15 thg 10, 2019

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’Tiêng

Theo Địa chí Bình Phước, thổ cẩm là một loại hàng vải dệt thủ công, có nhiều họa tiết được bố trí xen kẽ, nổi lên trên bề mặt vải giống như thêu. Những hoa văn này đem lại cho tấm vải sự tương phản về đường nét, màu sắc. Ở Bình Phước, ngoài các dân tộc tại chỗ như: S’Tiêng, Mnông, Khmer, còn có một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Mường, Thái... khi di cư đến, họ cũng mang theo nghề dệt thổ cẩm với những nét độc đáo riêng. 

Hiện nay, phần lớn phụ nữ S’Tiêng không còn biết dệt thổ cẩm như trước đây. 

Đối với đồng bào dân tộc S’Tiêng, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ. Các thiếu nữ S’Tiêng tuổi từ 13 đến 15 được bà, mẹ, cô, dì trong nhà truyền lại nghề dệt thổ cẩm. Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo; bằng các nguyên vật liệu sẵn có từ rừng, phụ nữ S’Tiêng đã dệt nên những sản phẩm tinh xảo, có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ vừa mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại của cuộc sống.

Dệt vải lanh - Nghề thủ công truyền thống của dân tộc H'mông

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghề làm nương rẫy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao....
Ở Sơn La, dân tộc HMông có số dân đông thứ 3 với 114.578 người cư trú chủ yếu ở các vùng nuí cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Sơn la có 3 nghành Mông: HMông hoa, HMông trắng, HMông đen với các nét đặc trưng văn hoá độc đáo khác nhau.

Ảnh: TTXVN

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh (dùng sợi lanh để dệt thành vải).

Nón lá Sai Nga

Trong “cơn lốc” công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều làng xã của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vẫn giữ được nghề truyền thống, không những thế còn biến nó thành thế mạnh, Sai Nga là một trong những địa phương tiêu biểu. Tuy là một nghề thủ công “phụ” nhưng đem lại thu nhập “chính” cho các hộ dân nơi đây. 

Điều dễ nhận thấy nhất khi về Sai Nga là những khoảng sân trắng màu lá cọ, tre nứa đã chẻ sẵn, dùng để đan nón. Trước kia, khi kinh tế còn khó khăn, lá cọ được dùng để lợp nhà, nhưng ngày nay, cọ chỉ được dùng làm nguyên liệu khâu nón. Những chiếc nón lá nhờ đôi bàn tay khéo léo của người Sai Nga tạo nên được khách hàng khắp nơi ưa chuộng.

Những người già nhất ở Sai Nga cũng chẳng còn nhớ nghề làm nón xuất hiện tự bao giờ, lại càng không thể nhớ ai là người đưa nghề nón từ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đến với người Sai Nga. Cũng không có sách nào ghi chép về cụ tổ nghề, những người thợ chỉ truyền bằng miệng và nghề đã tồn tại cho đến bây giờ. Nhưng với người Sai Nga hôm nay nghề làm nón không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, mà còn gìn giữ một nét văn hoá của vùng đất Tổ.

Tết ăn cơm mới

Tết ăn cơm mới (Nèn kin khẩu mấư) là tết truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng được tổ chức vào chiều ngày 9/9 âm lịch hằng năm.

Bát lúa nước mới - lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết ăn cơm mới. 

Theo người Tày, Nùng, ruộng cấy lúa nước của vùng cao đa phần là ruộng cạn (ruộng chờ nước mưa). Người nông dân vùng cao cần chọn các giống lúa thích hợp vào mùa mua mới có nước để cày bừa, gieo cấy. Sau Tết Trung thu (15/8), lúa bắt đầu trỗ bông, đến tháng Mười lúa mới chín.

Tản mạn về địa danh làng, xã Cao Bằng

Thoáng nghe, nhìn về các địa danh Cao Bằng bỗng dưng gieo vào lòng tôi câu hỏi: Tại sao người ta đặt tên như vậy? Xuất xứ địa danh? Ở đây tồn tại một nghịch lý là rất nhiều địa danh thân thiết từng được gọi quen thuộc hằng ngày, thậm chí đã đi vào thi ca, âm nhạc, thản nhiên “sống” trong lòng xã hội mà ta không hiểu nó.

Non nước Ngọc Côn (Trùng Khánh). Ảnh: Thế Vĩnh

Địa danh tỉnh Cao Bằng rất phong phú đa dạng, cho đến nay, có trên 2.400 tên làng, tổ dân phố, 199 tên xã và 13 tên huyện, Thành phố, chưa kể đến vô vàn tên núi, sông, ruộng, đồng… Qua sơ cứu chúng ta có thể nhận ra địa danh làng, xã được đặt tên gắn với các điều kiện sinh hoạt đời sống, sự kiện lịch sử, người có công với đất nước. Địa danh làng, xã mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chỉ trong phạm vi khuôn khổ tiếng Tày, Nùng.

Đôi tay tài hoa của làng Hlang Ngol

Vô tình bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ Jrai với chiếc gùi có nắp vô cùng xinh xắn trên vai, tôi lân la tìm hiểu về gốc tích, rồi tìm về làng Hlang Ngol (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, Gia Lai) vào một ngày đầu đông. Chẳng mất nhiều thời gian, chúng tôi đã được diện kiến chủ nhân của những chiếc gùi có nắp nức tiếng gần xa-ông Siu Lơl.

Vừa bước vào nhà, chúng tôi dường như bị choáng ngợp trước những chiếc gùi vô cùng đẹp, đủ kích cỡ được chủ nhân để gọn gàng trên kệ tủ. Thấy chúng tôi say sưa ngắm từng chiếc gùi, mân mê từng họa tiết, hoa văn trên thân gùi, nắp gùi, già làng Kpuih Nhơl trải lòng: “Ngày xưa chỉ những gia đình giàu có, lắm trâu, nhiều rẫy mới có thể sở hữu những chiếc gùi có nắp thôi. Gùi có nắp khi đó ngoài việc dùng trong sinh hoạt hàng ngày còn được dùng để cất váy áo, đồ trang sức quý... của gia đình. Ở Hlang Ngol hiện cũng có vài người biết đan gùi nhưng chỉ là những chiếc gùi đơn giản để gùi thóc, gùi nước... Còn gùi có nắp đậy với hoa văn đẹp duy chỉ có ông Siu Lơl biết làm”. Già làng Kpuih Nhơl cũng có thâm niên với việc đan gùi, nhưng theo ông, đan gùi có nắp rất khó, nhất là việc tạo khối hình trụ tròn và nắp khum hình chóp nón. Do đó, phải là người khéo léo, kiên nhẫn và giỏi nghề mới có thể đan được gùi có nắp. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi nhắc đến ông Siu Lơl, người làng đều cảm thấy rất đỗi tự hào và gọi ông với cái tên nghe rất mỹ miều: “người đàn ông tài hoa”!

Ông Siu Lơl đang hướng dẫn cách đan gùi nắp cho một thanh niên trong làng. Ảnh: Phương Dung

Đóng đáy trên biển Vũng Tàu

Dạo bước trên bãi biển Vũng Tàu du khách sẽ ấn tượng với những chiếc chòi được ngư dân xây dựng cách bờ biển khoảng chừng 1 km để làm nghề đóng đáy. Chúng tôi theo chân những ngư dân ra biển để khám phá nghề đóng đáy độc đáo có từ lâu đời. 

Theo chân anh Nguyễn Văn Bằng ra đóng đáy, thuyền đưa chúng tôi tiến sát vào hàng dây chăng giữa giàn đáy. Những cột bê tông to như cột nhà, được chằng chéo cả chục sợi dây, ghim chặt xuống đáy biển. Nối các cột là những hàng dây thừng căng cứng, ở giữa có ghép lưới vây kín khẩu đáy. Anh Bằng chia sẻ: “Gia đình có truyền thống nghề biển. Năm 1968, thấy người dân địa phương làm nghề đóng đáy nhiều nên ông cũng làm theo”. Hiện anh Bằng có ba giàn đáy, 18 nhân công và 2 thuyền chuyên chở. Giàn đáy nhỏ nhất chi phí xây dựng gần 200 triệu đồng. Nghề đóng đáy làm được quanh năm. Ba giàn đáy của anh Bằng thu được khoảng 100 triệu đồng/ tháng.

Được biết, nghề đóng đáy ở Vũng Tàu là nghề cha truyền, con nối. Nghề này được ngư dân vùng biển phía Nam Việt Nam nghĩ ra để đánh bắt thủy sản. Khu vực đóng đáy nằm ở những chỗ có mức nước sâu từ 15 - 16m, người ta đặt những cây cột gỗ hoặc bê tông từ 17 – 18 mét xuống lòng biển.

Người dân Tp. Vũng Tàu có một nghề truyền thống hết sức độc đáo đó là nghề đóng đáy. Ảnh: Tất Sơn

Tranh dân gian Hàng Trống

Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa. 

Tranh dân gian Hàng Trống ra đời tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVI, là kết quả giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo và Nho giáo, được các nhà nghiên cứu đánh giá không chỉ mang đậm tính thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mà còn mang đậm yếu tố văn hóa, thời đại mà nó sinh ra.

Thời kỳ được cho là hoàng kim của dòng tranh này đó là vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Khi đó, tranh Hàng Trống được bán ở khắp các khu vực Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Trống.

“Các con phố thủa đó quanh năm nhộn nhịp với tranh, người khắp nơi đổ về mua tranh để thờ phụng và chơi Tết. Mỗi dịp cuối năm, các chiếu tranh Hàng Trống bày bán la liệt ở hè phố tạo ra một nét riêng cho cái Tết của Hà Nội”, nghệ nhân Lê Đình Nghiên nhớ lại những ký ức tuổi thơ gắn liền với thời kỳ phồn thịnh của tranh dân gian Hàng Trống. Hiện nay, ông là người nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh này và cũng là người duy nhất còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống.

Ông Lê Đình Nghiên người nghệ nhân duy nhất còn lại của dòng tranh Hàng Trống.

Phỗng đất Bắc Ninh

Phỗng đất là món đồ chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam thời xưa, cũng là món đồ được các đền, chùa sử dụng trong cúng bái. Nặn phỗng đất ở thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bản sắc văn hóa Việt. 

Trong mâm cỗ Trung thu ngày xưa, ngoài mâm ngũ quả, bánh kẹo… nhất định phải có một bộ phỗng đất, đèn ông sao và một ông tiến sĩ giấy.

Bộ phỗng đất truyền thống gồm 5 hình tượng: đứng giữa là Đức Phật, mang ý nghĩa tâm linh, mong muốn con cháu luôn phải sống có lương tâm, đạo đức; hình tượng thứ 2, 3 là ông già và em bé, tượng trưng cho sự tiếp nối giữa các thế hệ; thứ 4 là con chim, thể hiện cho khát vọng tự do, hòa bình; cuối cùng là con rùa, tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn.

Để làm một bộ phỗng đất cũng khá kỳ công. Nguyên liệu làm phỗng đất là đất sét và giấy bản. Đất sét được đào ở độ sâu từ 2-2,5m, đem phơi khô, đập, giã thành bột mịn rồi sàng, đến khi sờ vào có độ mịn mát tay là được. Giấy bản ngâm trong nước 7 ngày, sau khi đã mủn hoàn toàn thì trộn đất và giấy với nhau, vừa trộn tay, vừa dùng chày đập cho đến khi hỗn hợp này quyện lại rồi mang ra nặn, nặn xong phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời cho khô. 

Đất dùng để nặn phỗng là đất sét có độ mịn và sạch. Ảnh: Khánh Long

Tranh Đông Hồ - Hơi thở của làng Việt

Từ xa xưa, người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã có thói quen mua tranh Đông Hồ về trang hoàng nhà cửa vào dịp Tết với ước mong hạnh phúc no ấm. Vì thế, Tranh Đông Hồ đi vào cuộc sống của người Việt qua nhiều thế hệ và đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, Tranh Đông Hồ đã vượt ra khỏi làng quê, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thời trang, gốm sứ đang mang lại sức sống mới cho dòng tranh đã trải qua thăng trầm của thời cuộc. 

Bảo tồn nét đẹp Tranh Đông Hồ 


Tranh Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của thời gian đến nay làng Đông Hồ còn 2 gia đình làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế. Họ đã bảo tồn được hơn 1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.