15 thg 2, 2022
Câu chuyện về chùa Vua ở Hà Nội
Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một "cờ miếu" - thánh địa cờ tướng của thành Thăng Long xưa...
14 thg 2, 2022
Lung Ngọc Hoàng - Tương tư xanh mênh mang
Cho đến lúc chạm vào sông Sài Gòn trong ánh nắng chiều lấp lánh bừng lên sau cơn mưa đầu mùa mới cảm nhận là vừa tạm biệt sông nước Hậu Giang để về phố. Và nhớ, nhớ đến the thắt thương, nhớ đến thao thiết tình.
Mà lạ, chuyến đi này không là háo hức khám phá kênh rạch chằng chịt, không là rợn ngợp cảm giác sông nước mênh mông bát ngát, không là xôn xao ngắm những cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền sông Hậu nối hai bờ yên ả thanh bình, không là ngọt thơm những vườn trái chín mùa tròn trặn cả giấc mơ, những đồng lúa mê mải xanh non đến cuối trời. Cả hành trình giống như một giai điệu ngân vang rồi lắng đọng, để vấn vít quấn níu hình như đã để lại dòng Hậu Giang, để lại Lung Ngọc Hoàng một tương tư xanh mênh mang của rừng cây ngập nước.
Mà lạ, chuyến đi này không là háo hức khám phá kênh rạch chằng chịt, không là rợn ngợp cảm giác sông nước mênh mông bát ngát, không là xôn xao ngắm những cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền sông Hậu nối hai bờ yên ả thanh bình, không là ngọt thơm những vườn trái chín mùa tròn trặn cả giấc mơ, những đồng lúa mê mải xanh non đến cuối trời. Cả hành trình giống như một giai điệu ngân vang rồi lắng đọng, để vấn vít quấn níu hình như đã để lại dòng Hậu Giang, để lại Lung Ngọc Hoàng một tương tư xanh mênh mang của rừng cây ngập nước.
Bánh tráng nhúng đường
Bánh tráng nhúng đường rất giòn, ngọt, thơm là món ăn dân dã, thân thuộc với tuổi thơ của bao thế hệ người dân xứ Quảng.
Ngày xưa, vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông tôi luôn đông đúc. Không chỉ người trong thôn, mà các khu vực lân cận cũng chở mía đến nhờ nấu đường. Những lò nấu đường thủ công đã đi vào ký ức của nhiều người.
Ngày xưa, vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông tôi luôn đông đúc. Không chỉ người trong thôn, mà các khu vực lân cận cũng chở mía đến nhờ nấu đường. Những lò nấu đường thủ công đã đi vào ký ức của nhiều người.
Ngang qua đỉnh núi mây ngàn
Tôi luôn tự hào mỗi khi ai đó nhắc nhớ về mảnh đất mình đang sống, nơi có những đỉnh núi ngàn năm mây phủ, yên bình và đầy ắp yêu thương.
Chư Đang Ya: Gió hát, mây bồng
Bạn tôi, dân phượt thứ thiệt, luôn vọng ước núi non đỉnh cao để chinh phục, rồi đứng từ chóp đỉnh và tự hào về thử thách bản thân mình đã vượt qua. Bạn ngỏ ý muốn khám phá những ngọn núi lửa cổ dương đã từng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Tôi rủ bạn về Gia Lai và Chư Đang Ya là lựa chọn đầu tiên trong cuộc hành trình. Một ngày cuối năm, nắng vừa thức dậy, chúng tôi hăm hở đi về phía núi.
Chư Đang Ya: Gió hát, mây bồng
Bạn tôi, dân phượt thứ thiệt, luôn vọng ước núi non đỉnh cao để chinh phục, rồi đứng từ chóp đỉnh và tự hào về thử thách bản thân mình đã vượt qua. Bạn ngỏ ý muốn khám phá những ngọn núi lửa cổ dương đã từng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Tôi rủ bạn về Gia Lai và Chư Đang Ya là lựa chọn đầu tiên trong cuộc hành trình. Một ngày cuối năm, nắng vừa thức dậy, chúng tôi hăm hở đi về phía núi.
Vang danh khóm Bến Lức
Đi dọc theo Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bến Lức hoặc Quốc lộ N2, đoạn qua xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An dọc hai bên đường có những căn chòi nhỏ chất đầy khóm (thơm). Người dừng chân ghé lại sẽ được giới thiệu đây là khóm Bến Lức. Khóm Bến Lức có gì đặc biệt mà được người bán dùng làm thương hiệu giới thiệu đến khách gần xa?
Vang danh khóm ở đất phèn
Trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/02/2016 có bài viết Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức; Báo Cần Thơ ngày 09/5/2014 cũng có bài Khóm Bến Lức nức tiếng gần xa. Thì ra từ lâu, khóm Bến Lức đã vang danh, được nhiều người biết đến. Địa chí Long An có đoạn nhắc riêng tới khóm Bến Lức là một đặc sản của Long An, được xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao từ những năm 1980. Không chỉ vậy, khóm Bến Lức còn được xem như “chứng nhân lịch sử” khi gắn liền với chiến khu Vườn Thơm - Bà Vụ, một thời là nỗi khiếp sợ của quân thù. Qua bao nhiêu năm tháng, cây khóm vẫn bền lòng bám đất và giữ vững danh tiếng ngon, ngọt nhất vùng, được du khách gần xa biết đến.
Vang danh khóm ở đất phèn
Trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/02/2016 có bài viết Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức; Báo Cần Thơ ngày 09/5/2014 cũng có bài Khóm Bến Lức nức tiếng gần xa. Thì ra từ lâu, khóm Bến Lức đã vang danh, được nhiều người biết đến. Địa chí Long An có đoạn nhắc riêng tới khóm Bến Lức là một đặc sản của Long An, được xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao từ những năm 1980. Không chỉ vậy, khóm Bến Lức còn được xem như “chứng nhân lịch sử” khi gắn liền với chiến khu Vườn Thơm - Bà Vụ, một thời là nỗi khiếp sợ của quân thù. Qua bao nhiêu năm tháng, cây khóm vẫn bền lòng bám đất và giữ vững danh tiếng ngon, ngọt nhất vùng, được du khách gần xa biết đến.
Đậu phộng Đức Hòa - Đặc sản đã đi vào nghệ thuật
Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh
Len đất giồng là mầm đậu lên
Đặc sản vùng đất Đức Hòa đi vào nghệ thuật một cách bình dị, nhẹ nhàng như vậy trong bài vọng cổ nổi tiếng Cô gái tưới đậu của Trần Nam Dân. Cây đậu phộng có mặt ở Đức Hòa từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đó là loại cây trồng truyền thống của vùng đất giồng pha cát. Và chất lượng đậu phộng Đức Hòa đã vươn xa trở thành đặc sản của vùng thượng Long An.
Đặc trưng về hương vị
Khoảng tháng 9 Âm lịch hàng năm, khi những cơn mưa mùa đã ngớt, nông dân Đức Hòa lại rục rịch xới đất, gieo đậu phộng. Hạt đậu vừa gieo gặp mưa nhỏ thấm ướt sẽ nảy mầm. Khi mưa ngưng hẳn, loại cây ưa khô thỏa sức phát triển, cho ra hàng tấn đậu chắc hạt, thơm ngon. Đậu phộng tại Đức Hòa có thể trồng quanh năm nhưng vụ mùa thuận lợi nhất là Đông Xuân. Nhiều người dân chọn luân canh cây trồng và cứ đến vụ mùa lại gieo đậu phộng để vừa đạt năng suất cao, vừa chuẩn bị cho mùa tết.
Len đất giồng là mầm đậu lên
Đặc sản vùng đất Đức Hòa đi vào nghệ thuật một cách bình dị, nhẹ nhàng như vậy trong bài vọng cổ nổi tiếng Cô gái tưới đậu của Trần Nam Dân. Cây đậu phộng có mặt ở Đức Hòa từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đó là loại cây trồng truyền thống của vùng đất giồng pha cát. Và chất lượng đậu phộng Đức Hòa đã vươn xa trở thành đặc sản của vùng thượng Long An.
Đặc trưng về hương vị
Khoảng tháng 9 Âm lịch hàng năm, khi những cơn mưa mùa đã ngớt, nông dân Đức Hòa lại rục rịch xới đất, gieo đậu phộng. Hạt đậu vừa gieo gặp mưa nhỏ thấm ướt sẽ nảy mầm. Khi mưa ngưng hẳn, loại cây ưa khô thỏa sức phát triển, cho ra hàng tấn đậu chắc hạt, thơm ngon. Đậu phộng tại Đức Hòa có thể trồng quanh năm nhưng vụ mùa thuận lợi nhất là Đông Xuân. Nhiều người dân chọn luân canh cây trồng và cứ đến vụ mùa lại gieo đậu phộng để vừa đạt năng suất cao, vừa chuẩn bị cho mùa tết.
Khám phá ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất của Việt Nam
Đền Hỏa Thần được xây sau vụ cháy thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.
Độc đáo nghề ăn “mứt” làng Nam Ô, Đà Nẵng
“Mứt” là một loại rong biển mà đất trời ban tặng cho người dân vùng Nam Ô. Nhờ vậy mà người Nam Ô có thêm một nghề mưu sinh mùa biển động- nghề ăn “mứt”.
Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.
Cuối mùa, bà Bùi Thị Xinh thường ăn "mứt" ở gành Nam Ô. Ảnh: Nguyễn Linh
Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.
Bà Nà - Trăng và sương
Đã từng có mặt ở Bà Nà nhiều lần, từ buổi tôi theo những người thợ sơn tràng khai hoang đi tìm dấu vết một Bà Nà xưa, cho đến bây giờ một Bà Nà hiện đại ửng đỏ khuyên son trên bản đồ du lịch Đà Nẵng.
Mà muốn đến đỉnh núi ấy chỉ có một con đường cáp treo duy nhất, bạn không còn cách chọn lựa nào khác. Nhưng cho dù là lần nào chăng nữa, thì cái đêm trong căn nhà du mục trên đỉnh núi tràn ngập trăng và sương ấy, với tôi mãi mãi là niềm bí mật bởi những lối vô tận của non cao rừng thẳm không dễ có lần gặp lại.
Kiệu quan lớn lên đỉnh Bà Nà năm 1924. Ảnh: Tư liệu
Mà muốn đến đỉnh núi ấy chỉ có một con đường cáp treo duy nhất, bạn không còn cách chọn lựa nào khác. Nhưng cho dù là lần nào chăng nữa, thì cái đêm trong căn nhà du mục trên đỉnh núi tràn ngập trăng và sương ấy, với tôi mãi mãi là niềm bí mật bởi những lối vô tận của non cao rừng thẳm không dễ có lần gặp lại.
Thăm chùa Địa Tạng Phi Lai
Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc nổi tiếng mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh đẹp và bình yên. Một trong những ngôi chùa đẹp nơi đây là Địa Tạng Phi Lai Tự.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)