Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...
28 thg 7, 2022
Bánh xèo hải sản Nha Trang
Bánh xèo Nha Trang vàng ươm, quyến rũ với hải sản tôm mực tươi ngon hấp dẫn thực khách. Thưởng thức miếng bánh xèo béo giòn, nóng hổi chấm nước mắm chua chua cay cay, bạn sẽ không thể nào quên được món bánh dân dã đầy mê hoặc ấy khi đến với phố biển Nha Trang.
Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...
Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...
27 thg 7, 2022
Quyến rũ bình minh trên biển Diễn Thành
Về biên giới thưởng thức cá đồng
Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.
Chờ mùa cá đến
Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.
Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.
Chờ mùa cá đến
Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.
Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.
Du lịch vườn trên núi
Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.
Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.
Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.
Giữ lửa nghề làm bánh tráng phơi sương
Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2011, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là một trong 100 món ăn đặc sản nổi tiếng của cả nước. Để nghề làm bánh tráng phơi sương đạt được những danh hiệu nêu trên là cả một quá trình dày công sáng tạo, giữ gìn và phát triển làng nghề của người dân xứ Trảng.
26 thg 7, 2022
Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Hưng Nghĩa
Nam Định vốn được biết đến là nơi mà đạo Công giáo phát triển nhất tại Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng, lâu đời với vẻ đẹp nguy nga, những công trình kiến trúc tôn giáo với vẻ đẹp đậm chất châu Âu. Chỉ cần dành một ngày khám phá Nam Định là bạn sẽ mang về thật nhiều bức ảnh "chất lừ" cũng những nhà thờ đẹp bậc nhất vùng đất này. Đến với nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng một nhà thờ với lối thiết kế kín kẽ, nhiều chi tiết cầu kì, tinh xảo đậm chất Gothic.
Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
Thánh đường đá trăm tuổi ở vựa lúa xứ Nghệ
Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Mùa vàng đẹp nao lòng nơi biên cương Cao Bằng
Du khách đến với Cao Bằng mùa này được đắm mình trên những cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình và mang đậm bản sắc vùng cao đặc trưng, riêng có của vùng đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.
Con đường muối ở miền Tây xứ Quảng
Ngày xưa, ở vùng cao, muối ăn rất khan hiếm. Muối ăn có giá rất đắt nên không phải ai cũng có tiền để mua. Muối mua được rất ít nên đồng bào miền núi cất giữ muối như của quý. Khi người Kinh ở đồng bằng mở lối thông thương, thì những hàng hóa thiết yếu như mắm, muối đưa lên vùng cao ngày càng nhiều.
Giao thương giữa đồng bằng và miền núi
Giao thương giữa đồng bằng và miền núi
Bên cạnh thương lái ở đồng bằng đến tận buôn làng để buôn bán, thì đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi cũng thường xuyên dùng voi, ngựa hoặc đi bộ đến đồng bằng hoặc vùng giáp ranh trao đổi thổ sản để lấy muối ăn và các hàng hóa khác. Thời kỳ chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa người Kinh với các bộ tộc ở miền núi nhằm khai thác các nguồn lợi, mở rộng giao thương với bên ngoài, đúng như Nguyễn Hoàng đã nói: “Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối”.
Chuyện xưa ở làng Châu Sa
Ở phía bắc sông Trà Khúc có một ngôi làng mà ngày trước mang tên xứ Tiểu Giang, sau đổi thành xã Châu Sa, tổng Trung, huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa (nay là xã Tịnh Châu, TP.Quảng Ngãi). Mỗi con sông, ngọn núi, mỗi xóm nhỏ trên vùng đất này mang đậm dấu tích cổ xưa, trong đó có từ đường họ Võ.
Niềm tự hào của dòng họ Võ
Làng Châu Sa mang đậm dấu tích lịch sử, văn hóa của người Chăm như bàu Ấu, bàu Đề, Cổ Lũy, núi Chồi, thành cổ Châu Sa trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ II - XV). Cũng chính nơi đây, sau cuộc bình Chiêm mở đất của Vua Lê Thánh Tông năm 1471, nhiều dòng họ lớn (Lê, Nguyễn, Võ) từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào vùng đất Tiểu Giang lập nghiệp.
Niềm tự hào của dòng họ Võ
Làng Châu Sa mang đậm dấu tích lịch sử, văn hóa của người Chăm như bàu Ấu, bàu Đề, Cổ Lũy, núi Chồi, thành cổ Châu Sa trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ II - XV). Cũng chính nơi đây, sau cuộc bình Chiêm mở đất của Vua Lê Thánh Tông năm 1471, nhiều dòng họ lớn (Lê, Nguyễn, Võ) từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào vùng đất Tiểu Giang lập nghiệp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)