Bãi đá gồm nhiều đoạn lộ thiên, đặc biệt có hai khu vực rất đẹp, cách xa nhau chỉ độ vài ba chục mét. Ở những nơi này, bên dòng suối, các thanh đá lớn hình lục lăng như đã được bàn tay thần kỳ nào đó sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc, bất chấp thời gian. Hàng trăm cột đá có hình thù giống nhau, được xếp thành bãi tại đây đã khiến nhiều người gọi nơi này là suối Đá Đĩa, trong sự so sánh với Gành Đá Đĩa-Di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Điều này hoàn toàn có lý, bởi về hình thức, các bãi đá tại đoạn suối qua làng Vân và di sản đá Phú Yên tương đồng; về niên đại, theo các nhà địa chất, chúng đều đã vượt qua độ tuổi trên 100 triệu năm.
20 thg 6, 2021
Khám phá bãi đá triệu năm ở Chư Păh
Chúng tôi tìm đến dòng suối có bãi đá đẹp và lạ ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Băng qua những lối mòn, cả nhóm đã thực sự bất ngờ trước khung cảnh thiên nhiên kỳ thú nơi này. Dòng suối mang nhiều tên gọi, nằm giữa xã Ia Phí và thị trấn Ia Ly chảy qua nhiều làng Jrai trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy Thủy điện Ia Ly, đoạn đến làng Vân bỗng trồi lên một bãi đá triệu năm dài hàng cây số.
Bãi đá gồm nhiều đoạn lộ thiên, đặc biệt có hai khu vực rất đẹp, cách xa nhau chỉ độ vài ba chục mét. Ở những nơi này, bên dòng suối, các thanh đá lớn hình lục lăng như đã được bàn tay thần kỳ nào đó sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc, bất chấp thời gian. Hàng trăm cột đá có hình thù giống nhau, được xếp thành bãi tại đây đã khiến nhiều người gọi nơi này là suối Đá Đĩa, trong sự so sánh với Gành Đá Đĩa-Di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Điều này hoàn toàn có lý, bởi về hình thức, các bãi đá tại đoạn suối qua làng Vân và di sản đá Phú Yên tương đồng; về niên đại, theo các nhà địa chất, chúng đều đã vượt qua độ tuổi trên 100 triệu năm.
Bãi đá gồm nhiều đoạn lộ thiên, đặc biệt có hai khu vực rất đẹp, cách xa nhau chỉ độ vài ba chục mét. Ở những nơi này, bên dòng suối, các thanh đá lớn hình lục lăng như đã được bàn tay thần kỳ nào đó sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc, bất chấp thời gian. Hàng trăm cột đá có hình thù giống nhau, được xếp thành bãi tại đây đã khiến nhiều người gọi nơi này là suối Đá Đĩa, trong sự so sánh với Gành Đá Đĩa-Di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Điều này hoàn toàn có lý, bởi về hình thức, các bãi đá tại đoạn suối qua làng Vân và di sản đá Phú Yên tương đồng; về niên đại, theo các nhà địa chất, chúng đều đã vượt qua độ tuổi trên 100 triệu năm.
Ngắm mùa vàng dưới chân mây Pù Luông
Giữa đại ngàn Pù Luông mây vờn lưng núi, nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang đang ngả vàng rực rỡ, phảng phất đưa hương, hít thở bầu không khí trong lành, cảm nhận sự no ấm, bình yên. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu ấy luôn có sức cuốn hút đặc biệt với bất cứ ai tìm về.
Ngôi đền “cầu tự” nổi tiếng bậc nhất Việt Nam
Đền Sinh, đền Hóa ở xã Lê Lợi (Chí Linh) được biết đến là một trong những ngôi đền “cầu tự” linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.
Chùa Thanh Mai trong hệ thống di sản Phật giáo Trúc Lâm
Cùng với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai của Hải Dương là mắt xích không thể tách rời trong quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, nơi gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm.
Cổ kính đình Nội Hợp
Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, di tích đình Nội Hợp ở xã Lê Ninh (Kinh Môn) vẫn giữ được kiểu dáng, kiến trúc với những bản chạm khắc gỗ đạt đến độ tinh xảo, được đánh giá là di sản văn hóa quý.
Mật ong rừng sú vẹt Đa Lộc
Chạy dọc theo con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là những cánh rừng ngập mặn xanh mát trải dài hàng cây số, được ví như “bức tường sống” vững chãi chắn sóng hữu hiệu. Không chỉ đóng vai trò, chức năng phòng hộ, dưới chân rừng ngập mặn còn được người dân tận dụng mặt nước để khai thác các loài thủy hải sản. Đặc biệt, cứ đến mùa hoa sú vẹt, hoa bần đua nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại dư vị ngọt ngào cho vùng biển này.
16 thg 6, 2021
Ngọt dẻo kẹo dừa
Kẹo dừa dẻo lại giòn, ngọt tự tuổi thơ đến khi tóc nhuốm màu sương khói.
"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng/ Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...". Những câu thơ của "thần đồng thi ca" Trần Đăng Khoa in đậm trong tâm trí tôi ngày thơ ấu tung tăng cắp sách đến trường. Làng tôi nằm ở phía nam TX.Đức Phổ. Thuở trước, người dân trong làng trồng nhiều dừa, thân thẳng vươn lên trời xanh, hiên ngang đứng trước bão. Thỉnh thoảng, cha chú leo lên ngọn hay dùng câu liêm hái những trái dừa tròn như quả bóng trước ánh mắt trẻ thơ háo hức đợi chờ.
"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng/ Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao...". Những câu thơ của "thần đồng thi ca" Trần Đăng Khoa in đậm trong tâm trí tôi ngày thơ ấu tung tăng cắp sách đến trường. Làng tôi nằm ở phía nam TX.Đức Phổ. Thuở trước, người dân trong làng trồng nhiều dừa, thân thẳng vươn lên trời xanh, hiên ngang đứng trước bão. Thỉnh thoảng, cha chú leo lên ngọn hay dùng câu liêm hái những trái dừa tròn như quả bóng trước ánh mắt trẻ thơ háo hức đợi chờ.
Chè trôi nước chùm ngây
Chè trôi nước là món truyền thống trong các dịp cúng kiếng, lễ Tết, giỗ chạp; đặc biệt là ngày Tết Ðoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tại Cần Thơ, chè trôi nước chùm ngây mang hương vị mới cho món ngon này.
Ngày nay, nhu cầu “ăn để khỏe” ngày càng phổ biến, với sự lên ngôi của những món ăn cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên, hương liệu tự nhiên. Chè trôi nước chùm ngây cũng bắt nguồn ý tưởng từ đây: sử dụng nguyên liệu chùm ngây - một loại thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, bảo vệ gan. Bà Lê Thị Bé Bảy, người nghĩ ra ý tưởng này, cho biết: “Chè trôi nước là món ngọt, nên có thêm chùm ngây sẽ làm cho món ăn cân bằng hơn về dinh dưỡng, vừa tạo vị mới, màu sắc cũng hấp dẫn hơn”.
Chiếc túi đựng cơm của đồng bào Mạ
Trong những sản phẩm đan lát của người Mạ, giỏ đựng cơm là dụng cụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài chức năng là vật dụng thuần túy, giỏ đựng cơm còn thể hiện tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, khéo léo của người làm ra nó.
Người Mạ chế tạo túi đựng cơm có hình thức nhỏ nhắn, tiện dụng, gọn gàng, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi có đặc điểm giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng, không bị hư hỏng trong thời gian khá lâu.
Người Mạ chế tạo túi đựng cơm có hình thức nhỏ nhắn, tiện dụng, gọn gàng, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi có đặc điểm giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng, không bị hư hỏng trong thời gian khá lâu.
Đội thuyền 'nước mắm' Cửa Hội
Từ xa xưa, hình ảnh con thuyền Nghệ An nặng mùi mắm ruốc đã nổi tiếng khắp cả nước. Đến nỗi “Thánh thơ” Cao Bá Quát đã phải viết “Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An”.
Người phát triển đội tàu nước mắm
Thời thuộc Pháp ở vùng Cửa Hội không chỉ có một vài chiếc thuyền, mà có hẳn một đội thuyền hàng chục chiếc chở nước mắm và các sản phẩm hải sản của Nghệ An tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc. Ông chủ của “hải đội” những “con thuyền Nghệ An” đó là cụ Bát Thoàn.
Người phát triển đội tàu nước mắm
Thời thuộc Pháp ở vùng Cửa Hội không chỉ có một vài chiếc thuyền, mà có hẳn một đội thuyền hàng chục chiếc chở nước mắm và các sản phẩm hải sản của Nghệ An tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc. Ông chủ của “hải đội” những “con thuyền Nghệ An” đó là cụ Bát Thoàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)