22 thg 3, 2018

Người Xê Đăng ở Đăk Psi “đón nia lửa mới vào nhà”

Một trong các nghi lễ độc đáo diễn ra trong lễ hội ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) là việc đón nia lửa mới vào nhà. Nia lửa mới tượng trưng cho tinh thần, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của dân làng. Bởi lẽ đó, bắt đầu đi đến ăn cơm mới ở từng hộ gia đình, già làng luôn là người đi đầu để mang nia lửa mới đến với từng gia đình...

Đã thành phong tục truyền thống, hàng năm, khi những hạt lúa trên rẫy bắt đầu chín vàng, bà con Xê Đăng ở các làng Đăk Rơ Wang, Đăk Pơ Trang, Kon Pao, Kon Pao Kram (xã Đăk Psi) lại tổ chức lễ hội ăn cơm mới và đón nia lửa mới vào nhà.

Men theo con đường tránh lũ Đăk Psi (nối từ xã Diên Bình, huyện Đăk Tô vào đến tận các thôn làng của xã Đăk Psi) vừa láng nhựa phẳng lì, chúng tôi về làng Đăk Rơ Wang để ăn cơm mới cùng bà con dân làng theo lời mời của thôn trưởng, già làng. Từ sáng sớm, mọi gia đình nơi đây đều đã thức dậy để quét dọn nhà cửa, vườn tược sạch đẹp.

21 thg 3, 2018

Núi Đá Dựng - Hà Tiên

Trong Hà Tiên thập vịnh, vịnh về 10 cảnh đẹp Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ có bài Châu Nham lạc lộ (cò về núi ngọc). Gần 300 năm qua rồi, không ai biết chắc cảnh đẹp Châu Nham xưa giờ là nơi đâu (chỉ biết là ở Hà Tiên!!!).

Các tài liệu về du lịch đều khẳng định Châu Nham ngày xưa giờ là Núi Đá Dựng.



Kỳ thật, từ năm 1999 nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã đưa ra những luận điểm để chứng minh rằng Châu Nham không phải núi Đá Dựng, mà là Bãi Ớt. Lập luận của ông khá vững chắc, vì khá dài nên không ghi lại đây, các bạn có thể tham khảo tại đây). Thế nhưng cho đến giờ hầu như mọi người hướng dẫn du lịch đều giới thiệu với khách tham quan rằng núi Đá Dựng chính là Châu Nham.  Họ còn giải thích tường tận tại sao gọi là núi ngọc (Châu Nham), rằng là ngày xưa khi Mạc Cửu tới đây thì bắt gặp một viên bảo châu lớn. Còn gọi là lạc lộ vì ngày xưa nơi đây sát bở biển, cò thường bay về (hic, mới chưa đầy 300 năm mà biển dời đi xa quá!!!).

Vẻ đẹp của cánh đồng hoa thì là đang gây sốt ở Ninh Thuận

Dưới nắng mặt trời, những bông hoa li ti có màu vàng tươi trải dài trên diện rộng được nhiều du khách tìm đến chụp hình.

Vườn hoa thì là toạ lạc tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Vườn đang vào mùa thu hoạch, hoa nở trên diện rộng tạo nên khung cảnh bắt mắt. Địa chỉ này gây sốt chỉ sau vài ngày mở cửa. Đông đảo các bạn trẻ đã đến tham quan, chụp ảnh, check-in. Ảnh: Sơn Đỗ. 

Cây quéo khổng lồ hơn 200 tuổi được xem là thần hộ mệnh của bản

Với đường kính gốc xấp xỉ 1,8 m, chiều cao tầm 25m, cây quéo này được cho là đã trên 200 tuổi và trở thành niềm tự hào của người dân bản Chiếng, xã Quang Phong (Quế Phong - Nghệ An).

Cây quéo 200 tuổi tới 4 người ôm mới xuể. Ảnh: Hùng Cường 

Mướt mát ngô xanh bãi bồi sông Lam

Những ngày này, người dân ven bãi bồi sông Lam đang hối hả thu hoạch ngô, tạo nên một bức tranh lao động hối hả giữa mướt mát màu xanh.

Những bãi bồi ven sông Lam góp phần tạo nên cảnh sắc hữu tình cho vùng quê xứ Nghệ. Ảnh: Lê Khánh Thành 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp hoa dại quanh ta

Những bông hoa ven đường hay trong một góc vườn nhà, dù chẳng cần chăm chút, xới vun vẫn lặng lẽ dâng tặng cuộc đời hương sắc. Hãy thử một lần cúi xuống, ngắm nhìn, hẳn rằng bạn sẽ thấy chúng đẹp đẽ biết bao.

Cái màu hồng sáng của những đóa hoa mười giờ ngay bên thềm nhà luôn đem đến một cảm giác hân hoan. Ảnh: Lương Thanh Hải 

Hát Xoan - Một hiện tượng Di sản của UNESCO

Lần đầu tiên Di sản Hát Xoan thuyết phục được UNESCO ra một quyết định đặc cách và chưa có tiền lệ, chuyển đổi đặc biệt từ danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản Hát Xoan của Việt Nam đang trở thành một hiện tượng Di sản được cả thế giới quan tâm, nghiên cứu và bình xét. 

Tháng 11/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Sau 4 năm được công nhận, tháng 10/2015 Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ được tỉnh cử Sang Pháp báo cáo UNESCO về kết quả bảo tồn Di sản này.

Bản báo cáo của ông Thủy với những thông tin đầy thuyết phục, bà Cécile Duvelle, Trưởng Ban thư ký Ủy ban Di sản Phi vật thể UNESCO, người thẩm định hồ sơ đã kết luận: “Tôi ghi nhận kết quả bảo tồn của Hát Xoan là rất tốt. Với kết quả này, tôi khẳng định Hát Xoan đã ra khỏi danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp”.

Độc đáo Lễ cúng lúa mới của người Brâu

Dân tộc Brâu có nhiều lễ hội trong một năm. Đặc biệt là hệ thống lễ hội liên quan đến vòng đời sinh trưởng và phát triển của cây lúa như lễ mừng lúa mới. Lễ cúng lúa mới thường được tổ chức vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 (dương lịch) hàng năm, khi mà cây lúa trên rẫy đã no sữa...

Với người Brâu, lễ cúng lúa mới là một sự kiện trọng đại của cả làng hay một nhóm gia đình và cũng có thể tổ chức theo từng gia đình. Lễ hội cúng lúa mới cũng là dịp để các gia đình và cộng đồng làng thể hiện niềm vui mừng khi đón những hạt lúa mới thơm ngon, vì mùa màng bội thu và cảm ơn thần linh đã ban cho dân làng được một mùa bội thu, nhà nhà ấm no.

Bảo tồn thổ cẩm Rơ Măm

​Người già ở làng Le kể lại rằng, ngày xưa, khi ấy đồng bào Rơ Măm còn sống ở vùng rừng núi cao, ngoài trồng lúa nếp, lúa tẻ, bắp, mì để ăn và làm rượu cần, bà con còn biết lấy cây rừng (cây bông) để làm sợi dệt vải may mặc và trao đổi hàng hóa. Thổ cẩm của người Rơ Măm ngày trước đơn giản, chỉ có một màu trắng của vải mộc, không nhuộm; chứ không nhiều màu sắc như thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai…

Ngày rảnh rỗi, thấy chị em phụ nữ trong làng tập trung lên nhà rông để dệt thổ cẩm, bà Y Điết (67 tuổi) cũng tham gia cùng. Người phụ nữ Rơ Măm này cho biết, phải đến hơn 45 năm rồi, bà mới có cơ hội được ngồi lại bên khung dệt, công việc mà từ thời còn con gái rất yêu thích.

20 thg 3, 2018

Quán cháo mực gợi ký ức của nhiều sinh viên kiến trúc ở Sài Gòn

Tô cháo bình dân thơm phức trước cổng ĐH Kiến trúc TP HCM khiến nhiều kiến trúc sư thành đạt ngất ngây thèm mỗi khi nhớ về tuổi trẻ.

Nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đối diện trường ĐH Kiến trúc và trường Kinh tế, đã gần 35 năm nay, quán cháo mực Thanh Sơn gắn liền với ký ức của bao thế hệ sinh viên Sài Gòn.