5 thg 4, 2021

Tướng quốc Nguyễn Xí và chuyện ‘mượn tên’ quân giặc

Nguyễn Xí (1396-1465), sinh ra ở xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc xưa, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông vốn quê gốc làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (thân phụ là ông Nguyễn Hội, thân mẫu là Võ Thị Hạnh).

Năm lên 9 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Xí theo anh đến ở làm gia nô cho cụ Lê Khoáng (thân phụ của đức Lê Lợi), một hào trưởng giàu có của vùng núi xứ Thanh. Ông rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ người tài, có hùng chí. Vì thế, Lê Lợi rất quý trọng, giao cho Nguyễn Xí chăm sóc đàn chó săn hơn một trăm con.

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu lệnh. Bầy chó theo sự điều khiển, huấn luyện của ông, tiến thoái răm rắp".

Bức tượng Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí tại đền thờ ông ở xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Ảnh: Đào Tuấn

Trong bước đường chiến chinh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành đội quân đặc biệt. Do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng nhạc hiệu nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.

Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận mạc làm quân giặc hoảng sợ, kinh hồn bạt vía. Tên tướng giặc Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của Tướng quốc Nguyễn Xí thì hết sức kinh hãi.

Trong giai đoạn cuối năm 1426 đến năm 1427 là thời kỳ Bộ tổng chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mở các cuộc tổng tấn công quyết chiến chiến lược đại quy mô trên toàn tuyến, công thành, phá đồn, diệt viện, vì vậy, nhiều khi vũ khí không sản xuất kịp để cung cấp, bổ sung cho các cánh quân chủ lực, nhất là hàng vạn mũi tên bọc đồng.

Vì vậy, có lần Tướng quốc Nguyễn Xí đã nghĩ ra kế “mượn tên giặc”. Ngài cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, truy phong cho đàn khuyển chạy vòng quanh trại giặc.

Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo dậy trời rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào trong đêm tối hư hư, thực thực nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ từ trong trại bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.

Nghĩa quân Lam Sơn và Nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.

Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện tại Chi Lăng năm Đinh Mùi (1427)...

Để tôn vinh công lao Nguyễn Xí, dòng họ Nguyễn Đình và Nhân dân lập đền thờ ông vào năm 1467. Ảnh: Thành Cường

Linh thiêng nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam

Ít có địa phương nào ở Nam Bộ lại có mật độ đền thờ cá Ông nhiều như ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 10 ngôi đền thờ cá Ông. Đặc biệt ở làng chài Phước Hải, ngư dân còn dành hẳn một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông để chôn cất cá Ông với những nghi lễ trang trọng.

Nghĩa trang cá Ông gồm có năm phần: Lăng thờ Lệnh ông Nam Hải đại tướng quân, miếu thờ Quan thế âm Bồ Tát, miếu thờ Thổ công, miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi

Lăng mộ của công thần triều Nguyễn

Lăng mộ tướng thuỷ quân Võ Di Nguy được xây dựng bề thế, mang nét kiến trúc đặc trưng Nam Bộ, nay đã hơn 200 năm tuổi.


Lăng mộ Võ Di Nguy (1745 - 1801) nằm ở khu đất rộng gần 100 m2, trong một con hẻm trên đường Cô Giang (quận Phú Nhuận), có tuổi đời 220 năm. Phía trước khu mộ là đền thờ của Võ tướng quân. Trong đền còn lưu giữ 2 sắc phong của vua Minh Mạng truy phong tước phẩm, ghi trên lụa vàng, đựng trong hộp gỗ cuộn vải đỏ được đặt trong khám thờ. Hiện, đền thờ Võ Duy Nghi đang đóng cửa, không tiếp khách tham quan để phòng chống Covid-19.

Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.

Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”

4 thg 4, 2021

Cơm tấm Sài Gòn

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở Sài Gòn tiệm cơm tấm Thuận Kiều quận11 được dân cư quanh vùng biết tiếng. Sau năm 1975 với nhu cầu của thực khách ngày càng tăng, cơm tấm Thuận Kiều bắt đầu được bán lấn qua cả bữa trưa và chiều. Sau Thuận Kiều là cơm tấm Kiều Giang. Rải rác khắp thành phố những tiệm cơm tấm nổi tiếng được nhiều thực khách lui tới.

Giờ đây cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Sài Gòn cũng không ít người muốn tìm đến và trải nghiệm món ăn này, cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày, dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ. Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài. Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. Cho đến ngày nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành một điểm đặc trưng.

Vẻ đẹp cánh đồng muối Hòn Khói ở Nha Trang

Trải dài trên diện tích hàng trăm ha, cánh đồng muối Hòn Khói thu hút du khách với sự hòa trộn giữa nét đẹp lao động và khung cảnh thiên nhiên.

Hòn Khói thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45 km. Với diện tích khoảng 400 ha, đây được xem là một trong những cánh đồng muối lớn nhất Việt Nam. Không khí làm việc tất bật của diêm dân (người làm nghề muối) tại đây bắt đầu khi bình minh ló rạng và kết thúc trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Kelvin.

Quán cà phê lập kỷ lục ở Sài Gòn

Chủ quán trang trí khoảng 5.000 món đồ để tái hiện không gian Sài Gòn xưa, lập kỷ lục về số lượng hiện vật trưng bày.

Quán cà phê theo phong cách Sài Gòn xưa của anh Huỳnh Minh Hiệp hoạt động hơn ba năm nay, có diện tích hơn 1.000 m2 nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận). Không gian nhuốm màu sắc hoài cổ khi phần lớn đồ vật đều từng một thời quen thuộc với người Sài Gòn. Đó là những bộ bàn ghế gỗ, sàn nhà gạch bông, biển quảng cáo, đồ gia dụng, tranh ảnh... do chủ nhân sưu tập hơn 30 năm qua.

5 trải nghiệm nên thử ở đảo Hoa Lan

Đến hòn đảo gần Nha Trang, du khách được trải nghiệm chèo thuyền kayak 2 km tham quan rừng ngập mặn, leo núi hay chơi các môn thể thao nước.


Đảo Hoa Lan trên đầm Nha Phu có diện tích khoảng 400 ha, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với địa hình đa dạng như bãi biển, thác, suối, hồ, đảo... Trong đó 37 ha đảo được Công ty Cổ phần du lịch Long Phú đưa vào khai thác các hoạt động du lịch.

Địa điểm này cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 20 hải lý về phía Bắc, trung chuyển qua cầu cảng. Từ đây du khách đi tàu hoặc ca nô vượt biển khoảng 7 hải lý sẽ sang được đảo.

3 thg 4, 2021

Lên Tà Xùa ngắm rừng hoa táo mèo giữa lưng chừng trời

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La là một điểm du lịch, dã ngoại nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mảnh đất lưng chừng trời này, du khách được thỏa thích thả hồn vào mây trời, săn ngắm phong cảnh núi rừng hùng vĩ.

Hoa táo mèo nở trắng miền sơn cước tháng 3

Suối Tà Má rực rỡ hoa trang rừng 'chưa bao giờ đẹp như năm nay'

Những ngày qua, du khách khắp nơi nô nức đổ về dòng suối Tà Má, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của rừng hoa trang nước mọc hai bên bờ suối, kéo dài hàng cây số, nở hoa đỏ rực cả một vùng trời.

Khung cảnh đẹp tựa tranh vẽ của dòng suối Tà Má bên dưới những hàng cây hoa trang nở rộ - Ảnh: LÂM THIÊN

2 thg 4, 2021

Choáng ngợp cây bún 300 tuổi "báu vật độc nhất vô nhị" ở Hà Nội

Cứ vào tháng 3 hàng năm, người dân làng Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm - Hà Nội) lại có dịp được ngắm cây bún nở hoa rực rỡ, vẻ đẹp của cây khiến ai đi qua cũng phải ngỡ ngàng.

Theo người dân nơi đây, cây bún ước chừng khoảng 300 tuổi, tọa lạc ngay số 183 đường Đình Thôn. Cây có 2 nhánh, 1 nhánh to ngả hướng Đông Bắc có đường kính khoảng hơn 1m, nhánh ngả sang hướng Tây Nam có đường kính nhỏ hơn.