Bản Mông Lùng Ác xã Vĩnh Yên (Bảo Yên- Lào Cai) nằm
vắt vẻo lưng chừng trời. Từ trung tâm xã, phải qua chặng đường dốc núi
gần 20 km uốn lượn mới lên được bản. Ảnh: Cây sắn đang lan tỏa màu xanh
tốt trên đất đá cằn cỗi Lùng Ác, đây là nguồn lương thực giúp cho đồng
bào sử dụng trong những lúc giáp hạt và chăn nuôi.
8 thg 11, 2017
Cuộc sống vắt vẻo trên đỉnh mờ sương ở bản Mông Lùng Ác
Con người nơi đây đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để giành lại sự sống từ bao đời nay.
Về Sóc Trăng xem bà con Khmer quết cốm dẹp
Vào rằm tháng 10 âm lịch, bà con Khmer tổ chức lễ cúng trăng, trong đó, cốm dẹp là vật phẩm chính không thể thiếu của lễ này.
Vào những ngày này, những nơi có đông đảo bà con người Khmer sinh sống rộn ràng quết cốm dẹp để phục vụ cho ngày hội lớn - lễ hội Óc Om Bóc – Đua ghe Ngo 2017.
“Làng chuột” Phù Dật
“Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chiến, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, có số hộ dân săn bắt và buôn bán chuột đồng tập trung nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.
Men theo con đường xanh mát chạy dọc bờ kênh Phù Dật, cách Quốc lộ 91 khoảng 500m, đúng với cái tên “làng chuột”, khi vào địa phận ngôi làng, chỉ trên đoạn đường khoảng 300m, dọc theo bờ kênh đã thấy rất nhiều chiếc lồng chứa chuột bày biện, ngay cả người chưa từng đến ngôi làng này cũng dễ dàng nhận ra đây chính là “làng chuột” nổi danh.
Men theo con đường xanh mát chạy dọc bờ kênh Phù Dật, cách Quốc lộ 91 khoảng 500m, đúng với cái tên “làng chuột”, khi vào địa phận ngôi làng, chỉ trên đoạn đường khoảng 300m, dọc theo bờ kênh đã thấy rất nhiều chiếc lồng chứa chuột bày biện, ngay cả người chưa từng đến ngôi làng này cũng dễ dàng nhận ra đây chính là “làng chuột” nổi danh.
Thịt chuột được làm sạch để giao đến các chợ
Độc đáo cà ra sông
“Cua tháng ba, cà ra tháng tám”, không chỉ có ở Ba Chẽ, đến Đông Triều vào dịp này, du khách có thể được thưởng thức đặc sản hiếm là các món cà ra sông. Đây là giống hoàn toàn tự nhiên, hiện chưa có ai nuôi được.
Cà ra là tên gọi của một loài cua có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Cà ra có người còn gọi là cua lông, chỉ sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trên các con sông, chưa ai nuôi và nhân giống được. Đầu càng cà ra có một túm lông đen mềm, mịn như nhung. Nếu như với các loài ghẹ, cù kì, cua đều có một càng rất to, một nhỏ, thì cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ và 8 cẳng.
Cà ra là tên gọi của một loài cua có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Cà ra có người còn gọi là cua lông, chỉ sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trên các con sông, chưa ai nuôi và nhân giống được. Đầu càng cà ra có một túm lông đen mềm, mịn như nhung. Nếu như với các loài ghẹ, cù kì, cua đều có một càng rất to, một nhỏ, thì cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ và 8 cẳng.
Cà ra được người dân xã Yên Đức (TX Đông Triều) bắt ở ven sông.
Bún sả Óc Eo – “đặc sản”của người Khmer
Không chỉ nổi tiếng với những chứng tích Phù Nam được tôn vinh là vương quốc của thành phố cổ Óc Eo xưa kia, thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn) còn vang danh với ẩm thực có một không hai của đồng bào Khmer đó là bún sả.
Đơn giản như chính tên gọi, vậy mà món bún sả đã níu kéo biết bao tâm hồn du khách gần xa. Dù có dịp ghé thị trấn Óc Eo đã nhiều bận nhưng tôi chưa bao giờ chú tâm đến vấn đề ẩm thực. Bởi, cứ xong việc là lật đật chạy về. Đến một ngày được cô bạn mới quen giới thiệu nơi đây có món bún sả rất ngon do người dân tộc nấu đã làm tôi tò mò, tâm hồn ẩm thực cứ thế trổi dậy. Ngoài góc nhỏ ở chợ với vài người bán bún sả thì con đường dọc tỉnh lộ 943 (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo) khá nhộn nhịp vì có thêm sự góp mặt của món bún sả như “điểm xuyết” cho lòng “thành phố cổ”. Ghé vào quán bún sả bên đường, tôi bắt đầu thưởng thức món ăn “trứ danh” của thị trấn. “Vừa đủ, quán chị còn đúng 2 tô bún sả cuối cùng. Em ở xa lại phải không, món này ăn vào buổi sáng là ngon lắm đấy!” - chị bán bún đon đả trò chuyện. Chưa dứt lời, chị chủ quán đã mang ra tô bún sả thơm lừng còn đang cuộn khói mời khách. “Ủa, chỉ có vậy thôi ạ, món này có phải chấm kèm với gì nữa không chị?” – tôi thắc mắc đúng chất của người mới ăn lần đầu. “Không đâu, vậy là vừa miệng rồi đó em” - người bán nói vọng ra. Sỡ dĩ tôi thắc mắc như thế là vì tô bún sả đơn giản hơn trong trí tưởng tượng của mình rất nhiều. Chỉ là bún với nước lèo, cho vào đấy là một nhúm sả đâm nhuyễn, vài cọng rau răm và rau giá. Thật tình, chỉ nhìn thôi thì tôi vẫn chưa bị thuyết phục rằng đây là món ăn “đặc sản” của người dân tộc.
Đơn giản như chính tên gọi, vậy mà món bún sả đã níu kéo biết bao tâm hồn du khách gần xa. Dù có dịp ghé thị trấn Óc Eo đã nhiều bận nhưng tôi chưa bao giờ chú tâm đến vấn đề ẩm thực. Bởi, cứ xong việc là lật đật chạy về. Đến một ngày được cô bạn mới quen giới thiệu nơi đây có món bún sả rất ngon do người dân tộc nấu đã làm tôi tò mò, tâm hồn ẩm thực cứ thế trổi dậy. Ngoài góc nhỏ ở chợ với vài người bán bún sả thì con đường dọc tỉnh lộ 943 (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo) khá nhộn nhịp vì có thêm sự góp mặt của món bún sả như “điểm xuyết” cho lòng “thành phố cổ”. Ghé vào quán bún sả bên đường, tôi bắt đầu thưởng thức món ăn “trứ danh” của thị trấn. “Vừa đủ, quán chị còn đúng 2 tô bún sả cuối cùng. Em ở xa lại phải không, món này ăn vào buổi sáng là ngon lắm đấy!” - chị bán bún đon đả trò chuyện. Chưa dứt lời, chị chủ quán đã mang ra tô bún sả thơm lừng còn đang cuộn khói mời khách. “Ủa, chỉ có vậy thôi ạ, món này có phải chấm kèm với gì nữa không chị?” – tôi thắc mắc đúng chất của người mới ăn lần đầu. “Không đâu, vậy là vừa miệng rồi đó em” - người bán nói vọng ra. Sỡ dĩ tôi thắc mắc như thế là vì tô bún sả đơn giản hơn trong trí tưởng tượng của mình rất nhiều. Chỉ là bún với nước lèo, cho vào đấy là một nhúm sả đâm nhuyễn, vài cọng rau răm và rau giá. Thật tình, chỉ nhìn thôi thì tôi vẫn chưa bị thuyết phục rằng đây là món ăn “đặc sản” của người dân tộc.
Bún sả không cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vị rất ngon
Thơm lừng lẩu cá đuối
Khách thưởng thức lẩu cá đuối tại quán Út Mười.
Lẩu cá đuối là món ăn được nhiều khách ưa chuộng khi đến Vũng Tàu. Để có món lẩu cá đuối ngon, cần chọn loại cá tươi ngon, được đặt mua từ các chủ ghe ở khu vực Bến Đình, TP. Vũng Tàu. Cá đem về cạo sạch nhớt, dùng muối và chanh chà kỹ da cá để khử mùi tanh, sau đó xắt từng miếng để ráo nước.
7 thg 11, 2017
Đặc sắc phiên chợ vùng cao Đồng Văn
Chợ Đồng Văn vẫn còn giữ những nét hoang sơ và mang đậm văn hóa vùng cao. Vào ngày phiên Chủ nhật mỗi tuần, bà con từ khắp nơi đổ về chợ, mang theo các sản vật để trao đổi.
Ở vùng cao, chợ phiên không chỉ để trao đổi buôn bán mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của dân bản.
Bắc Sơn - Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch
Bắc Sơn không chỉ là mảnh đất anh hùng mà còn được biết đến như một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các nếp nhà sàn và phong tục tập quán sinh hoạt độc đáo của người bản địa.
Khách du lịch đến thăm khu di tích Khuổi Nọi (Vũ Lễ)
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Trấn Yên là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Sơn, nơi chủ yếu đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Những năm gần đây, nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong đó có hoa tam giác mạch nên Trấn Yên trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh nói chung và của huyện Bắc Sơn nói riêng.
Du khách tham quan, chụp ảnh tại thung lũng hoa Bắc Sơn, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn
Cát Lình - bức tranh đa sắc của Chiềng Muôn
Đây mới chính là thiên đường của mây, của gió, ôm ấp những thửa ruộng bậc thang như được dát vàng trong sắc nắng thu se lạnh, mời gọi du khách về khám phá, trải nghiệm...
Sóng lúa Cát Lình.
Cách trung tâm huyện Mường La chưa đầy 20 km, bản Cát Lình của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (núi múa khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa này, lúa trên những thửa ruộng bậc thang đang chín rộ, nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu, tầng tầng lớp lớp trải dài từ sườn núi này nối sang núi khác, kéo xuống tận thung sâu. Cát Lình - là địa danh phiên âm ra tiếng phổ thông, chứ người dân nơi đây vẫn gọi vùng đất này là Co Linh (nghĩa là khu rừng nhiều khỉ), cũng bởi vùng đất này còn khá hoang sơ, nơi trú ngụ của nhiều loài muông thú, trong đó có loài khỉ. Rừng nguyên sinh còn nhiều, suối nước dồi dào quanh năm, đồng bào dân tộc Mông các vùng Chiềng Ân, Ngọc Chiến đã về đây khai khẩn, lập bản, bám trụ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Lên Cát Lình chỉ có một con đường liên bản gập ghềnh sỏi đá, nối trung tâm xã Chiềng Muôn với các bản Hua Đán - Nậm Kìm - Cát Lình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)