27 thg 2, 2015

Ðường tre đẹp nhất Sa Pa

Lên Sa Pa, nếu đến làng du lịch Tả Van, đi trên tuyến đường từ thị trấn Sa Pa - Tả Van, ai cũng phải ngỡ ngàng khi đi qua đoạn đường gần 1 km hàng tre, mai, trúc xanh mướt bốn mùa dọc hai bên đường.

Từ lâu, hình ảnh lũy tre xanh đã gắn liền với làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, sống trung thực, ngay thẳng, luôn đoàn kết gắn bó, nương tựa lẫn nhau để vươn lên trong cuộc sống và chống lại kẻ thù. Thông thường, những lũy tre xanh thường gặp ở các làng quê vùng đồng bằng cùng với với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bình dị. Thật bất ngờ, ở ngay “Thành phố trong sương”, dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - xứ sở của các loại sa mộc và những loài cây xứ lạnh, chúng ta lại bắt gặp những lũy tre, lũy mai xanh tốt đẹp đến vậy.

Du khách thích thú đi dạo trên đoạn đường tre xanh ngắt.

26 thg 2, 2015

Bến Bình Đông

Bến Bình Đông là một không gian di sản với các dãy nhà mang đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Nơi đây còn mang dấu ấn của hoạt động kinh tế “trên bến dưới thuyền” một thời cũng như sự giao thoa của văn hóa Đông - Tây rất thu hút du khách khi đến Tp. Hồ Chí Minh. 

Ngược thời gian, bến Bình Đông xưa là một phần quan trọng của Chợ Lớn, được hình thành ngay khi người Hoa từ Cù lao Phố (thuộc Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tới đây vào năm 1778. Sau đó, cộng đồng người Hoa đã gây dựng bến Bình Đông dọc theo hai bờ kênh Tàu Hũ trở thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam với sự kết hợp liên hoàn giữa hệ thống các điểm xay lúa, kho gạo và bến bãi. Bến Bình Đông chính là nơi chứng kiến một giai đoạn thịnh vượng của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo trong suốt lịch sử hơn 300 năm phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn.

Địa danh Cù lao Tân Triều

Cù lao Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu , Biên Hòa tên gọi này đã từng bị hiểu lầm là “triều đình mới”, “kinh đô mới” do Nguyễn Ánh thiết lập ở Trấn Biên, Biên Hòa để đối đầu với nhà Tây Sơn chẳng hạn như tác giả Mathilde Tuyết Trần qua bài viết Đi tìm dấu vết Bá Đa Lộc (Mgr Pigneau de Béhaine)… 

Trong làng bưởi Tân Triều. Ảnh: PHN

Thưởng thức bánh chưng gù độc đáo của người Dao đỏ

Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng trong cộng đồng người Dao đỏ Yên Bái, chiếc bánh gù vẫn được thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác.

Đối với đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái, đón Tết cổ truyền, ngoài những lễ vật như xôi, thịt, rượu thì không thể thiếu những chiếc bánh truyền thống của dân tộc.

Bánh chưng gù – một loại bánh truyền thống của dân tộc thường được bà con người Dao đỏ ở Yên Bái làm để thờ cúng tổ tiên, mang biếu ông bà. Theo quan niệm của người Dao đỏ, bánh chưng gù tượng trưng cho người Phụ nữ Dao chịu thương chịu khó, khi lên nương thường gùi chiếc gùi truyền thống của mình để hái lúa, lúc chị em cúi xuống sẽ tạo thành một đường cong trên lưng.

Ảnh minh họa: Báo Bắc Kạn

Sắc đỗ quyên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Không chỉ thử thách bản thân khi chinh phục đỉnh Fansipan mà bạn còn được ngắm các loại hoa đủ màu trắng, hồng, đỏ, vàng... trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Khoảng thời gian đẹp để chinh phục đỉnh Fansipan là những ngày giữa tháng 2 đến cuối tháng 3 khi thời tiết bắt đầu ấm dần, các loài hoa đỗ quyên phổ biến bắt đầu nở rộ. Khi đó bạn sẽ được chiêm ngưỡng các loại hoa tuyệt đẹp này, giúp ta không còn cảm giác nhàm chán trên đường đi, mà sẽ cảm thấy rất thú vị khi được hòa mình với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá.

Từ thành phố Sa Pa phải di chuyển bằng xe khách để đến được bản Cát Cát. Đây là cung đường đi khó nhất trong những đường phổ biến. Nó dài và hiểm trở, muốn đi lên phía trước phải trải qua rất nhiều dốc đá cao, lấy tay bám từng rễ cây nhô ra để làm tay vịn đu người lên.

25 thg 2, 2015

Tên phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Theo số liệu thống kê cuối năm 2006, Việt Nam có 10.899 đơn vị hành chánh cấp xã, phường, thị trấn. Từ đó đến nay có một số thay đổi nhỏ như thành lập thêm, sát nhập hoặc nâng cấp (thị trấn thành thị xã)... các đơn vị hành chánh này, tuy nhiên về tổng thể con số gần 11.000 đơn vị hành chánh cấp xã, phường, thị trấn vẫn là chính xác.

Một xả ở làng quê Nam bộ. Ảnh: PHN

Tên thị trấn - phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Di tích thành Cổ Loa

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay) là thủ đô thời các vua Hùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Khoảng cách quốc lộ 3 đến Cổ Loa là 2km.

Trạm xe buýt Long Biên, các xe đi Phù Lỗ, Đa Phúc đều có chạy ngang Cổ Loa. Sẽ phải đi bộ thêm 2km mới vào đến khu di tích, nhưng khung cảnh làng quê Bắc Bộ ở đoạn này cũng khá dễ thương.

Bảo tàng điêu khắc Chăm độc đáo giữa Đà Nẵng

Được hoàn thành vào năm 1919, Bảo tàng điêu khắc Chăm là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung.

Cổ viện Chàm, nay là Bảo tàng điêu khắc Chăm (số 2, đường 2-9, thành phố Đà Nẵng), được xây dựng theo ý tưởng của nhà khảo cổ người Pháp Henri Parmentier với một đề án của Viện Viễn đông Bác cổ. Công trình được hoành thành vào năm 1919, trở thành là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở dải đất miền Trung. Công trình được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu pha trộn với những đường nét của kiến trúc Chăm theo gợi ý của Parmentier.

Một góc của Bảo tàng điêu khắc Chăm

Tên quận - huyện Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?

Nếu xét theo tên tỉnh thì chữ Quảng được dùng làm chữ đầu tên tỉnh nhiều nhất. Ta có 5 tỉnh có tên bắt đầu bằng Quảng:

Quảng Ninh
Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi

(dù có đúng 5 tỉnh bắt đầu bằng chữ Quảng nhưng Ngũ Quảng lại không phải 5 tỉnh như thế này à nghen!)


Ngôi đình 300 năm nguyên vẹn ở Bắc Giang

Tọa lạc tại Bắc Giang, Đình Vường có quy mô lớn và kết cấu khá hoàn hảo. Dù đã gần ba trăm năm tuổi, đình vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ do chưa hề có một lần trùng tu nào lớn.

Đình Vường tọa lạc tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên gọi theo làng, đình có tên chữ là Thịnh Vượng, do chữ làng Vường mà ra. Toàn bộ khu đình bao gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công, gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai chái.