Toàn cảnh sân chùa, hồ nước, Thủy Đình và những cây hoa gạo nhìn từ trên núi Sài Sơn. Tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.
15 thg 3, 2020
Rực đỏ hoa gạo trước sân chùa Thầy
Tháng 3 hoa gạo rực đỏ ở ngôi chùa cổ kính gần 1.000 tuổi, tạo nên vẻ đẹp riêng khó nơi nào có được.
Đặc sản phở chua xứ Lạng
Món phở khô xuất xứ Lạng Sơn có vị chua ngọt thu hút thực khách miền Nam.
Phở chua là đặc sản xứ Lạng, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Tuy gọi là phở nhưng hình thức và cách chế biến của món này không giống phở truyền thống. Điểm khác biệt của phở chua chính ở thứ nước sốt chua ngọt nguội mát thay vì nước dùng nóng hổi, và cách ăn trộn như gỏi nộm.
Vẫn là bánh phở quen thuộc nhưng sợi trong phở chua có phần dai chắc hơn để khi trộn không bị nát. Bánh phở vẫn được trụng nước ấm trước khi cho vào trộn, do đó món ăn không bị lạnh tanh. Một phần phở chua có khoai tây thái chỉ, thịt xá xíu, dạ dày, gan heo rán cháy cạnh, và không thể thiếu thịt vịt quay nổi tiếng của xứ Lạng, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm, dưa chuột.
Điểm nhấn của đặc sản này nằm ở phần nước trộn phở chua ngọt. Thứ nước sốt có màu nâu óng sền sệt được làm từ nước luộc vịt cùng nhiều loại gia vị như hành, tỏi, ớt, giấm, đường, gừng... sau đó chế bột năng để nước sánh lại. Dùng kèm phở là một bát nước được chắt ra từ bụng con vịt quay hoặc nước luộc vịt, mang vị ngậy của mỡ và mùi thơm của gia vị ướp.
Phở chua là đặc sản xứ Lạng, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Tuy gọi là phở nhưng hình thức và cách chế biến của món này không giống phở truyền thống. Điểm khác biệt của phở chua chính ở thứ nước sốt chua ngọt nguội mát thay vì nước dùng nóng hổi, và cách ăn trộn như gỏi nộm.
Vẫn là bánh phở quen thuộc nhưng sợi trong phở chua có phần dai chắc hơn để khi trộn không bị nát. Bánh phở vẫn được trụng nước ấm trước khi cho vào trộn, do đó món ăn không bị lạnh tanh. Một phần phở chua có khoai tây thái chỉ, thịt xá xíu, dạ dày, gan heo rán cháy cạnh, và không thể thiếu thịt vịt quay nổi tiếng của xứ Lạng, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm, dưa chuột.
Điểm nhấn của đặc sản này nằm ở phần nước trộn phở chua ngọt. Thứ nước sốt có màu nâu óng sền sệt được làm từ nước luộc vịt cùng nhiều loại gia vị như hành, tỏi, ớt, giấm, đường, gừng... sau đó chế bột năng để nước sánh lại. Dùng kèm phở là một bát nước được chắt ra từ bụng con vịt quay hoặc nước luộc vịt, mang vị ngậy của mỡ và mùi thơm của gia vị ướp.
Phở chua ở Sài Gòn có vị biến tấu so với món ăn truyền thống. Ảnh: Tâm Linh.
Cây sanh tạo dáng mái đình ở Thái Bình
Tác phẩm cây sanh cổ thụ của anh Trần Văn Khởi (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình) là tâm điểm thu hút giới chơi cây cảnh Việt Nam.
Cây sanh cổ thụ cao 6m, đường kính gốc một người ôm được tạo dáng mái đình làng cổ vùng quê Bắc Bộ.
Cây sanh độc đáo là niềm ao ước của những người chơi cây
Toàn bộ phần tán cây được nghệ nhân cây cảnh quê lúa tạo dáng hình mái đình có chiều dài 7m, rộng 5m. Phần mái lên đến ngọn có độ dốc thoải, được chia đều cân đối.
13 thg 3, 2020
Truyền thuyết về Chùa Cầu, Hội An
Để hạn chế sự tàn phá của con thủy quái khổng lồ, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Và Chùa Cầu đã được dựng lên trong bối cảnh như vậy.
Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An, Chùa Cầu còn gắn với một giai thoại ly kỳ về một loài thủy quái vô cùng đáng sợ
Giai thoại về nơi chôn cất Hải Thượng Lãn Ông
Khi ghé lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xin chớ quên ôn lại truyền thuyết xưa để cảm nhận tâm hồn phóng khoáng người thầy thuốc vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nước Việt như vẫn còn phảng phất đâu đây...
Nằm dưới chân núi Cánh Diều ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, lăng mộ của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là địa danh gắn với một giai thoại ly kỳ về cái chết của bậc danh y lỗi lạc của nước Việt thế kỷ 18
"Chợ đặc sản" trên quốc lộ 20
Khu vực cầu La Ngà (xã Phú Ngọc và La Ngà, H.Định Quán) lâu nay trở thành điểm dừng chân của nhiều khách đi đường trong và ngoài tỉnh mỗi khi có dịp đi qua, bởi sự hấp dẫn của những gian hàng bán các loại cá khô, cá tươi ngay cạnh sông La Ngà.
Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.
Người đi đường chọn mua cá khô tại khu vực cầu La Ngà
Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.
12 thg 3, 2020
Kỳ ảo bãi đá trăm triệu năm bên sông Sêrêpốk
Sau khi cụm 3 thác đẹp nhất trên sông Sêrêpôk là Dray Sáp- Dray Nur- Gia Long bị các đập thủy điện lớn ngăn dòng, lượng du khách đến đây giảm hẳn. Rất ít người biết cũng vì sông cạn, mà một vùng đá trầm tích chìm sâu trong nước từ xa xưa đã phơi lộ, kỳ ảo bất ngờ.
Bãi đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura
10 thg 3, 2020
Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy
Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.
Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định.
Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định.
Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng.
Độc đáo nón lá Phú Châu
Vào những ngày này, chúng tôi có dịp được về thăm làng làm nón Phú Châu, (huyện Ba Vì, Hà Nội) nơi sản xuất ra những chiếc nón có độ bền cao cung ứng cho toàn miền Bắc.
Nghề làm nón tại xã Phú Châu bắt đầu hình thành từ năm 1939, khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã đã mang theo nghề từ quê rồi chuyền lại cho hàng xóm. Đến nay, toàn xã Phú Châu có đến 90% hộ làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn.
Nghề làm nón tại xã Phú Châu bắt đầu hình thành từ năm 1939, khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã đã mang theo nghề từ quê rồi chuyền lại cho hàng xóm. Đến nay, toàn xã Phú Châu có đến 90% hộ làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn.
Người dân xã Phú Châu phơi lá đót ở trước sân đình làng.
Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định
Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...
Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)