Những con sấu nuôi nặng 90 kg.
16 thg 7, 2020
Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu
Khám phá điện Mười Ba
Cùng với hang Bác Vật Lang, hang Công Đức, điện Mười Ba được xem là thử thách khắc nghiệt với những ai muốn trải nghiệm cảm giác ngập chìm trong lòng đá và kiểm chứng sự can đảm của bản thân.
Nghe đến điện Mười Ba, tôi cứ nghĩ đó là một am, miếu hay điểm thờ cúng nào đó trên núi Cấm. Nhưng thực chất, điện Mười Ba là một cái hang sâu hun hút. Với người dân cư ngụ trên núi, điện Mười Ba là chốn linh thiêng. Cùng với đoàn khảo sát hoạt động du lịch núi Cấm, tôi quyết thử một chuyến chinh phục hang động huyền bí này.
Để đến được điện Mười Ba, đoàn khảo sát phải đi qua những bậc đá lớn dẫn xuống một triền dốc. Phía trước điện có thờ một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để du khách cầu nguyện trước khi vào hang. Người phụ nữ dẫn đường cho biết, phía trong điện Mười Ba khá tối nên phải mua 15 cây nến cắm dọc đường để mọi người thấy lối đi.
Vừa vào hang được chừng 10m thì cảm giác ngột ngạt vì thiếu dưỡng khí ập đến. Lúc này, thế giới trước mắt tôi chỉ toàn đá và đá. Tiếng cười nói của các thành viên trong đoàn cũng không còn, thay vào đó họ gọi nhau í ới để “giữ liên lạc”.
Nghe đến điện Mười Ba, tôi cứ nghĩ đó là một am, miếu hay điểm thờ cúng nào đó trên núi Cấm. Nhưng thực chất, điện Mười Ba là một cái hang sâu hun hút. Với người dân cư ngụ trên núi, điện Mười Ba là chốn linh thiêng. Cùng với đoàn khảo sát hoạt động du lịch núi Cấm, tôi quyết thử một chuyến chinh phục hang động huyền bí này.
Để đến được điện Mười Ba, đoàn khảo sát phải đi qua những bậc đá lớn dẫn xuống một triền dốc. Phía trước điện có thờ một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để du khách cầu nguyện trước khi vào hang. Người phụ nữ dẫn đường cho biết, phía trong điện Mười Ba khá tối nên phải mua 15 cây nến cắm dọc đường để mọi người thấy lối đi.
Vừa vào hang được chừng 10m thì cảm giác ngột ngạt vì thiếu dưỡng khí ập đến. Lúc này, thế giới trước mắt tôi chỉ toàn đá và đá. Tiếng cười nói của các thành viên trong đoàn cũng không còn, thay vào đó họ gọi nhau í ới để “giữ liên lạc”.
Bắt đầu khám phá điện Mười Ba
Vườn Cò Tư Sự – Điểm đến thú vị ở Cà Mau
Cà Mau là vùng ”đất lành chim đậu” với nhiều sân chim lớn nhỏ như Sân chim Tư Na Năm Căn, Sân chim Chà Là, Sân chim Ngọc Hiển… trong đó không thể không nhắc đến Vườn Cò Tư Sự.
Vườn Cò Tư Sự nằm ở ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cách trung tâm huyện Thới Bình gần 7 km. Từ thành phố Cà Mau, du khách có thể lựa chọn đi bằng xe máy, ô tô dọc đường Xuyên Á hướng về Kiên Giang hay thuê ca nô từ Cà Mau đến vườn chim Tư Sự với khoảng cách 30 km.
Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau
Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.
Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.
Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau
Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.
Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.
Hòn Đá Bạc nhìn từ xa
Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.
14 thg 7, 2020
Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng
Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng.
Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.
Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.
Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.
Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.
Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.
Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!
Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nét văn hóa độc đáo
Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi…
Nét văn hóa độc đáo
Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi…
Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu
Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng
Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng.
Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng.
Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng.
Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn
"Lộc trời" của Tây Nguyên
Mọc chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 4 năm mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế, quả ươi được coi là “lộc trời”.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”.
Quả ươi được người dân thu lượm dọc sông Đồng Nai, đoạn qua xã Hưng Bình (Đắk R'lấp) đầu năm nay
Hấp dẫn các món ăn từ rau chơr của người M’nông
Người M’nông sinh sống gắn bó với núi rừng. Vì vậy, họ xem những loại cây trái trong tự nhiên là sản vật và có thể chế biến thành món ăn hoặc vị thuốc quý. Cây chơr (theo tiếng gọi của người M'nông) là một loại cây rừng quen thuộc của người dân nơi đây, vừa là món ăn đặc sản nhưng cũng là vị thuốc quý của đồng bào.
Cây chơr hay còn gọi là cây móp gai, rái gai, mớp gai, càng tôm. Cây thường mọc dọc theo bờ ao, ven suối, trong môi trường bán ngập nước. Thân cây ngắn, phình to, mọc lấp lửng trên mặt đất (thường gọi là củ chơr). Rễ từ thân ăn sâu xuống đất. Hoa của cây móp gai vươn cao lên trên lá, cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh… Lá có cuống dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuống có nhiều gai nhỏ, khi cuống còn non gai mềm, khi cuống lá già gai sắc nhọn.
Cây chơr hay còn gọi là cây móp gai, rái gai, mớp gai, càng tôm. Cây thường mọc dọc theo bờ ao, ven suối, trong môi trường bán ngập nước. Thân cây ngắn, phình to, mọc lấp lửng trên mặt đất (thường gọi là củ chơr). Rễ từ thân ăn sâu xuống đất. Hoa của cây móp gai vươn cao lên trên lá, cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh… Lá có cuống dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuống có nhiều gai nhỏ, khi cuống còn non gai mềm, khi cuống lá già gai sắc nhọn.
Người M'nông hái rau chơr ở ven sông, suối
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)