Làng đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8km, được hình thành cách đây 500 năm. Ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu. Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay, con lăn trục lúa… Lâu dần, sản phẩm của các nghệ nhân đa dạng và hiện đại hơn.
25 thg 8, 2020
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình)
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình) hình thành hơn 500 năm trước. Hiện, mộ đá, tượng thờ và các sản phẩm từ đá được đặt la liệt hai bên đường vào làng.
Hòn Khô - điểm đến không thể bỏ lỡ ở Quy Nhơn
Chỉ cách trung tâm TP Quy Nhơn 20 km, du khách đến Nhơn Hải thường ghé Hòn Khô ăn hải sản, chụp hình, lặn ngắm san hô...
Hòn Khô còn gọi là Cù lao Hòn Khô, nằm tại thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn. Thôn Hải Đông thường được gọi luôn là làng chài Nhơn Hải. Từ trung tâm đi qua cầu Thị Nại, hết đường thấy bùng binh lớn ở ngã ba, rẽ trái hướng đi Eo Gió, hướng phải còn lại chính là đường vào làng chài Nhơn Hải.
Sông Ba và những cái tên
Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.
Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.
Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.
Một góc sông Ba. Ảnh: internet
Thịt heo đèo mắm mực
Ngoài những món ăn đặc trưng của người Quảng Ngãi, quê tôi còn có sản vật đặc biệt của vùng ven biển miền Trung, đó là mắm mực. Món ăn trông có vẻ xấu xí với màu đen xì và mặn chát vị biển ấy lại song hành cùng đời sống của con người nơi đây từ thuở nào.
Mắm mực không xa lạ gì với dân ven biển quê tôi. Hằng năm, cứ đến mùa mực rộ là họ tự làm món mắm mực cho gia đình hay gửi biếu tặng đặc sản quê nhà cho bạn bè gần xa. Mắm mực được làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa vì rất nhỏ. Mực này ngoài làm mắm thì có thể dùng hấp gừng, sả cuốn bánh tráng chấm mắm ăn cũng ngon tuyệt.
Có dịp về quê đúng mùa mực, tôi lại được chứng kiến cảnh tất bật của các cô, các chị. Từ tờ mờ sáng, họ đã chia nhau lựa mực, “mắm mực phải được làm từ những chú mực tươi cong thì mới ngon và lâu hư”, bác gái tôi bảo vậy. Từ lúc ủ mắm cho đến lúc mắm chua, phải mất mấy ngày, tuỳ theo ướp muối mặn, lạt.
Mắm mực không xa lạ gì với dân ven biển quê tôi. Hằng năm, cứ đến mùa mực rộ là họ tự làm món mắm mực cho gia đình hay gửi biếu tặng đặc sản quê nhà cho bạn bè gần xa. Mắm mực được làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa vì rất nhỏ. Mực này ngoài làm mắm thì có thể dùng hấp gừng, sả cuốn bánh tráng chấm mắm ăn cũng ngon tuyệt.
Có dịp về quê đúng mùa mực, tôi lại được chứng kiến cảnh tất bật của các cô, các chị. Từ tờ mờ sáng, họ đã chia nhau lựa mực, “mắm mực phải được làm từ những chú mực tươi cong thì mới ngon và lâu hư”, bác gái tôi bảo vậy. Từ lúc ủ mắm cho đến lúc mắm chua, phải mất mấy ngày, tuỳ theo ướp muối mặn, lạt.
Da bò làm gỏi chua ngọt
Gỏi da bò là một trong những món gỏi được nhiều người ưa chuộng. Sự kết hợp hài hoà giữa da bò non và các loại rau gia vị, tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực xứ Quảng.
Gỏi da bò rất hấp dẫn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, cùng cảm giác mềm mại của da bò non kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn đến kỳ lạ. Gỏi da bò chua ngọt chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ. Chọn loại da bò non, bởi da bò non ăn rất mềm và bổ dưỡng.
Gỏi da bò rất hấp dẫn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, cùng cảm giác mềm mại của da bò non kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn đến kỳ lạ. Gỏi da bò chua ngọt chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ. Chọn loại da bò non, bởi da bò non ăn rất mềm và bổ dưỡng.
Gỏi da bò chua ngọt.
Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần
Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.
Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B
23 thg 8, 2020
Chuyện về danh thần tài ba thời Gia Long
Đó là câu chuyện về Ân Quang hầu Trần Công Hiến. Chuyện bắt đầu từ mộ chí của người xưa ở thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương (Bình Sơn).
Mộ chí đầu thời Nguyễn duy nhất ở Quảng Ngãi
Trải qua hơn 200 năm, mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến rêu phong phủ mờ. Ngôi mộ như có sức hút kỳ lạ, thôi thúc những cán bộ làm công tác bảo tàng tìm hiểu cho bằng được những gì chưa rõ từ lịch sử xa xưa. Theo chị Tạ Thị Di Hà - cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, mộ xây dựng năm 1817, không chỉ là nơi yên nghỉ của bậc anh tài, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mỹ về kiến trúc nghệ thuật mộ chí thời Nguyễn đặc sắc và duy nhất ở Quảng Ngãi, cùng nhiều hiện vật, tài liệu Hán Nôm quý giá.
Mộ chí đầu thời Nguyễn duy nhất ở Quảng Ngãi
Trải qua hơn 200 năm, mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến rêu phong phủ mờ. Ngôi mộ như có sức hút kỳ lạ, thôi thúc những cán bộ làm công tác bảo tàng tìm hiểu cho bằng được những gì chưa rõ từ lịch sử xa xưa. Theo chị Tạ Thị Di Hà - cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, mộ xây dựng năm 1817, không chỉ là nơi yên nghỉ của bậc anh tài, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mỹ về kiến trúc nghệ thuật mộ chí thời Nguyễn đặc sắc và duy nhất ở Quảng Ngãi, cùng nhiều hiện vật, tài liệu Hán Nôm quý giá.
Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh làm rõ câu đối ở mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến, ở xã Bình Dương (Bình Sơn). ẢNH: Di Hà
Vãn cảnh chùa Năng Quang
Chùa Năng Quang tọa lạc ở cuối thôn Năng Xã, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa). Chưa tìm thấy sử sách nào ghi năm thành lập chùa. Theo các cụ cao niên ở xóm, thì chùa đã có từ thời mới lập làng. Lúc đó còn là đình, với tên gọi là đình Năng Quang.
Khi hỏi các cụ về năm lập làng, lập đình thì không ai biết. Họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy đình rồi. Các cụ lý giải, sở dĩ xây dựng đình ở cuối làng là vì nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi. Trước đình có một cây đa cổ thụ, gốc to bằng cái nong phơi lúa, cao ngất trời, cành lá sum suê, quanh năm tỏa bóng mát cả một vùng.
Khi hỏi các cụ về năm lập làng, lập đình thì không ai biết. Họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy đình rồi. Các cụ lý giải, sở dĩ xây dựng đình ở cuối làng là vì nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi. Trước đình có một cây đa cổ thụ, gốc to bằng cái nong phơi lúa, cao ngất trời, cành lá sum suê, quanh năm tỏa bóng mát cả một vùng.
Chùa Năng Quang.
Đậm đà kho quẹt
Nhắc đến kho quẹt sẽ khiến nhiều người nhớ về một thời gian khó. Giờ đây, khi cuộc sống đủ đầy hơn, kho quẹt cũng vẫn là món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị.
Món kho quẹt được chế biến rất đơn giản, nước mắm cùng với tỏi, hành tím phi và một ít đường, cứ thế kho trên bếp đến khi quánh sệt lại là có nồi mắm kho quẹt đậm đà. Theo giải thích của một số người lớn tuổi, cái tên kho quẹt xuất phát từ cách làm và cách ăn của món này. Mắm được kho đến keo lại, khá mặn, nên chỉ cần dùng đầu đũa quẹt cho dính một chút rồi ăn. Kho quẹt là món ăn rẻ tiền, dễ làm, nhưng rất “bắt cơm”, chỉ cần một ít kho quẹt, rau luộc là đã ngon cơm.
Món kho quẹt được chế biến rất đơn giản, nước mắm cùng với tỏi, hành tím phi và một ít đường, cứ thế kho trên bếp đến khi quánh sệt lại là có nồi mắm kho quẹt đậm đà. Theo giải thích của một số người lớn tuổi, cái tên kho quẹt xuất phát từ cách làm và cách ăn của món này. Mắm được kho đến keo lại, khá mặn, nên chỉ cần dùng đầu đũa quẹt cho dính một chút rồi ăn. Kho quẹt là món ăn rẻ tiền, dễ làm, nhưng rất “bắt cơm”, chỉ cần một ít kho quẹt, rau luộc là đã ngon cơm.
Kho quẹt thường được ăn cùng với rau, củ luộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)