27 thg 8, 2018

Thú vị truyền thuyết về núi Tà Đùng

Mới đây, cùng với Đoàn chuyên gia UNESCO đi khảo sát thực địa ở huyện Đắk Glong, chúng tôi đã có dịp ghé qua một số bon làng người Mạ và được nghe đồng bào kể những truyền thuyết thú vị xung quanh núi Tà Đùng.

Miếu thờ thần đá ở cạnh quốc lộ 28, xã Đắk Som (Đắk Glong) 

Theo lời kể của ông K’Kệ ở bon B’Nâm, xã Đắk P’lao (Đắk Glong), ngày xưa, bon B’Nâm là một vùng đất bằng phẳng, đất đai trù phú, cây cối xanh tốt nhưng mỗi khi có mưa bão thì bon làng đều bị ngập chìm trong nước, dân làng không có nơi trú ngụ nên cuộc sống rất cơ cực. Thương dân làng nên già làng Tang Klao Ca đã lặn lội băng rừng, vượt suối đi mời 2 anh em thần Dit và thần Dri đến để giúp đỡ. Sau khi có lời nhờ cậy, 2 thần đã đến gặp thần Cột Vồng (vị thần cai quản biển lúc bấy giờ) để xin vài ngọn núi về đặt gần bon B’Nâm nhằm bảo vệ dân làng. Được thần Cột Vồng đồng ý, cả hai vị thần đã dùng dây mây kéo núi về đặt xung quanh bon làng. Núi kéo trước gọi là núi Cha, núi kéo sau là núi Mẹ…

26 thg 8, 2018

Đèn dầu Việt qua các thời đại

Con người tìm ra lửa, tất yếu phải có cách tạo ra lửa và giữ lửa. Đèn dầu là một vật dụng giữ lửa, gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người và cũng là biểu hiện cho những giá trị văn hóa độc đáo của một dân tộc. 650 chiếc đèn cổ trưng bày trong Triển lãm “Đèn dầu Việt Nam” tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận TP.HCM như một biên niên sử theo suốt chiều dài lịch sử - văn hóa Việt từ thế kỷ 5 TCN đến trước 1975. 

Không gian trưng bày các hiện vật đèn dầu đủ loại qua các thời đại của Việt Nam thực sự khiến khách tham quan phải trầm trồ. Đèn dầu đủ loại, đủ kích cỡ làm bằng đủ các chất liệu, bao gồm: đất nung, đồng, gốm, gỗ, thủy tinh đã mang đến những góc nhìn văn hóa đa diện. Các hiện vật đèn dầu trưng bày tại Triển lãm “Đèn dầu Việt Nam” là của Linh mục Nguyễn Hữu Triết cùng 10 nhà sưu tập khác trên khắp cả nước.

Theo bà Trịnh Thị Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, linh mục Triết và Tổng Giáo phận TP.HCM đã có đóng góp đặc biệt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Ở đây, có nhiều hiện vật vô giá mà thế hệ sau nhờ đó sẽ hiểu biết thêm được về văn hóa dân tộc qua các giai đoạn lịch sử.

Không gian trưng bày Triển lãm “Đèn dầu Việt Nam”.

Nem bưởi Tân Triều, quen mà lạ

Đến Tân Triều (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), cùng với việc thưởng thức những múi bưởi ngọt lịm, mọng nước, du khách còn có cơ hội nếm nhiều món đặc sản được người dân nơi đây chế biến từ bưởi như: gỏi bưởi, mứt bưởi, gà hấp trái bưởi, rượu bưởi, chè bưởi… Và thật là thiếu xót nếu du khách có dịp đến làng bưởi Tân Triều mà chưa thưởng thức món nem bưởi quen mà lạ này.


Chỉ với vỏ bưởi, đu đủ, khế chua, ớt và lá vong nem… người dân xứ Tân Triều đã có thể chế biến món nem bưởi rất lạ vị. Có lẽ vì nguyên liệu chính từ vỏ bưởi nên món nem khi thành phẩm có vị chua chua, cay cay, một chút giòn giòn và ngọt nhẹ mà không phải món nem nào cũng có được. Đặc biệt, chỉ có nước khế chua mới làm vỏ bưởi bào mỏng tan thành bột và có độ chua cho ra đúng vị của nem bưởi mà thôi.

Người Tày ở Đồng Nai

Người Tày là dân tộc có dân số đông sau người Kinh, người Hoa và người Nùng ở Đồng Nai. Tụ cư ở những vùng có đồng ruộng hay đất rẫy để làm nông nghiệp, người Tày sống tập trung tại huyện Tân Phú, Định Quán.


Năm 1954, người Tày di cư từ vùng núi phía Bắc vào Đồng Nai lập nghiệp. Tới sau giải phóng 1975, số lượng di cư đông đúc hơn tạo thành các bản làng, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, làm ruộng, rẫy và chăn nuôi… Mặc dù sinh sống hàng chục năm nay trên đất mới Ðồng Nai, thế nhưng họ vẫn giữ giữ nét sinh hoạt của cộng đồng trong tập quán sinh sống, phương thức canh tác, sinh hoạt văn nghệ và xây dựng cơ sở tín ngưỡng nơi cư trú.

"Phượt" xứ ngàn cau

Có người bạn đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh nhờ tôi giới thiệu địa điểm “phượt”, để cùng bạn bè về thăm quê hương trong thời gian đến. Tôi liền nghĩ ngay đến xứ ngàn cau thấp thoáng trong làn sương mờ ảo, với những ngôi nhà sàn nằm cheo leo trên triền núi. Vẻ đẹp ấy sẽ khiến những người bạn phương xa nơi đô thị cảm thấy hấp dẫn, thú vị.

Rong chơi ở miền tây Quảng Ngãi


Để lên xứ ngàn cau Sơn Tây, từ TP.Quảng Ngãi, bạn có thể qua Quốc lộ 24B rồi đến Tỉnh lộ 623. Trên chặng đường ước chừng khoảng 70km đi bằng xe máy có khá nhiều địa điểm thú vị, thuận tiện để những người bạn lần đầu tiên đến Quảng Ngãi cùng nhau tham quan, tìm hiểu. Điểm dừng chân đầu tiên là đại công trình thủy lợi Thạch Nham mang nước về tưới mát các xứ đồng trong tỉnh, cách TP.Quảng Ngãi 25km.

Những thửa ruộng bậc thang xanh thơ mộng ở xứ sở ngàn cau. 

Huyền thoại Bạch Hổ sơn quân

Khác với nhiều dinh, điện thờ bà Thiên Y A Na ở vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, tại di tích văn hóa quốc gia điện Trường Bà, thị trấn Trà Xuân, huyện miền núi Trà Bồng, bên cạnh dinh thờ, còn có tượng và ngôi mộ hổ trắng mà người dân trong vùng kính cẩn gọi là ông Bạch Hổ. Huyền thoại về ông Bạch Hổ biểu hiện niềm mong ước của người dân vùng cao về một cuộc sống yên bình, sung túc...

Đến thăm di tích văn hóa quốc gia điện Trường Bà, khi đi qua cổng điện, du khách thường thẳng hướng vào bên trong, ngắm nhìn khuôn viên ngôi điện với những hàng cột kèo to, thẳng với những nét chạm trỗ tinh xảo. Sau đó, du khách thắp hương cầu nguyện sự an lành dưới bàn thờ bà Thiên Y A Na, bàn thờ đức Quan Thánh và bàn thờ hai vị nhân thần có công mở cõi, yên dân vùng thừa tuyên Quảng Nam xưa là Trấn Quận công Bùi Tá Hán và Quan chiếu vương Mai Đình Dõng cùng các vị tiền hiền có công lớn trong việc lập làng, khai hoang làm nên sự trù phú cho vùng đất quế Trà Bồng.

Ban quản lý điện Trường Bà trong lệ Xuân và lệ Thu đều bày lễ cúng ở tượng Bạch Hổ. 

Thu Xà, thương cảng nức tiếng một thời

Trải qua những biến thiên của tự nhiên và chiến tranh, thương cảng Thu Xà không còn nữa. Dù vậy, dấu xưa, hồn phố thì vẫn còn đó. Người Thu Xà qua nhiều thế hệ vẫn mang cả sự năng động của vùng thương cảng nức tiếng một thời.

Tôi trở lại Thu Xà tìm dấu xưa. Hai bên phố xưa với những dãy hàng quán mái lợp ngói âm dương nằm san sát nhau không còn nữa, thay vào đó là những ngôi nhà tầng hiện đại. Ngẩn ngơ trong phố, tôi tìm gặp cụ Trần Hộ (84 tuổi), nhà ở đối diện Trường THPT Thu Xà. Cụ chép miệng cho hay: "Cảnh xưa đổi dời. Nhưng chuyện làng, chuyện phố đâu dễ ai quên”.

Sông Tân Mỹ, nơi những thương thuyền xưa nối đuôi nhau sau khi qua cửa Cổ Lũy ngược dòng sông về thương cảng Thu Xà. 

Cận cảnh một trong những bến cá sầm uất nhất Nghệ An

Mỗi sáng bình minh, bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò) lại đón những chuyến thuyền cập bến. Bến cá tấp nập kẻ bán, người mua khiến cho không khí trở nên rộn rã, nhộn nhịp. 

Những con thuyền cập bến sau những ngày vươn khơi đánh bắt. Hiện toàn phường Nghi Thủy có gần 170 tàu thuyền, trong đó 52 chiếc đánh bắt xa bờ, 4 tàu có công suất 800 CV trở lên, còn lại từ 350-600 CV. Ảnh: Hải Vương 

Hang động với nhũ thạch tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An

Nằm trong thung lũng Tân Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông), hang Thung Bừng được biết đến là một thắng cảnh đẹp, mời gọi bước chân của những người ưa thích khám phá. 

Dãy núi ở khu vực Thung Bừng, thuộc địa bàn bản Tân Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông) có hệ thống hang động khá phong phú. Gần đây, người dân địa phương phát hiện thêm một hang đá rất đẹp, bà con nơi đây đặt tên là hang Thung Bừng. Ảnh: Phương Kiên 

25 thg 8, 2018

Bãi Cà Ná và mùa rêu xanh

Bãi biển Cà Ná nằm ven quốc lộ 1A, từ Km 1589 + 300 đến Km 1588 thuộc thôn Lạc Sơn 1 (xã Cà Ná, Thuận Nam) là một trong những cảnh đẹp của vùng Nam Trung bộ. Hàng năm vào tháng 7 và 8, các bãi đá Cà Ná thường xuất hiện rêu xanh…, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến chụp ảnh lưu niệm. Sau đây là vài hình ảnh du khách thăm bãi và chụp ảnh lưu niệm.