để mài lưỡi bào cho bén rồi tiến lại hiên nhà - nơi kê sẵn thanh gỗ dài hơn mét, bên trên khoét hình hai chiếc đũa.
Sáng đầu tháng 5, núi Cấm cao hơn 700 m, được xem là nóc nhà miền Tây, đón những cơn mưa đầu mùa. Anh Cuội uống ngụm trà nóng, tìm trong túi đồ nghề chiếc bào (giống bào thợ mộc) to bằng bàn tay, bắt đầu ngày làm việc. Người đàn ông 40 tuổi mất 15 phút để mài lưỡi bào cho bén rồi tiến lại hiên nhà - nơi kê sẵn thanh gỗ dài hơn mét, bên trên khoét hình hai chiếc đũa.
11 thg 8, 2022
Nét đẹp say lòng du khách tại vùng đất cửa ngõ Sơn La
Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... Bức tranh sơn thủy hữu tình ấy đã làm say lòng du khách khi có dịp đến Vân Hồ - huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La.
Đúng hẹn, cứ mỗi thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) lại nhộn nhịp phiên chợ mang đậm bản sắc vùng cao. Các gian hàng tại đây được dựng nên từ những chiếc lán nhỏ làm bằng tre, nứa, mộc mạc giữa vườn mận nên thơ.
Ngoài 42 gian hàng với đa dạng sản vật đặc trưng của bà con đồng bào Mông, như thịt trâu gác bếp, măng muối chua, măng sấy khô, các loại rau, củ, quả, công cụ sản xuất, sản phẩm thổ cẩm và trang phục dân tộc... Chợ phiên Chiềng Đi 2 còn thu hút du khách bởi tiếng chày giã bánh rộn ràng, những trò chơi dân gian cùng tiếng khèn Mông gọi bạn vang vọng núi rừng.
Đúng hẹn, cứ mỗi thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) lại nhộn nhịp phiên chợ mang đậm bản sắc vùng cao. Các gian hàng tại đây được dựng nên từ những chiếc lán nhỏ làm bằng tre, nứa, mộc mạc giữa vườn mận nên thơ.
Ngoài 42 gian hàng với đa dạng sản vật đặc trưng của bà con đồng bào Mông, như thịt trâu gác bếp, măng muối chua, măng sấy khô, các loại rau, củ, quả, công cụ sản xuất, sản phẩm thổ cẩm và trang phục dân tộc... Chợ phiên Chiềng Đi 2 còn thu hút du khách bởi tiếng chày giã bánh rộn ràng, những trò chơi dân gian cùng tiếng khèn Mông gọi bạn vang vọng núi rừng.
Nơi đánh bại tiểu đoàn biệt kích Trâu điên
Di tích lịch sử khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi nằm bên tuyến đường chính về xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, bên cạnh cầu kênh T7 là nơi ghi dấu chiến tích anh hùng của cán bộ, chiến sĩ ta năm xưa khi đánh bại trận càn của Tiểu đoàn biệt kích Trâu điên.
Kênh Nguyễn Văn Trỗi ở xã Hưng Điền B là kênh đào có chiều dài hơn 4km và mang tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau. Trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, kênh Nguyễn Văn Trỗi nằm trên khu vực hành lang vận chuyển lương thực, vũ khí của ta về chiến trường miền Nam. Chính vì vậy, quân địch quyết tâm cắt đứt con đường huyết mạch của ta. Chúng ra sức phong tỏa, tổ chức lực lượng càn quét. Vì khét tiếng hung ác nên tiểu đoàn biệt kích địch có biệt danh là Trâu điên. Nhằm mục tiêu khơi thông con đường huyết mạch, phía ta quyết định tổ chức phục kích tấn công đội biệt kích Trâu điên tại khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi.
Kênh Nguyễn Văn Trỗi ở xã Hưng Điền B là kênh đào có chiều dài hơn 4km và mang tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau. Trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, kênh Nguyễn Văn Trỗi nằm trên khu vực hành lang vận chuyển lương thực, vũ khí của ta về chiến trường miền Nam. Chính vì vậy, quân địch quyết tâm cắt đứt con đường huyết mạch của ta. Chúng ra sức phong tỏa, tổ chức lực lượng càn quét. Vì khét tiếng hung ác nên tiểu đoàn biệt kích địch có biệt danh là Trâu điên. Nhằm mục tiêu khơi thông con đường huyết mạch, phía ta quyết định tổ chức phục kích tấn công đội biệt kích Trâu điên tại khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)