Từ trước những năm 1940 đã có các lô muối xếp song song như nan quạt kể từ giồng nhãn ra đến nơi tiếp giáp dãy rừng ngập mặn cặp với mé biển. Nhiều tài liệu viết về công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (người dân Bạc Liêu gọi là cậu Ba, Hắc công tử), cha là ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, sở hữu cả vùng đồng muối tất cả gồm 74 sở điền, với 110.000ha. Bạc Liêu lúc bấy giờ gồm 4 quận (Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai). Tỉnh có 13 lô ruộng muối thì có 11 lô là của Hội đồng Trạch, 1 lô còn lại là của cha sở và chỉ có 1 lô là của dân thường.
4 thg 6, 2020
Nghề làm muối Vĩnh Châu
Không rõ nghề làm muối ở Vĩnh Châu có tự năm nào, chỉ biết xứ Bạc Liêu xưa (vùng tiếp giáp với TX. Vĩnh Châu ngày nay) có đồng muối rộng hơn 1.400ha.
Đến Sóc Trăng nhớ ăn bánh bầu
Trong vô số những loại bánh dân gian tại Sóc Trăng, có một loại bánh nghe tên vô cùng dân dã nhưng rất ít được biết đến và có nguy cơ mai một. Tuy nhiên, thời gian gần đây, loại bánh này cũng đã được “hồi sinh” và đang được phổ biến tại TP. Sóc Trăng. Tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 7 năm 2018 tổ chức tại TP. Cần Thơ, món bánh này đạt huy chương vàng; tại Liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” năm 2019, tiệm bánh kem Ngọc Lan cũng đạt giải nhất gian hàng đẹp với các loại bánh dân gian, trong đó chủ lực vẫn là loại bánh này. Đó là bánh bầu, loại bánh có nguyên liệu chính từ trái bầu.
Trái bầu ngoài việc chế biến thành nhiều món độc đáo khác nhau trong bữa cơm hàng ngày thì từ xưa ở các vùng quê xa xôi TX. Vĩnh Châu, huyện Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…
Trái bầu ngoài việc chế biến thành nhiều món độc đáo khác nhau trong bữa cơm hàng ngày thì từ xưa ở các vùng quê xa xôi TX. Vĩnh Châu, huyện Châu Thành của Sóc Trăng, trái bầu còn được dùng làm bánh, vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp cho các món ăn làm từ bầu thêm phong phú hơn. Bánh bầu có 2 loại, ngọt và mặn, được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu gồm trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri…
Nghề làm xá pấu Sóc Trăng
Nghề làm xá pấu (củ cải muối) phát triển nhiều nhất ở TX. Vĩnh Châu, nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Vĩnh Châu là địa phương có diện tích trồng củ cải cao nhất tỉnh, với gần 400ha. Năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 80.000 tấn.
Cây nhang Kho Dầu
Ngày trước, vào những lúc nắng đẹp, khi vào khu vực Kho Dầu sẽ chứng kiến một cảnh tượng tuyệt vời bắt mắt trước một màu vàng và đỏ của nhang trải dài khắp khu vực, đó là thời hưng thịnh của nghề làm nhang. Tuy vậy, thời kỳ hưng thịnh này đã qua.
Nghề làm nhang ở TP. Sóc Trăng đã có từ hơn trăm năm trước, đây là nghề chính của nhiều gia đình người Hoa, tập trung phần lớn ở khu vực Kho Dầu, nay là đường Lý Thường Kiệt, Phường 4, TP. Sóc Trăng. Nơi đây quy tụ hàng chục hộ (chủ yếu là các hộ người Hoa). Dụng cụ làm nhang rất đơn giản, các công đoạn làm nhang cũng hoàn toàn được làm bằng tay và cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ của bàn tay chứ không cần nhiều sức mạnh nên những người làm nghề này đa số là phụ nữ và trẻ em.
Nghề làm nhang ở TP. Sóc Trăng đã có từ hơn trăm năm trước, đây là nghề chính của nhiều gia đình người Hoa, tập trung phần lớn ở khu vực Kho Dầu, nay là đường Lý Thường Kiệt, Phường 4, TP. Sóc Trăng. Nơi đây quy tụ hàng chục hộ (chủ yếu là các hộ người Hoa). Dụng cụ làm nhang rất đơn giản, các công đoạn làm nhang cũng hoàn toàn được làm bằng tay và cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ của bàn tay chứ không cần nhiều sức mạnh nên những người làm nghề này đa số là phụ nữ và trẻ em.
Sản xuất nhang tại cơ sở nhang Quế Mai (Phường 4, TP. Sóc Trăng). Ảnh: KGT
Gỏi măng cụt
Không chỉ nức tiếng với vườn cây trái, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) còn có những món ngon độc đáo được người dân chế biến từ những loại trái cây đặc sản như gà um dâu hạ châu, ổi chiên giòn, gỏi chôm chôm... trong đó khá đặc biệt là gỏi măng cụt.
Gỏi măng cụt.
Chùa Tây An Núi Sam Châu Đốc (Tây An Cổ Tự) - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia
Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Cách thành phố Châu Đốc khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là khu du lịch Núi Sam với các địa danh: chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang),lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ. Đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.
Chùa Tây An nhìn từ xa
Cách thành phố Châu Đốc khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là khu du lịch Núi Sam với các địa danh: chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang),lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ. Đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.
Khu du lịch Đồi Tức Dụp – Điểm du lịch hấp dẫn của An Giang
Từ năm 1996 đến nay, Khu Di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp gắn liền với tên gọi: Khu du lịch Đồi Tức Dụp thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là điểm đến được nhiều du khách yêu thích. Đến đây, du khách được hòa mình vào khung cảnh tuy hoang sơ nhưng tuyệt mỹ. Trải nghiệm tận mắt thấy tai nghe những câu chuyện huyền thoại, lịch sử hào hùng… Ngoài ra còn được tận hưởng không khí trong lành mát mẻ hữu tình và có những giây phút thư giản thú vị với nhiều trò chơi hấp dẫn.
Tức Dụp là một ngọn đồi nằm bên núi Cô Tô, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70 km và cách biên giới campuchia 10km. Ngọn núi nằm trong dãy Thất sơn hùng vĩ giữa bao la ruộng đồng của huyện Tri Tôn. Nhìn từ xa, ngọn núi như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông, bởi vậy núi Cô Tô còn được biết đến với tên gọi Phụng Hoàng Sơn.
Bảng chào Khu du lịch Đồi Tức Dụp
Tức Dụp là một ngọn đồi nằm bên núi Cô Tô, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70 km và cách biên giới campuchia 10km. Ngọn núi nằm trong dãy Thất sơn hùng vĩ giữa bao la ruộng đồng của huyện Tri Tôn. Nhìn từ xa, ngọn núi như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông, bởi vậy núi Cô Tô còn được biết đến với tên gọi Phụng Hoàng Sơn.
Búng Bình Thiên – Điểm du lịch ấn tượng của An Giang
Mảnh đất An Giang không chỉ nổi tiếng với khu rừng tràm Trà Sư xanh mát, núi Cô Tô hùng vĩ hay linh thiêng như Miếu Bà Chúa Xứ,… mà còn có một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Đó chính là Búng Bình Thiên hay còn được biết đến cái tên là “hồ nước trời”, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loài thuỷ sản nước ngọt phong phú, đa dạng. Không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại, mà hồ nước luôn xanh trong, phẳng lặng này còn là điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách thích khám phá sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long với văn hóa Chăm độc đáo.
Búng Bình Thiên
Hành hương về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang
Tịnh Biên – An Giang là vùng đất có nhiều huyền thoại linh thiêng cùng danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư, núi Két, cụm di tích chùa Phật Thới Sơn, chùa Phước Điền, đình Thới Sơn…trong đó không thể không nhắc đến Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp mang giá trị tâm linh sâu sắc, trở thành điểm đến lý tưởng cho khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước.
Cổng tam quan
2 thg 6, 2020
Phố mì Quảng trên quốc lộ 14B
Khách đi trên quốc lộ 14B (mới) đoạn qua xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, sẽ thấy một dãy quán sá sầm uất dọc hai bên đường, nơi hai đầu dãy quán có tấm bảng ghi “Tuyến đường ẩm thực Mì Quảng Hòa Nhơn”.
Quốc lộ 14B cũ đoạn qua huyện Hòa Vang như một vòng cung chạy từ thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn, đến Trung tâm Hành chính huyện, mới đây vòng cung này được đặt tên là đường Quảng Xương - đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa kết nghĩa với huyện Hòa Vang. Từ năm 2005, quốc lộ 14B mới được xây dựng, nối thẳng băng hai điểm này và tạo nên một tuyến đường ẩm thực sầm uất mang màu sắc phố thị với món mì Quảng nổi tiếng.
Hệ thống sấy tận dụng nhiệt trong sản xuất bánh tráng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng hỗ trợ lò mì và bánh tráng Bà Tỉnh. Ảnh: VĂN THÀNH LÊ
Quốc lộ 14B cũ đoạn qua huyện Hòa Vang như một vòng cung chạy từ thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn, đến Trung tâm Hành chính huyện, mới đây vòng cung này được đặt tên là đường Quảng Xương - đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa kết nghĩa với huyện Hòa Vang. Từ năm 2005, quốc lộ 14B mới được xây dựng, nối thẳng băng hai điểm này và tạo nên một tuyến đường ẩm thực sầm uất mang màu sắc phố thị với món mì Quảng nổi tiếng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)