8 thg 3, 2020

Bún nước lèo thơm mùi mắm pròhốc, ăn sao cho khỏi 'trớt quớt'?

Gắp bún vào tô, rau ghém bên trên, chan một vá nước lèo nóng hổi có đủ thịt cá, huyết heo, nấm, sả ớt… phủ mặt, vắt thêm chút nước dấm ớt.

Bún nước lèo bắt mắt, thơm ngát

Tôi sinh ra ở Trà Cú, một huyện có đông đồng bào Khmer của tỉnh Trà Vinh. Trà Cú cũng là vùng đất cộng cư lâu đời của cả ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, nhưng số lượng người Khmer là đông đảo hơn cả.

Tết Nguyên đán của người Kinh cũng là niềm vui chung của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Do quá trình cộng cư lâu dài, giao lưu văn hóa nói chung cũng như văn hóa ẩm thực nói riêng đã diễn ra mạnh mẽ. Bún nước lèo chính là món ăn thể hiện đậm nét đặc tính giao thoa văn hóa này của ba dân tộc, một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán ở Trà Cú.

Hai món ngon 'ăn hoài không chán' ở xứ Huế

Vào những ngày Tết Canh Tý 2020, khi những món ăn như bánh chưng bánh tét, thịt heo ngâm nước mắm, khô gà lá chanh, mực nướng, dưa món, nem chả, mứt… đã chán ngán, tôi thường tìm đến với những món ăn mang tính cân bằng dinh dưỡng hơn.

Bún bò giò heo xứ Huế - Ảnh: GIA TIẾN 

Sáng mồng Một Tết, tôi thưởng thức món bún bò giò heo tại một gánh bún đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế), đoạn gần UBND phường Phú Hiệp.

Lẩu cá lau kiếng khiến tôi thèm hoài, nhớ mãi

Cá lau kiếng giờ đây đã không còn xa lại với người dân miền Tây nữa. Từ một sinh vật ngoại lai có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, giờ đây cá lau kiếng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn.

Lẩu cá lau kiếng là món tết miền Tây tôi luôn nhớ 

Miền Tây sông nước từ lâu đã trứ danh với sự phong phú của sản vật cùng sự hào phóng của con người. Sự hào sản ấy thể hiện qua các món ăn - không chỉ độc đáo về hương vị mà nguyên liệu chế biến lạ lẫm có khi lại làm cho người ăn ngỡ ngàng.

'Biến' tre thành 'tôm hùm' y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre

Từ những thanh tre thô kệch nhưng qua bàn tay tài hoa, nông dân Bình Định đã cho ra đời những con tôm hùm tre giống y như thật được khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ Châu bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần - Ảnh: THÁI THỊNH

Từ nhiều năm nay, căn nhà cụ Nguyễn Minh Châu (91 tuổi) nằm trên đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến mua những con tôm "khổng lồ" làm bằng tre đem về trang trí.

6 thg 3, 2020

Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

Sa Thầy, mảnh đất giàu nét đẹp văn hóa truyền thống

Không chỉ nổi tiếng với Di chỉ khảo cổ Lung Leng ghi dấu người tiền sử ở Tây Nguyên, huyện Sa Thầy còn được biết đến là một trong những chiếc nôi văn hóa dân gian của tỉnh. Hơn 40 năm sau ngày được thành lập, bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS sinh sống lâu đời trên địa bàn vẫn được quan tâm gìn giữ và phát huy.

Điều đó không chỉ thể hiện qua lối kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nét đẹp cồng chiêng - xoang, các điệu dân ca, dân vũ; mà còn được khẳng định nhờ các nghề truyền thống, từ dân dã, phổ biến như đan lát mây tre, dệt thổ cẩm đến riêng biệt và đặc sắc với tạc tượng gỗ, đẽo thuyền độc mộc.

Là làng tái định cư lòng hồ thủy điện Plei Krông, Đăk Wơk đã trở thành điểm sáng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhờ gây dựng được nhiều thế hệ tiếp nối nặng lòng với tình yêu văn hóa dân gian. Đây cũng là làng DTTS duy nhất của tỉnh vinh dự tham gia nhiều sự kiện văn hóa dân tộc ở nước ngoài. Trong đó, có Lễ hội Smith Sonian tại Washington D.C, Hoa Kỳ vào năm 2007, Liên hoan Ganat lần thứ 14 tại Pháp năm 2014. Nghệ nhân trẻ A Đan ở làng Đăk Wơk cho hay: Em từng có vinh dự được cùng các nghệ nhân lão luyện đi biểu diễn ở Hàn Quốc, Mỹ, Pháp… Ai cũng sung sướng, tự hào, vì cái hay cái đẹp cồng chiêng, sử thi, đan lát, đẽo thuyền độc mộc… của đồng bào Ba Na nhánh Rơ Ngao được giới thiệu ra nước ngoài.

Chua thanh, dẻo ngọt với mứt me Mỹ Tú

Những ngày này, có dịp đến ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú), ngay từ đầu xóm đã nghe thoảng mùi thơm của mứt me, bánh kẹp quyện hương trong gió. Gần 2 năm nay, cơ sở sản xuất Mai Anh của chị Lê Th Trang đã trở thành địa chỉ uy tín về sản xuất và cung cấp bánh, mứt, đặc biệt là mứt me của các hộ kinh doanh, bà con tiểu thương gần xa.

Tất bật với việc gói mứt, đóng hộp thành phẩm để kịp cung cấp hàng trong dịp tết, chị Trang vui vẻ cho biết: “Trước đây, tôi chỉ làm mứt me để ăn và tặng cho bà con họ hàng, mọi người khen ngon rồi khuyến khích làm bán. Thấy ở đây bà con trồng me nhiều, nhưng chủ yếu là bán trái chín, đôi khi không ai mua, để khô rụng đi rất tiếc. Thế là tôi quyết định thu mua để làm mứt me cung cấp cho thị trường. Bình quân mỗi tháng, thu mua từ 500 - 600kg me tươi của bà con địa phương, nhiều lúc hết trái, tôi phải liên hệ mua tận Long Xuyên, Châu Đốc để có me làm mứt”. 

Chị Lê Thuỳ Trang giới thiệu về sản phẩm mứt me của mình. 

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết. 

Với người Thái, rêu có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau và cách chế biến khác nhau như canh rêu, rêu xào, rêu nướng. Nhưng mọc rêu là đặc sản thơm ngon của đồng bào vùng cao Nghệ An. Ảnh: Lữ Phú 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đền Nguyễn Xí

Trải qua gần 6 thế kỷ tồn tại, đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, hiếm có ở Nghệ An. 

Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí được xây dựng vào năm 1467, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1,6 ha, gồm nhiều công trình, như nghi môn, hạ, trung, thượng điện, tả, hữu vu, nhà bia, gác chuông... được bao bọc bởi núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi rất uy nghi và khoáng đạt. 

Vui như “săn” ốc đinh trên bãi triều sông Vịnh

Những ngày này, khu vực bãi triều sông Vịnh ở xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) luôn tấp nập bởi hàng trăm người tham gia cào bắt ốc đinh. Công việc lúc nông nhàn này vừa mang lại niềm vui lại vừa giúp bà con có thêm thu nhập.

Khoảng 3 giờ chiều, khi thủy triều bắt đầu xuống, hàng trăm người dân từ già, trẻ, lớn, bé; nào túi, rổ, xe đạp…, bắt đầu cho việc “săn” ốc đinh (có nơi gọi là ốc vôi, ốc sắt).