30 thg 12, 2015

Nhớ món hến xào miền Trung ngày lạnh

Chuyến về thăm nhà ở Quảng Nam vào những ngày tiết trời lành lạnh, mưa rỉ rả. 

Đang ngồi hàn huyên với mẹ trước hiên nhà thì gặp bà Tám đang bưng cái thau hến xào đi bán quanh xóm, cái tiếng rao lanh lảnh, khét lẹt giọng Quảng: “Ai en hến xồ không”. Bà bán hàng di động quanh cái thôn nhà tôi cũng hơn 10 năm rồi, nhớ những ngày còn học cấp 3, vẫn hay ăn hến xào của bà. Gọi với lại: “Bà Tám ơi, bán con một chén hến”.

Ở Sài Gòn vẫn hay ăn món này nhưng toàn con hến bự, bằng đầu ngón tay út, hiếm lắm khi vào quán ăn đúng chất Quảng Nam mới ăn được loại hến nhỏ tí xíu mà thịt chắc, ngọt, thơm. 

Tôi vừa nhâm nhi mùi hến đậm đà, giòn tan lẫn trong miếng bánh tráng, hít hà vị cay xè của ớt, nghe đậm đà vị rau quế trắng chỉ có ở ngoài Quảng Nam quê tôi - Ảnh: Thanh Khang 

29 thg 12, 2015

Vẻ đẹp mùa đông Mộc Châu

Dù ngay trong những ngày đông giá rét nhất của miền Bắc, Mộc Châu vẫn đẹp rực rỡ bởi muôn vàn loài hoa tươi khoe sắc khắp nơi.

Nằm cách Hà Nội 190 km theo hướng quốc lộ 6, cao nguyên Mộc Châu từ lâu là điểm đến hấp dẫn biết bao người. Đường đi thuận lợi, khí hậu mát mẻ quanh năm cùng hệ thực vật bốn mùa khoe sắc... khiến nơi đây luôn là địa chỉ số một cho những kỳ nghỉ ngắn ngày tại miền Bắc. 

Chiều đông thanh bình bên bờ sông Đáy

Du khách muốn trốn tránh sự đông đúc của người, xe ở trung tâm Hà Nội có thể dành thời gian lặng mình ngắm cảnh chiều đông yên ả bên làng mạc, ruộng đồng cạnh sông Đáy.

Cầu Mai Lĩnh (Hà Đông), nằm trên quốc lộ 6, là cây cầu nối liền con đường từ thủ đô Hà Nội đến các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Đây dường như là một điểm dừng chân bình yên với khung cảnh nông thôn bình dị và dân dã. 

28 thg 12, 2015

Đình thần Tân Bản

Tân Bản là một ấp thuộc phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa. Ở Bửu Hòa có 2 di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là đình Mỹ Khánh (đền thờ Nguyễn Tri Phương) và chùa cổ Long Thiền được nhiều người biết đến. Đình thần Tân Bản ít được nhắc tới.

Đình thần Tân Bản nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương.

Con đường vào đình thần Tân Bản

Bưởi ngọt trên cù lao Tân Triều

Cách trung tâm Tp. Biên Hòa khoảng 10km, cù lao Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) hiện là vùng chuyên canh cây bưởi và trở thành thương hiệu trái cây nức tiếng khắp Nam Bộ. 

Xưa kia, vùng đất Tân Triều chủ yếu trồng trầu. Vào năm 1869, vị cha xứ nhà thờ Tân Triều mang hai cây bưởi giống từ Brazil về trồng, khi quả chín bổ ra thấy múi đều và vàng ươm, khi ăn rất ngọt. Từ đó, người dân chiết cành đem trồng và nhân rộng ra trong vùng. Đến nay, cù lao này đã trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và thương hiệu bưởi Tân Triều là đặc sản trái cây nức tiếng khắp Nam Bộ. 

Từ năm 2006, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển giá trị thương hiệu bưởi Tân Triều, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh cho loại nông sản này trên thị trường trong và ngoài nước.

Hấp dẫn bù chải um me

Bù chải là tên gọi thông dụng của một loại hải sản có ở dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, một số vùng còn gọi là tôm tít, bề bề.
Với xóm chài làng tôi, bù chải là món ăn ưa thích của lũ con nít và cũng là món đưa cay của những người lao động nghèo. Xét về mặt kinh tế, bù chải không có giá trị bằng cua, ghẹ, tôm nhưng chất dinh dưỡng của nó chẳng kém cạnh gì, đặc biệt là hàm lượng canxi dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe của xương. 

Đưa miếng bù chải rang me vào miệng, khó mà cưỡng lại vị chua chua, ngòn ngọt, mằn mặn và thơm lừng của những thớ thịt - Ảnh: Hòa Nhơn 

Nhà thờ Lộc Lâm

Địa chỉ : KP. 5, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, giáo dân họ Đông Tiến tỉnh Bắc Ninh và một số giáo dân khác lập trại tạm trú tại Thạch Phú - Bến Tre do Cha Đaminh Hoàng Văn Thuận coi sóc. Ba năm sau, 1958 cộng đoàn này di chuyển đến xã Đồng Hiệp quận Định Quán, tỉnh Long Khánh và lập thành xứ Lộc Lâm thuộc Giáo phận Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của Cha Đaminh Phạm Sĩ Khiêm.

Năm 1965, cộng đoàn này cùng với Cha Đaminh đã di chuyển ra vùng đất Hố Nai thuộc quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa định cư và xây nhà thờ với kích thước 10m x 40m bằng gạch, kèo gỗ và mái tôn.



27 thg 12, 2015

Khám phá con đường chìm dưới biển độc đáo nhất Việt Nam

Nằm lênh đênh giữa đại dương, con đường mòn kéo dài gần 800m nối giữa hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn, thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) được xem là con đường độc nhất vô nhị tại Việt Nam


Đất nước Việt Nam còn đó biết bao những địa danh độc đáo, mới lạ, thôi thúc những bước chân khám phá. Để rồi khi tìm đến, bạn sẽ vô cùng tự hào và thán phục trước vẻ đẹp của đất nước mình. Và con đường chìm dưới mặt biển độc đáo mà nhóm chúng tôi vừa tìm thấy, tất nhiên phải trải qua những khó khăn vốn có, đã minh chứng cho điều này. 

Nhà thờ Bắc Hải

Địa chỉ: KP. 1, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Tháng 09.1954, một số giáo dân, phần lớn thuộc Giáo phận Hải Phòng gồm các xứ Nam Am, Hội Am, Vĩnh Ninh, Đồng Giới, Đông Khê, Ngọc Lý, Văn Mạc, Đào Xá và An Toàn, đến định cư lập nghiệp hai bên quốc lộ 1A cách Biên Hòa 7 km. Giai đoạn đầu, đời sống cơ cực nên một số giáo dân tản mác đi những nơi khác sinh sống. Số giáo dân còn lại thành lập từng xứ và có nhà thờ riêng.

Trước tình hình số giáo dân đã ít lại chia thành nhiều xứ, Cha Phêrô Vũ Trọng Thư kêu gọi các Giáo xứ hợp lại thành lập một Giáo xứ và lập nên Giáo xứ Bắc Hải. Ngôi thánh đường đầu tiên của Giáo xứ Bắc Hải được làm bằng cây, mái lá với diện tích khoảng 60m2.

Năm năm sau, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hải kế nhiệm Cha Phêrô phụ trách Giáo xứ và cùng với cộng đoàn xây dựng nhà thờ mới với diện tích 450 m2. Năm 1971, Cha Gioan Baotixita và cộng đoàn Bắc Hải một lần nữa xây nhà thờ mới với kích thước 19m x 55m bằng vật liệu kiên cố và tháp chuông cao 42m



Nhà thờ Xuân Trà

Địa chỉ : 9/68 KP. 10, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Giáo xứ Xuân Trà có gốc từ Giáo xứ Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh. Năm 1954, một số giáo dân thuộc Giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng, di cư đến khu vực Hố Nai cách Biên Hòa 7 km về hướng Đông bên quốc lộ I lập nghiệp.

Thời gian đầu, cộng đoàn giáo dân này là một họ thuộc Giáo xứ Nam Hải, sau đó giáo dân đồng hương từ nhiều nơi quy tụ về và hình thành Giáo họ Trà Cổ.

Ngày 19.03.1971, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn nâng Giáo họ Trà Cổ lên thành Giáo xứ với tên gọi là Giáo xứ Trà Cổ II và cử Cha Phaolô Nguyễn Văn Nhân làm chánh xứ tiên khởi.

Cuối năm 1971, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thái Chưởng kế nhiệm Cha Phaolô phụ trách Giáo xứ Trà Cổ II. Một năm sau, Cha Gioan Baotixita cùng với cộng đoàn Trà Cổ xây dựng nhà thờ với kích thước 16m x 45m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.