4 thg 8, 2016

Nét độc đáo của ngôi nhà sàn người Tày Bảo Yên

Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai chái rất rộng rãi. 

Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô, Bảo Yên. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng/Tuổi trẻ 

Chiếc vòng bạc giữ linh hồn đứa trẻ của người Thái

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, khi mới sinh ra, linh hồn của đứa trẻ còn chưa về nhà. Nó vẫn rong chơi, lang thang ở đâu đó. Chiếc vòng bạc sẽ chở linh hồn của bé về trong lễ đặt tên.

Trong lễ đặt tên, lần đầu tiên trong đời, bé được làm nghi lễ buộc chỉ cổ tay.

Với những cộng đồng người Thái ở Nghệ An, ngày đặt tên là nghi lễ quan trong đầu đời của một đứa trẻ. Từ đó đứa trẻ có tên gọi chính thức của mình. Và cũng từ ngày này nó được “ma nhà” là tổ tiên của mình chấp nhận là thành viên của gia tộc.

Hiểm nguy đốt ong vò vẽ ở miền Tây xứ Nghệ

Từ tháng 7-9, ong vò vẽ thường làm tổ trên các vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ. Thời gian này, nhiều người dân đổ vào rừng lấy ong về chế biến làm món ăn. Từ lâu, món ăn từ ong vò vẽ được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để lấy được 1 tổ ong vò vẽ cũng không đơn giản chút nào. Việc đốt ong vừa nguy hiểm vừa có nguy cơ lan cháy rừng trong mùa khô hạn.

Bắt ong vò vẽ rất nguy hiểm nên người dân vùng cao xứ Nghệ thường lợi dụng ban đêm, khi ong đã vào tổ mới đi bắt. 

2 thg 8, 2016

Ăn nem Thủ Đức, tắm suối Xuân Trường

Đi theo quốc lộ 1K, gần tới ngã tư Linh Xuân thì bên phải có Đường số 3, rẽ vào đó chừng 100 met tới ngã ba, lại rẽ phải, qua một khu chợ nhỏ nhưng đông đúc là bạn sẽ thấy một Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp quốc gia: Đình thần Xuân Hiệp.

Cổng đình

Biến tấu bánh mì nướng muối ớt

Thức quà dung dị bánh mì nướng muối ớt của người dân Khmer giòn giòn, cay cay, mằn mặn với nhiều biến tấu mới mẻ được giới trẻ Sài thành, Đà Lạt say mê. 

Bánh mì nướng muối ớt vốn dĩ là món ăn của người Khmer ở khu vực Bảy Núi, Tịnh Biên, An Giang. Với hương vị hấp dẫn, món ăn dung dị ấy đã đổ bộ vào Long Xuyên, tiếp đến là các tỉnh Tây Nam Bộ, và những ngày gần đây đã có mặt tại Sài Gòn và Đà Lạt với những biến tấu mới theo ý thích của người bán và phong vị thực khách mỗi nơi. 

Nét đẹp cầu Dùng

Trên mảnh đất "nhút mặn chua cà" Thanh Chương, đã một thời giao thông là nỗi ám ảnh. Nỗi cách chia bởi sông nước đi cả vào trong câu hát "Ngại mùa mưa Thanh Chương mình nước lũ". Thế nhưng, giờ đây, về Thanh Chương, một trong những vẻ đẹp cuốn hút chính là những cây cầu. Thay thế cho con đò, rồi đến bến phà Dùng xưa đã lần lượt có tới 2 cây cầu, nối đôi bờ sông Lam...

Sông Lam một thời ngăn cách đôi bờ. 

Cá bống suối miền Tây Nghệ An, món thơm ngon khó cưỡng

Vào mùa mưa đến cá, cua, nhái, ốc… có ở khắp các con khe, con suối nhưng nhiều nhất vẫn là cá bống, một loại cá nhỏ mà được người dân miền Tây xứ Nghệ rất ưa chuộng, dùng để chế biến thành các món ăn độc đáo.

Khi màn đêm buông xuống, chỉ còn tiếng nhái và côn trùng kêu râm ran khắp các con suối cũng là lúc bà con Đồng Văn, Tân Kỳ rủ nhau đi bắt cá. 

Bức tranh sinh động của rừng bần ngoại ô Thành Vinh

Rừng bần ở xã Hưng Hòa (TP.Vinh) không chỉ là rừng ngập mặn, chống xói lở, thiên tai mà còn là nơi cư trú của nhiều loài thú, tôm, cua, cá, chim... mang lại giá trị kinh tế, giúp người dân cải thiện cuộc sống.

Nằm cách trung tâm TP Vinh khoảng 8km về phía Đông Bắc, rừng bần Hưng Hòa là cánh rừng nguyên sinh trù phú với sự đa dạng hệ sinh thái động, thực vật. Đây được coi là lá phổi xanh, bảo vệ hệ thống đê điều chống ngập mặn, chống xói lở, thiên tai. Rừng có diện tích hơn 70ha, chiều dài 4km, chiều rộng có chỗ đến 300m, phía ngoài tiếp giáp sông Lam, phía trong giáp đê 42. 

Lạc bước mê say tại thung lũng Kho Mường

Kho Mường là một thung lũng hoang sơ thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa đầy 150km.

Chúng tôi đến với Kho Mường vào một buổi sáng đẹp trời, băng qua gần chục cây số đường nhựa phẳng lỳ từ cầu La Hán đến ngã ba Thành Lâm, rẽ sang con đường dẫn về Thành Sơn là hành trình xuyên rừng, vượt núi. Nằm giữa một vùng thiên nhiên hoang sơ, hang Kho Mường gợi cho người ta cảm giác nơi đây giống một vùng đất còn yên ngủ, một hang động bí hiểm bị bỏ quên. Đường vào Kho Mường là những con đường ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt hay đồi núi chập chùng. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp vừa có chút khó khăn, hiểm trở nơi đây là cung đường yêu thích của dân “phượt”.

Những nếp nhà của người Thái ở Kho Mường

Bột Bích Chi - ý tưởng từ kháng chiến

Trong điều kiện của một đất nước chiến tranh khốc liệt, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, những chén bột gạo lứt màu hồng hồng của Bích Chi được các bà mẹ khuấy lên đút cho con ăn dặm với mong muốn bồi bổ thêm cho đứa trẻ được căng da chắc thịt, vượt qua nỗi lo đau ốm, còi xương của một thời thiếu thốn đến cùng cực.

Tôi tin rằng rất nhiều bạn đọc ở độ tuổi 40-50 đang đọc bài báo này đã từng ít nhất một lần được ăn chén bột Bích Chi khi còn đang chập chững. Tình thương mà các bậc cha mẹ dành cho con mình cũng chính là tình thương mà ông Trần Khiêm Khánh (tức Tư Khánh) dành cho cô con gái bé nhỏ của mình, để rồi trở thành một thương hiệu quen thuộc gắn với các bậc phụ huynh một thời.