23 thg 5, 2016

Cây thị di sản và ngôi mộ mối đùn trong thành nhà Hồ

Nói về thành nhà Hồ, người ta không thể không nhắc đến hai cây thị “cổ” có tuổi đời hơn 600 năm tuổi, thuộc thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cây thị đã trường tồn hàng trăm năm và được coi là biểu tượng tâm linh của vùng đất này.

Hai cây thị hơn 600 năm tuổi

Hai cây thị cổ có từ bao giờ, người dân thôn Xuân Giai chẳng ai biết. Ngay kể cả những người lớn tuổi như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi) cũng chỉ nghe kể lại. Từ khi ông sinh ra và lớn lên đã thấy nó. Điều đặc biệt, hai cây thị này mãi đến năm 2015 mới được công nhận là cây di sản thế giới. Khoảng thời gian dài ấy, vì sao cây thị vẫn không bị chặt, phá và ngược lại được bảo vệ đến tận bây giờ?.

Ông Hiềng bảo, khi ông sinh ra cho đến nay gần 100 tuổi đã thấy cây thị to như vậy, dường như nó không hề thay đổi.

10 món ngon làm quà biếu độc đáo ở Đắk Nông

Cà phê Đức Lập, khoai lang Tuy Đức, cà đắng, rượu cần, xoài Đắk Gằn…là những món ngon không lẫn vào đâu được của vùng đất Đắk Nông.

Cà phê Đức Lập 


Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà phê. Hiện nay, Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh. Do thuận lợi về tự nhiên; mặt khác, người dân địa phương đã có kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch, sơ chế… nên hạt cà phê Đắk Mil có chất lượng cao.

Hến sông Dinh

Thường khi nhắc đến các món ăn chế biến từ thịt con hến, người ta hay nghĩ đến hai địa danh Quảng Nam và Huế, bởi nó quá nổi tiếng từ xưa đến nay.

Nhưng điều đó bây giờ đã khác, 3 năm trở lại đây, người La Gi đã quen dần với tên gọi hết sức quê hương “hến sông Dinh”, một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống dưới đáy sông Dinh có thịt ngon không thua gì hến Quảng Nam, hến Huế.

Sông Dinh xuất phát từ núi Ông, huyện Tánh Linh chảy qua Hàm Tân, rồi đổ về La Gi để hòa dòng vào biển Đông. Là con sông có lưu lượng nước khá ổn định, rất thích hợp cho sự phát triển của các loài thủy sản. Đặc biệt từ khi sông Dinh được ngăn đập, tôm cá… trong lòng hồ sinh sôi rất nhanh và tràn về phía hạ lưu với nhiều chủng loại phong phú. Ngoài cá, tôm, người dân còn phát hiện dưới sông có rất nhiều hến. Hến sông Dinh to con, thịt dày, sống lẫn trong lớp cát dưới đáy sông. Đây là loài nhuyễn thể sử dụng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Khi mùa lũ qua, nước sông Dinh rút, nhất vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, người dân ra sông Dinh cào hến đem bán. 

Bán hến tại chợ Tân An. 

Bánh xèo nấm mối - món ngon ngày mưa

Niềm vui chị em tôi thuở ấy thật giản đơn khi biết mình sắp sửa được thưởng thức hương vị ngọt đậm đà, dai dai, giòn giòn của món bánh xèo nấm mối của mẹ khi những cơn mưa đầu mùa hè tới.


Khi ấy nhà tôi có đất rẫy ở Tân Lập - Hàm Thuận Nam, xung quanh đất có nhiều bụi tre, bụi chuối và có cả các gò mối nằm dọc bờ sông, nên sau vài cơn mưa đầu mùa nấm mối nhú lên từng giề, trông rất đẹp mắt.

Độc đáo nghề thả câu trăm lưỡi ở miền Tây Nghệ An

Không chỉ có quăng chài, thả lưới, bà con sống gần các con sông, con suối ở miền Tây Nghệ An như Mỹ Lý (Kỳ Sơn), Hủa Na (Quế Phong)... còn có một nghề khá độc đáo khác đó là nghề thả câu vương. Bộ câu vương, hay còn có tên gọi khác là câu trăm lưỡi (mỗi một bộ câu có hàng trăm chiếc lưỡi sắc nhọn) thích hợp cho việc đánh bắt ở những con sông có độ dốc cao và mục đích chính là đánh bắt các loài cá đi sát dưới đáy sông. Hay còn gọi câu vương là sát thủ của những con cá tiền triệu.

Trên những con thuyền 3 lá, người đàn ông nhẹ nhàng nâng từng đoạn câu. 

Làng trống nổi danh nhất Bắc Trung bộ chỉ còn là dĩ vãng

Thời Pháp thuộc, làng nghề làm trống xã Nghi Đức (thành phố Vinh) nức tiếng cả vùng Bắc Trung bộ. Năm tháng đi qua, làng trống xưa chỉ còn chưa đến 10 nhà giữ nghề truyền thống này. 

Theo lời kể của các nghệ nhân trong vùng, nghề làm trống Nghi Đức có cách đây hơn 100 năm, tính đến nay đã có trên dưới 10 thế hệ gắn bó với nghề này. Thuở ấy, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, rất nhiều người đổ về Nghi Đức mua trống, học nghề. Trống Nghi Đức đã từng nức tiếng cả một dải Bắc miền Trung và kéo dài cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước.

Làm trống chia ra nhiều công đoạn: ra gỗ, lắp ghép vỏ trống, bào vỏ trống, thuộc da bò, làm trơn vỏ, bịt mặt trống, làm trơn và đẹp trống. Mỗi công đoạn cần sự tỉ mỉ, khéo léo mới tạo ra được một chiếc trống ưng ý. Trống được làm bằng gỗ mít, đai trống dùng bằng dây mây, mộng chốt trống được làm từ tre...

Da bò là nguyên liệu không thể thiếu đối với nghề làm trống. Trước khi tang vào trống da bò được phơi nắng trong 2 ngày. 

22 thg 5, 2016

Kỳ thú “công viên đá” Hang Rái

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và địa chất độc đáo, “công viên đá” Hang Rái đang trở thành điểm khám phá mới trong bản đồ của giới du lịch bụi ở Ninh Thuận. 


Để xuống được tầng dưới của quần thể đá, du khách phải cẩn trọng trèo qua các mỏm đá nhọn - Ảnh: HUYỀN TRANG 

Tháng 5, bầu trời cao trong và nắng vàng như ướp mật. Khởi hành từ TP Nha Trang (Khánh Hòa), chúng tôi vượt cung đường dài 100km ngang qua núi đồi, biển đảo và cả những đồng ruộng xanh mướt mắt để đến với Hang Rái.

Nhìn từ xa, cả nhóm hơi thất vọng khi “công viên đá” với một khối đá lớn xù xì hiện ra trông chẳng có gì hấp dẫn. Thế nhưng khi đặt chân lên đó, mọi người đã không khỏi kinh ngạc trước vẻ độc đáo mà tự nhiên đã kỳ công sắp đặt.

Theo dấu chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông

Ông không chỉ là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội có tầm ảnh hưởng lớn mà còn là một chí sĩ yêu nước của thế kỉ XIX. Tìm về lăng mộ ông ở thôn Phú Hài – TP Phan Thiết – Bình Thuận, chúng tôi được biết nhiều điều bí ẩn xung quanh mộ ông…

Về Phú Hài, ngắm nhìn cảnh vật sông núi nơi có ngôi mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông, chúng tôi thật chạnh lòng khi nghe người trông mộ họ Nguyễn kia kể lại những câu chuyện bí ẩn từ lúc ông trông mộ. Mấy ai biết rằng ngôi mộ của Nguyễn Thông đã từng bị kẻ xấu chỉ vì lòng tham mà phá hủy…

Chuyện người trông mộ

Buổi trưa chúng tôi ghé thăm mộ Nguyễn Thông thì cổng vào khu mộ đã được đóng kín. Từ ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy bờ tường khuôn viên và cả khu mộ đều được quét vôi màu vàng. Dò hỏi, chúng tôi được biết người trông coi khu mộ Nguyễn Thông chính là ông Võ Văn Vinh (còn gọi Tám Vinh) (sinh 1954) ở cạnh đó chưa tới 50m.

Khu di tích lăng mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông nhìn từ ngoài vào

Thích mê những trái đào rừng chín mọng ở chợ vùng cao

Không chỉ có màu sắc bắt mắt, những trái đào rừng còn có hương vị ngọt, thơm rất đậm đà, gây "nghiện" cho người thưởng thức. Tháng 5, chính là thời điểm những trái đào chín rộ và cho thu hoạch. 

Cứ đến độ tháng 5, du khách có dịp lên Tây Bắc sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh sườn núi ngập sắc xanh, đỏ của những trái mận, đào. Khung cảnh đẹp nên thơ này không chỉ thu hút khách du lịch muốn lên ngắm cảnh đẹp vùng Tây Bắc, mà các thương lái cũng đổ xô lên vùng núi để thu mua những trái mận, đào tươi ngon vận chuyển về xuôi. 

Ở khắp các khu chợ Điện Biên, Sơn La… đào, mận được bày bán, nhìn những rổ đào, mận chín mọng ai cũng thèm thuồng. Trước đây, đào được bán trên thị trường chủ yếu là đào phát triển tự nhiên trong rừng, những cây đào cổ này cho ra những trái đào có lông, càng chín càng có màu đỏ đậm, ruột vàng. Nhưng ngày nay, người dân đã cấy, ghép tạo ra nhiều giống đào như: đào lai mận, đào Pháp, đào Bích Nhị. 

Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái...

Đi dạo qua khu vực ăn uống lề đường của khu phố Tàu (Chinatown) ở Bangkok (Thái Lan), đoàn du khách Đồng Nai chúng tôi bỗng bắt gặp một bất ngờ thú vị: Bên cạnh những loại trái cây truyền thống của Thái như sầu riêng, tha la, vải... bày bán trên quày, còn có mặt những bịch ni lông đựng trái trâm chín đen sậm. Mỗi một bịch chừng 100gam kèm theo túi muối ớt được bán với giá 20 bath (khoảng 8.000đồng VN). Ông Lý Văn Dừa, cựu giám đốc nhà máy đường Tân Thành (TP. Biên Hòa) ngạc nhiên kêu lên: "Trời ơi, loại trái cây chỉ có ở miền Đông mình mà bên Thái Lan này cũng có. Mà họ bày bán coi lịch sự quá! Chớ hồi nhỏ ở Phú Hội, mùa này có mấy bà già đem chừng một rổ trâm bán trước cổng trường học. Trâm được đong bằng cái chén đá rồi trút vô miếng lá chuối quấn thành hình cái loa. Đám học trò tụi này cứ vậy mà bóc ăn, chát chát, ngọt ngọt, miệng mồm đứa nào đứa nấy tím ngắt, đen thui...".

Trái trâm trên cây

Người cán bộ hưu trí 78 tuổi này, tham gia cách mạng từ lúc còn là một thiếu niên rồi được học tập ở miền Bắc, đưa sang Liên Xô đào tạo rồi về nước tham gia điều hành các cơ sở công nghiệp ở thành phố, đô thị bỗng chặt lưỡi: "Phải trên năm mươi năm rồi tôi mới nhìn thấy lại trái trâm. Không ngờ lại nhìn thấy nó ở Thái Lan".