25 thg 9, 2016

Thăm San Sả Hồ - "lãnh địa" của su su

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12km, xã San Sả Hồ được nhiều người ví von là “lãnh địa” của su su. Dọc đường vào du lịch khu Thác Bạc, những "núi" su su bạt ngàn khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. 

Những giàn su su ở Sa Pa như những tấm thảm xanh khổng lồ - Ảnh: N.T.LƯỢNG 

Su su là giống rau quả được trồng ở nhiều nơi nhưng hiếm có nơi nào su su xanh tốt và được trồng nhiều như ở Sa Pa, Lào Cai. Được thiên nhiên ưu ái, khí hậu quanh năm mát mẻ nên su su cũng quanh năm sinh trưởng tốt ở vùng đất này.

Làng biệt thự cổ trên quê lúa Phú Xuyên

Dọc theo quốc lộ 1A đến phố Guột rồi rẽ vào xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), đi thêm khoảng 2km là đến làng cổ Cựu trứ danh. 


Nằm bên bờ con sông Nhuệ, làng Cựu đã có từ lâu đời (trên 500 năm), gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử đất nước. Làng Cựu vốn là một làng thuần nông, nhưng thời Pháp thuộc nhiều gia đình buôn bán được nên mách cách làm ăn cho nhau, người làng giàu lên nhanh chóng và gần như nhà nào cũng xây được "biệt thự" để ở. Nhưng dần dần nhiều hộ gia đình bỏ đi nơi khác làm ăn để lại ngôi nhà vắng chủ, nhiều ngôi nhà xuống cấp mà không được tu sửa nên hỏng. Hiện nay làng Cựu có gần 30 ngôi biệt thự vẫn còn nguyên vẹn và có người ở.

Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc

Không chỉ tươi sống, thân hình chắc mẩy mà bề bề tại chợ quê Hải Hậu, Nam Định vừa lắm trứng, vừa to. 


Với hơn 72km đường biển, Nam Định được người ta nhớ đến với hai bãi tắm nổi tiếng là Thịnh Long (Hải Hậu) và Quất Lâm (Giao Thủy). Con đường từ bãi tắm Thịnh Long ra một phiên chợ quê cách đó không xa trở nên đầy dễ chịu trong một buổi sớm mùa hạ. 

Góc chợ huyên náo, ồn ào hơn bởi các ngư dân đi biển về đổ hải sản tươi ngon bày ra sạp mời du khách. Trong vô vàn các loại mực, ghẹ, nghêu, sò… thì bề bề lại là loại hải sản được chú ý hơn cả. 

24 thg 9, 2016

Độc đáo Hội chọi dê Mù Cang Chải

Hội thi chọi dê năm nay có trên 70 "đấu sĩ" của các chủ dê đến từ 14 xã, thị trấn của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần văn hóa du lịch danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016, Hội chọi dê lần thứ 2 đã được tổ chức với sự chứng kiến, tham gia cổ vũ của đông đảo người dân và du khách.

Những đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Mù Cang Chải

Dưới đây là những món đặc sản thơm ngon làm nức lòng du khách phương xa mỗi lần lên Mù Cang Chải.

Châu chấu rang Nghĩa Lộ làm nức lòng thực khách phương xa bởi hương vị thơm ngon. Đến Nghĩa Lộ mà không thưởng thức châu chấu rang thì quả là uổng phí. Món ăn này nghe cái tên nhiều người sẽ e dè nhưng khi thưởng thức thì sẽ không khỏi xuýt xoa bởi vị béo ngậy, bùi bùi của châu chấu hòa quyện cùng vài sợi lá chanh thái nhỏ thơm phức.

Lầu may chợ Đông Ba - nơi quá khứ hoài niệm

Lầu may chợ Đông Ba, một góc xưa cũ gợi nhớ đến thời quá vãng. Một góc “kẻ chợ” nhưng vẫn chậm chậm, đều đều, mặc nhịp sống hối hả.

Nói đến chợ Đông Ba, ấn tượng lớn nhất nơi đây chính là “một gallery khổng lồ của những đặc sản truyền thống” không chỉ của vùng văn hóa Huế mà còn cả những vùng miền trong cả nước.

21 thg 9, 2016

Mắt cá ngừ đại dương

Một con cá có 2 con mắt. Nhỏ như cá lòng tong có 2 con mắt, to như cá mập cũng chỉ có 2 con mắt. To vừa vừa như con cá ngừ đại dương cũng có 2 con mắt thôi. Mỗi con mắt cá ngừ đại dương to như cái chén, ăn ngon hết xẩy. Và như đã nói một con cá ngừ đại dương nặng bình quân 50 ký - tha hồ xẻ thịt - thì cũng chỉ có 2 con mắt. Do đó món này hiếm!

Phú Yên là thủ đô cá ngừ của Việt Nam nên cá ngừ ở đây nhiều nhất nước, nhưng mà con cá bắt lên họ xẻ thịt bán các nơi, còn mắt cá thì tại đây ăn gần hết, chia cho các nơi chẳng bao nhiêu!

Tui may mắn ăn mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc Bắc ở ngay tại Biên Hòa một lần. Ghiền luôn! Vậy nên có dịp ra Phú Yên phải ăn mắt cá ngừ đại dương ngay tại thủ đô cá ngừ cho thỏa mãn!


Kỳ thú đảo Phật nằm

Chơi vơi giữa sóng nước của vịnh Vân Phong, toàn cảnh hòn đảo giống như hình tượng Phật đang nằm, toàn thân và chân tay trong tư thế thiền tụng. Cái tên đảo “Phật nằm” cũng xuất phát từ ấy. 

Con đường cát trên biển nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc (đảo Phật nằm) nhìn từ trên cao - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Người dân địa phương gọi đảo này là hòn Ó. Còn trên bản đồ, hòn đảo có tên hòn Đuốc, là một trong ba hòn đảo nhỏ thuộc quần thể đảo Điệp Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. So với Điệp Sơn, đảo Phật nằm - hòn Đuốc là điểm tham quan mới lạ, hoang sơ và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.

Ngon khó cưỡng với các món ăn từ măng loi Tân Kỳ

Người ta gọi loại đặc sản này giản dị là măng loi, giống măng chỉ có ở núi rừng Tân Kỳ. Ai đã một lần ăn thì nhớ mãi bởi hương vị riêng có của nó...

Măng loi mọc nhiều trên núi cao ở các xã Tiên Kỳ, Đồng Văn, Tân Hợp (Tân Kỳ). Sở dĩ có tên là măng loi vì loại măng này được mọc trên đỉnh núi Pù Loi (Tân Kỳ). Măng mọc thành từng cụm dày, phát triển rất nhanh, cứ trồi lên khỏi mặt đất rồi đâm tua tủa. Ngọn măng nhỏ, nhọn, lá nhỏ, vỏ bóng.


Măng loi vừa mới hái về còn nguyên vỏ, tươi ngon 

Vào mùa măng loi mọc, bà con dân tộc Thổ, Thái lại đeo gùi lên núi hái măng. Măng được nhập cho thương lái tại chân núi với giá 30.000 đồng/kg đã bóc vỏ; còn giá bán tại chợ là 40.000 đồng/kg.

Độc đáo chiếc 'tra khi' của người Mông

Ngoài chiếc gùi dùng để lên nương rẫy bế ngô, lúa… người Mông Nghệ An còn có một dụng cụ đặc biệt nữa gọi là “tra khi” (bế phẳng). Đây là vật dụng có từ lâu đời trong cộng đồng người Mông dùng để bế các vật nặng và dài.

Trên các bản làng người Mông Nghệ An, gia đình nào cũng có vài ba chiếc "tra khi" dùng để gùi bế các vật nặng và dài.