13 thg 5, 2018

Ngỡ ngàng vẻ đẹp Ngườm Ngao

Nhắc đến Cao Bằng, người ta nhớ ngay đến thác Bản Giốc. 


Nếu thác Bản Giốc là cảnh quan quá nổi tiếng miền biên ải thì động Ngườm Ngao cũng là một danh thắng rất đáng để bạn phải mất một buổi viếng thăm mà tôi tin chắc rằng không ghé đến, sẽ là điều tiếc nuối.

Cách thác Bản Giốc nổi tiếng chỉ chừng 5 cây số, động Ngườm Ngao là lối rẽ thuận tiện cho du khách trong những ngày chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi non Cao Bằng. 

10 thg 5, 2018

Lạc vào hội Xăng Khan miền Tây xứ Nghệ dịp nghỉ lễ 30/4

Đúng dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/05 năm nay cũng là ngày đẹp của tháng 3 âm lịch, lễ hội Xăng Khan đã được tổ chức ở miền núi xứ Nghệ. 

Có đến hàng trăm người đi xem hội Xăng Khan tại nhà ông Lữ Thái Phúc, bản Đình Yên, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) vào sáng 30/04. Ảnh: Hữu Vi 

Xăng Khan là lễ hội của những thầy mo tổ chức nhằm cầu mong cho bản mường yên ấm. Các thầy mo khi đã hành nghề lâu năm thường có các “con nuôi” của mình. Họ đôi khi cũng là thầy mo. Trong lễ hội này có một mo chủ lễ đồng thời cũng là chủ nhà, là người đứng ra tổ chức lễ hội. Tham gia ngoài các con nuôi và các thầy mo trong vùng còn có người dân trên địa bàn và những làng bản lân cận.

Sặc sỡ cây Xăng Khan của người Thái Nghệ An

Cây Xăng Khan gồm có 9 tầng thể hiện quan niệm về thế giới tâm linh của người Thái. Không chỉ vậy nó còn có tính thẩm mỹ cao và rất nhiều màu sắc. 

Cây Xăng Khan là trung tâm của lễ hội Xăng Khan - một sinh hoạt tâm linh của người Thái Nghệ An. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân do các thầy mo tự tổ chức và có sự tham gia của cộng đồng làng bản. Ảnh : Hữu Vi 

Mùa ốc “chạy”

Những con ốc biển vượt hàng hải lý, theo thủy triều trôi dạt vào bờ, kẹt lại và chết đi, trở thành đê chắn sóng. Và hành trình ấy cứ đều đặn lặp lại vào mùa gió chướng năm sau.

Những con ốc viết vừa làm đê chắn sóng, vừa là kế sinh nhai của người dân 

Chuyện chưa kể về Anh hùng A Meh

Ngọn đồi là rừng xà nu, nơi ông A Meh (Đinh Môn) đi về trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông là nguyên mẫu cụ A Mét trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng có mấy ai biết, làng kháng chiến và cuộc đời của người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân A Meh trong đời thực kể lại có khác cổ tích.

Mỗi năm một bát muối

Hỏi về làng "nước xu đỏ", ông A Nghem - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Xốp (huyện Đăk Glei) bảo làng Xốp Dùi đã di cư hàng chục ki lô mét từ làng cũ về trung tâm xã mấy mươi năm nay.

Nhìn dãy rừng xanh bạt ngàn thông xa xa, A Nghem nói, làng Xốp Dùi cũ bây giờ không còn ai ở nữa. Muốn về làng ấy phải qua ngọn núi Xu Mông có rừng xà nu trùng điệp. Ngọn đồi này xưa là chỗ thường xuyên phải đỡ đạn pháo từ các đồn binh Pháp bắn vào làng và cũng là nơi đội quân của cụ A Meh trinh sát, canh gác mỗi ngày để đánh lính Pháp và Mỹ xua quân đi càn quét qua làng.

9 thg 5, 2018

Đại Phước tự - Chùa Ông Tám

Chùa Đại Phước, tên thường gọi là chùa Ông Tám, ở khu phố 6, phường Thống Nhất, Biên Hòa. Chùa do dân làng Phước Lư xây dựng khoảng năm 1940.

Đây không phải ngôi chùa cổ, không có quy mô bề thế, không có cổ vật hay kiến trúc quá đặc sắc, cũng không là nơi nổi tiếng linh thiêng cho những người cầu khấn... Vì vậy nên không được xác định là một điểm đến cho du khách. Thế nhưng,có những điều để kể về ngôi chùa này...


Độc đáo lễ đặt tên của người Giáy, Lào Cai

Lễ đặt tên cho trẻ nhỏ là một phong tục đẹp vẫn được cộng đồng người Giáy gìn giữ đến ngày nay. Nghi lễ này góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho kho tàng văn hóa phong tục của dân tộc Giáy ở Lào Cai.

Cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng bào Giáy ở Lào Cai có những nghi lễ vòng đời cho mỗi một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Điều đó, cho thấy đồng bào dân tộc cũng rất quý trọng con người, mỗi con người sinh ra đã có một vòng sinh tử nhất định.

Lễ đặt tên cho trẻ nhỏ người Giáy phải có sự tham gia chứng kiến của hai bên gia đình nội, ngoại. Lễ vật dâng cúng có thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, hương, hoa… Sau khi nấu nướng xong thức ăn và sắp xong lễ vật, nghi lễ đặt tên cho trẻ nhỏ bắt đầu.

Người Giáy ở Sapa. 

Vang danh làng mộc Quỳnh Hưng

Nằm bao quanh bởi cánh đồng lúa, làng Quỳnh Hưng thuộc xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An nổi tiếng gần xa với nghề làm mộc. Sản phẩm của làng tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài tỉnh.

Nghề mộc Quỳnh Hưng tập trung tại hai làng Nam Thắng và Thuận Giang. Rất khó xác định được làng mộc có từ khi nào. Từ xưa, những người dân ở Quỳnh Hưng tự học nghề từ những người thợ mộc giỏi ngoài Bắc như vùng Hà Nam, Bắc Ninh khi họ vào Nghệ An… Dần dần, nghề mộc lan tỏa rộng ra, người biết nhiều dạy cho người biết ít và người chưa biết. Bằng sự học hỏi và cần cù, qua thời gian, tay nghề của mỗi người được nâng cao. Từ một số ít hộ mở xưởng mộc ban đầu, giờ đây nghề mộc ở Quỳnh Hưng đã phát triển mạnh và trở nên có tiếng tăm của tỉnh Nghệ An.

Nhiều họa tiết xưa như mai, lan, tùng, cúc để trang trí cho sản phẩm mộc. 

Tiếng gọi từ Nam Giang

Cái nắng oi nồng đầu hạ của vùng sơn cước Nam Giang (Quảng Nam) dường như không làm chùn bước đôi chân những du khách đang háo hức muốn khám phá bức tranh đời sống của đồng bào Cơtu, chủ nhân của “vũ điệu dâng trời” tung tung da dá đầy màu sắc và sức mạnh của núi rừng Trường Sơn... 

Mặc cho cái nắng như đổ lửa, những chàng trai cô gái Cơtu đang độ tuổi trăm rằm với làn da nâu khỏe khoắn và ánh mắt sáng long lanh như con báo hoang giữa rừng già, vẫn cuồng nhiệt nhảy điệu tung tung da dá chào đón du khách trong tiếng trống chiêng lừng vang như muốn làm sống dậy cả đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Sân nhà gươl thôn Pà Xua, xã Tà Bhing như rung lên theo từng nhịp nhảy. Tiếng dậm chân thình thịch, tiếng hú, tiếng hò reo cùng với hình ảnh những đôi vai trần vạm vỡ loáng ướt mồ hôi và bóng tà áo thổ cẩm dệt cườm sắc đỏ đen lướt đi trong gió khiến cho du khách như ngất ngây với vũ điệu đầy mê hoặc của núi rừng.

8 thg 5, 2018

Viếng mộ Kim Đồng

Thế hệ của tui không thân quen lắm với tên Kim Đồng, vì năm 1975 đã học cấp 3. Thế nhưng các em tui và những lớp trẻ sau này đều rất quen biết và gần gũi với tên này. Ở Long Khánh có trường Kim Đồng, đó chính là ngôi trường tiểu học mà tui đã theo học ngày xưa. Dĩ nhiên hồi đó nó không phải mang tên Kim Đồng, mà là Trường Nam Tiểu học Tỉnh lỵ Long Khánh.

Dẫu vậy, trên đường ra Cao Bằng tui cũng dừng chân ở Khu Di tích Kim Đồng, nơi ấy có mộ của Kim Đồng và mẹ anh.

Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Khu di tích gồm có mộ và tượng Kim Đồng sát ngay chân rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh cây nghiến xanh biếc, luôn tỏa bóng mát.