12 thg 5, 2016

Tìm ăn nhái rán ở độ cao 2000m

Lần này tôi có dịp lên Háng Đồng, một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, là một trong những nóc nhà của tỉnh Sơn La với độ cao trên 2.000m để trải nghiệm về những món ăn nơi này. Mùa hạ mang đến món nhái rán trong những mâm cơm của người dân nơi đây. Tuy nhiên, để thưởng thức một bữa nhái rán không phải là điều đơn giản. 

Gắp một miếng giòn rụm từ thịt đến xương, béo ngậy, thơm phức với vị mằn mặn vừa miệng do được nêm gia vị rất khéo 

Muốn ăn thì lăn vào bếp 

Nhái không bán sẵn ở trong xã hay chợ dưới thị trấn. Muốn ăn bạn phải “đặt hàng” trước món này một ngày để chủ nhà đi bắt rồi chế biến vào ngày hôm sau. Anh Lò Văn Giới, người bản địa ở đây vui vẻ chấp nhận đề nghị của tôi và thậm chí còn dẫn tôi đi bắt nhái cùng anh. Bình thường, người ta thường soi nhái vào buổi tối, thời điểm đám nhái cơm, nhái bén lò mò ra khỏi hang để tìm mồi. 

Con đường hoa mười giờ rực rỡ dài 3 km ở Nam Định

Những con đường bê tông trở nên lãng mạn với các luống hoa đủ sắc màu bên ruộng lúa xanh mướt.

Những ngày đầu hè, có dịp tới thăm xóm 5 (xã Hải Quang, Hải Hậu, Nam Định), bạn sẽ thấy thích thú với con đường bê tông trồng hoa hai bên. 

Kỳ bí đôi rồng đá mất đầu ở di sản thành nhà Hồ

Đã trải qua bao nhiêu thế hệ, song đến nay người dân Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) vẫn chưa thể lý giải được vì sao hai con rồng đá trong thành nhà Hồ lại mất đầu. Xung quanh đôi rồng đá này có rất nhiều câu chuyện huyền bí mà đến nay vẫn chưa có lời giải “ai chặt đầu đôi rồng đá”?.

‘Trảm’ đầu rồng vì làm cháy nhà?

Từ cổng phía Nam, đi sang cổng phía Bắc của thành nhà Hồ, chúng tôi rất dễ dàng nhận ra đôi rồng bằng đá nằm song song ở hai bên đường ngay trung tâm của tòa Thành. Khi hỏi về đôi rồng đá có từ bao giờ, mất đầu từ khi nào thì người dân địa phương chẳng ai biết. Kể cả người già nhất làng như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi), làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến cũng chỉ biết và được nghe những câu chuyện truyền miệng của ông cha để lại. 

Những chuyện ít biết quanh di sản thế giới thành nhà Hồ

Công trình thành nhà Hồ đã tồn tại hơn 600 năm nay, tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Năm 2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, những câu chuyện kỳ bí quanh tòa Thành thì đến nay vẫn ít ai biết đến, những câu chuyện đó vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.

Xây thành trong 3 tháng

Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược phía Tây lên vùng đất Vĩnh Lộc chừng 70km, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một tòa Thành uy nghi được xây dựng bằng những khối đá to lớn cách đây hơn 600 năm trước.

Theo sử sách, mùa xuân, tháng Giêng 1397 Hồ Quý Ly sai thượng thư bộ Lại kiêm Thái Sử Lệnh Đỗ Tỉnh về xem xét đo đạc động An Tôn (thành nhà Hồ ngày nay) để đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, mở đường phố, dựng đàn Xã Tắc có ý muốn dời kinh đô về đó. 

Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới

Xem cây đa trăm tuổi trổ hoa ở Nghệ An

Những ai đã từng đặt chân đến bản Khe Rạn (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông) sẽ không khỏi trầm trồ, thú vị trước cây đa to lớn gần như ôm trọn một góc bản. Một ngạc nhiên không kém, là vào tháng 5 đến tháng 7 hằng năm, cây lại ra hoa, kết trái mang lại cảnh tượng đẹp đến nao lòng.

Theo lời kể của ông Vi Công Chương, Bí thư Chi bộ Bản Khe Rạn thì từ ngày đầu lập làng, khi hộ dân đầu tiên khai hoang mở ấp ở đây thì cây đa đã đứng sừng sững nơi đây rồi. Kích thước của cây lúc đó đã to lớn không kém bây giờ. 

Bản nhạc mưa...

Thành phố ướt mưa. Cơn mưa rào đầu hạ, nên mọi thứ có vẻ mới mẻ, lạ lẫm. Tháng Năm đến rất nhanh, ồn ào bồng bột nhưng cũng dịu mềm biết mấy. Trong nắng đã cảm thấy hơi oi nồng, khiến người ta nghĩ tới những đợt gió Lào…

Mưa rào đầu hạ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Duy Hưng 

Nhưng trong những ngày đầu tháng Năm, thời tiết vẫn còn dịu dàng lắm. Và khi cơn mưa rào đầu tiên trút xuống thành phố, người ta thấy thích thú như thể một điều gì mới mẻ đang đến, như được tưới tắm trong làn không khí thanh khiết. Trong vườn hoa tam giác, đoạn đường Quang Trung, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, mưa dạt theo chiều gió, khiến những bụi cây nghiêng ngả, cỏ thì long lanh hẳn bởi nước mưa đọng trên cái màu xanh biếc.

11 thg 5, 2016

Quần thể cây cổ thụ gần 700 năm tuổi trong khuôn viên đền thờ ở Nghệ An

Nằm phía sau khuôn viên đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) có 3 cây cổ thụ gần 700 năm tuổi. Người dân địa phương vẫn quen gọi là cây lồ ô. 

Cần 3 người mới ôm xuể gốc cây lồ ô. 

Mùa săn nấm mối

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những “thợ săn” phải rất nhanh nhạy, dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản đắt tiền này.
Nhiều năm qua, nấm mối đã trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người ưa thích. Do mọc tự nhiên trong các vườn cây nên việc tìm kiếm khá công phu. Vào mùa, rất nhiều người rủ nhau đi săn nấm mối và rỉ tai nhau khá nhiều chuyện ly kì xung quanh việc tìm nấm mối.

Gian nan tìm đặc sản

Chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Văn Hùng ở ấp 4, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) - người có thâm niên hơn nửa thế kỷ săn tìm nấm mối. Tiếp chúng tôi là lão nông dáng người cao gầy, gương mặt khắc khổ đầy những nếp nhăn, dường như ông đã trải qua cuộc sống khá vất vả. Hỏi về chuyện tìm nấm mối, ông Hùng nói: “Năm nay mưa ít, nấm mối có trễ, tôi đã đi tìm 4-5 đêm liền nhưng chưa gặp được ổ nấm mối nào. Người nào may mắn cũng chỉ tìm được ổ nhỏ khoảng 1-2 kg”.

Cả ngày chị Nguyễn Xuân Thảo, ấp 10, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) mua gom được hơn 1kg nấm mối. 

Nấm mối vùng cao su

Món nấm mối bọc giấy bạc nướng đang được ưa thích trong mùa này ở các nhà hàng, quán ăn ở Long Khánh.

Từ mùng năm tháng năm âm lịch (Tết Đoan Ngọ) đến nay, với những cơn mưa phập phù, "trời chợt mưa rồi chợt nắng", mà bà con nông dân Đồng Nai hay gọi là "mưa nấm mối", đã làm cho các phiên chợ sáng ở Cẩm Mỹ, Long Khánh trắng lóa những rổ, thúng vun đầy nấm mối. Thông thường phải đến ngày 20 tháng 7 âm lịch hàng năm mới dứt mùa nấm mối. Nhưng nhiều người dân ở Long Khánh và Cẩm Mỹ cho rằng nấm mối năm nay trúng mùa, đặc biệt là đợt nắng gắt sau những trận mưa to đầu mùa, nấm mối rộ lên rất nhiều ở các triền lô cao su. Khoảng hai năm nay, ở các nông trường cao su Cẩm Mỹ, Ông Quế, Bình Lộc ... sang tận An Viễng, Bình Sơn của huyện Long Thành xuất hiện một số người dân chuyên nghề đi săn nấm mối. Họ đi thành từng cặp hai người, thường là vợ chồng hoặc thêm một, hai đứa con nhỏ. Dân đi săn nấm mối (trước đây, công việc này ít người tham gia hơn và họ được gọi là dân đi săn nấm mối) thường "xí" sẵn một vài khu vực quen thuộc. Đến mùa, họ canh thấy trời vừa dứt mưa và nắng lóe lên thì họ liền tức tốc, xách giỏ vác bao ra "địa bàn" để thu hoạch nấm mối. Trúng nhất là ở những khu vực triền cao su mà chiều tối hôm trước có đám mưa to, sáng sớm hôm sau tạnh mưa, trời khô ráo. Dân đi săn nấm mối có nhiều kinh nghiệm còn cho rằng: ổ nấm mối không đứng yên ở vị trí cũ, mỗi mùa nó đều có sự chuyển dịch nhưng cũng không xa lắm với vị trí phát hiện năm trước. Và nó thường di chuyển theo hướng đất có gò cao nên dân có nghề cũng rất dễ tìm.

Trai rạch Lò Gốm

Có lần, được thưởng thức món cháo trai rất ngon ở một quán nhỏ nằm bên cạnh hồ công viên của thị xã Tuyên Quang, tôi cứ nghĩ món ăn này là "đặc sản" của Tuyên Quang, còn ở Đồng Nai một đôi nơi cũng có nuôi trai nước ngọt nhưng chủ yếu là chỉ để cấy ngọc thử nghiệm. Thế nhưng mới đây gặp ông Hai Sơn (Nguyễn Văn Sơn) ở ấp Tam Hòa, xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa) tôi mới biết mình đã lầm lẫn rất lớn. Ông cựu tập đoàn trưởng đầu tiên của tập đoàn sản xuất nông nghiệp xã Hiệp Hòa, nay đã 66 tuổi, từng được báo chí một thời ca ngợi như là "cánh chim đầu đàn trong phong trào hợp tác hóa ở Đồng Nai" khẳng định: "Trai là con vật bản địa của ao hồ trên đất Cù lao Phố này. Nó có mặt lâu đời lắm rồi nhưng do quá ít và kém phát triển nên không được người ta chú ý lắm. Nhưng từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là sau khi có chủ trương thực hiện "khoán 10", phong trào đào ao nuôi cá phát triển thì con trai ở đây cũng rộ lên. Mà đâu phải giống mới gì, cũng chính con trai sống tự nhiên dưới đáy ao hồ trên đất Cù lao Phố này. Cũng có lúc con trai trở thành vấn đề "nóng", khi ông Tư Sang, ông Phước Huỳnh (Phó chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa) đem một giống trai nước ngọt ở tận Lâm Đồng về nuôi thử, gia đình tôi cũng bỏ ra 4 năm để đeo đuổi con trai với ước mong cấy ngọc... nhưng đều không có kết quả!".Xoay quanh cái hiện tượng lạ là con trai ở Cù lao Phố sau "khoán 10" bỗng trở nên to lớn hơn trước (trước kia một kg trai phải từ 10 đến 12-13 con, bây giờ mỗi con trai nặng bình quân 200 gr. Con trai 2 năm tuổi thường to bằng bàn tay: 300 - 350 gr, thậm chí có con trai nặng đến nửa kg hoặc 6, 7 lạng). 

Con trai ở xóm rạch Lò Gốm