Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 8, 2022

Người Hà Nhì ở vùng cao Y Tý

Bản của người Hà Nhì độc đáo với những ngôi nhà hình vuông, tường trình bằng đất.

Kỳ thú thác bản Hốc

Trong hành trình khám phá vẻ đẹp vùng đất Nghĩa Đô (Bảo Yên), thác bản Hốc là điểm đến, điểm dừng chân lý tưởng của du khách, nhất là vào những ngày hè oi ả.

Cách trung tâm xã Nghĩa Đô khoảng 2 km, thác bản Hốc thuộc địa phận bản Hốc. Muốn đến thác, du khách phải vượt qua đoạn đường uốn lượn quanh dòng suối, hòa mình vào không gian bản làng của người Tày với những ngôi nhà sàn truyền thống tựa lưng vào núi, những cánh đồng bát ngát. Đứng từ xa, du khách có thể nghe được thanh âm của thác nước, càng gần càng rõ. Khi đến nơi, trước mắt du khách là không gian non nước hữu tình, dòng thác từ trên cao đổ xuống tuyệt đẹp.

Thác bản Hốc.

16 thg 8, 2022

Khám phá những ngôi biệt thự cổ


Giữa phố xá nhộn nhịp, những ngôi biệt thự cổ ở Sa Pa luôn mang trong mình những nét đẹp riêng có. Đó không chỉ là nét đẹp kiến trúc, khuôn hình, mà còn là vẻ đẹp mang những dấu xưa hoài niệm.

Sa Pa ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, điều đó cũng có nghĩa nhiều căn biệt thự, khu resort, villa “mọc lên như nấm”. Tuy nhiên, khi đến với “thành phố trong sương”, nhiều người vẫn cố công tìm đến những ngôi biệt thự rêu phong, mang đậm kiến trúc Pháp với cả trăm năm tuổi.

18 thg 5, 2020

Đồi hoa tím tuyệt đẹp tại Sa Pa

Đồi hoa Mã Tiền Thảo, nằm trong khuôn viên công trình du lịch văn hóa (Sun World Fansipan Legend) đang mùa nở rộ tuyệt đẹp. Với một màu tím nổi bật, nơi đây đang là một điểm đến rất được yêu thích, đặc biệt là giới trẻ để có những bức ảnh đẹp. Vườn hoa rộng 8 ha, phủ kín một sườn núi ở Sa Pa.

Hoa tím bao phủ cả một sườn núi, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn. 

Vẻ đẹp đồi chè Linh Dương giữa lòng thành phố

Chắc nhiều người chưa biết ngay giữa lòng thành phố lại có một khu nông nghiệp sinh thái đẹp mê hoặc đến thế. Đó là khu trồng chè chất lượng cao của Công ty Cổ phần Linh Dương ở thôn Cửa Cải, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) mà người dân vẫn quen gọi là đồi chè Linh Dương.

Với gần 70 ha chè được trồng trên những quả đồi nối tiếp nhau, ngoài cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến các sản phẩm đồ uống từ búp chè mang thương hiệu “Linh Dương Tâm Trà”, nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân thành phố Lào Cai và không ít khách du lịch.


Những đồi chè nối tiếp nhau tạo nên một khu sinh thái đầy hấp dẫn. 

23 thg 10, 2018

Mộc mạc chợ phiên Tân Dương

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Tân Dương (Bảo Yên) còn là nơi để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, tâm tình.

Khu bán hàng thổ cẩm. 

Chợ Tân Dương nằm ven Quốc lộ 279, họp vào thứ Sáu hằng tuần. Từ sáng sớm, người dân các bản ở Tân Dương và các xã lân cận đến chợ mang theo những sản vật gia đình. Tại khu vực họp chợ hiện nay, trước kia là chợ trâu khá sôi động, tuy nhiên, những năm gần đây, trâu được thương lái mua về chăm sóc, vỗ béo và bán cho các trang trại, nên chợ chuyển dần sang bán các loại nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông cụ... Giao thông ngày càng thuận lợi, quy mô chợ được mở rộng, nhiều tiểu thương ở nơi khác cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, vì vậy, một góc chợ đã bắt đầu xuất hiện những gian hàng bán quần áo, đồ điện tử… Ông Hoàng Văn Quân, người dân sống gần chợ Tân Dương cho biết, trước đây chưa có chợ, mọi sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi đây phần lớn là tự cung, tự cấp, muốn đi chợ, bà con phải ra thị trấn Phố Ràng hoặc ngược lên Nghĩa Đô. Từ ngày có chợ phiên, nhiều loại nông sản ở địa phương đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

15 thg 3, 2018

Nghề dệt truyền thống của phụ nữ Tày Nghĩa Ðô

Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. 

Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.

Chẳng ai nhớ nghề dệt chăn thổ cẩm có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ, mọi người đã thấy các bà, các mẹ ngày ngày cần mẫn bên khung cửi. Việc dệt chăn của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Trước đây, sản phẩm làm ra không mang tính hàng hóa, chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Do đó, công việc dệt vải thường được phụ nữ Tày thực hiện sau khi đã làm xong việc đồng áng, hoặc tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi vào buổi trưa hay ban đêm. 


Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề dệt chăn truyền thống. 

3 thg 11, 2017

Về Dền Sáng thăm làng nghề chạm bạc truyền thống

Ðến Dền Sáng (Bát Xát), du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sơ, mà còn được tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao qua nghề chạm bạc truyền thống.

Nằm yên bình bên dòng suối Tình, giờ đây, làng nghề chạm bạc truyền thống Nậm Dạng, xã Dền Sáng được du khách biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.

Du khách thích thú với nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Dền Sáng. 

13 thg 10, 2016

Tím biếc hoa oải hương trên cao nguyên trắng

Mấy ngày nay, rất đông du khách tới cánh đồng hoa oải hương tím biếc tại Thải Giàng Phố (Bắc Hà) để tham quan, chụp ảnh.
Được biết hiện nay chỉ có 2 nơi ở Việt Nam trồng thành công hoa oải hương tím là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và huyện Bắc Hà (Lào Cai).

Báo Lào Cai xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về loài hoa này.

Cánh đồng hoa oải hương với màu tím quyến rũ. 

13 thg 1, 2016

Vẻ đẹp dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng - một công trình pha trộn giữa kiến trúc nhà cổ của Pháp với kiến trúc phương Đông, đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ Bắc Hà.
Gần 100 năm qua, khu dinh thự này vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Công trình được khởi công năm 1914 theo thiết kế và sự giám sát trực tiếp của hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Đến năm 1921, tòa dinh thự mới hoàn thành.

27 thg 2, 2015

Ðường tre đẹp nhất Sa Pa

Lên Sa Pa, nếu đến làng du lịch Tả Van, đi trên tuyến đường từ thị trấn Sa Pa - Tả Van, ai cũng phải ngỡ ngàng khi đi qua đoạn đường gần 1 km hàng tre, mai, trúc xanh mướt bốn mùa dọc hai bên đường.

Từ lâu, hình ảnh lũy tre xanh đã gắn liền với làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, sống trung thực, ngay thẳng, luôn đoàn kết gắn bó, nương tựa lẫn nhau để vươn lên trong cuộc sống và chống lại kẻ thù. Thông thường, những lũy tre xanh thường gặp ở các làng quê vùng đồng bằng cùng với với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bình dị. Thật bất ngờ, ở ngay “Thành phố trong sương”, dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - xứ sở của các loại sa mộc và những loài cây xứ lạnh, chúng ta lại bắt gặp những lũy tre, lũy mai xanh tốt đẹp đến vậy.

Du khách thích thú đi dạo trên đoạn đường tre xanh ngắt.

13 thg 8, 2013

Vẻ đẹp nhà tường trình của người Hà Nhì ở Ý Tý

Những ngôi nhà tường trình bằng đất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông luôn tạo nên một nét kiến trúc nhà ở độc đáo của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý. 

Hàng năm cứ sau mỗi mùa vụ, người Hà Nhì lại bắt tay vào làm nhà mới thay thế nếp nhà cũ đã xuống cấp. Khi chọn được mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt tay vào công đoạn trình tường nhà, đất đỏ được đưa vào khuôn, dùng chày nén chặt, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên bức tường vững chắc. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m2…

Sau khi tường đã trình xong sẽ đến công đoạn lắp ghép các xà và đòn tay gỗ để lợp mái. Trước đây, người Hà Nhì lên rừng lấy cỏ gianh để lợp mái, vì vậy mỗi khi có gia đình làm nhà mới, các hộ xung quanh sẽ góp sức cùng nhau lên rừng lấy cỏ gianh. Cỏ gianh lấy về được bện lại thành từng nắm lợp liền nhau, lớp nọ chồng lên lớp kia tạo ra mái nhà có độ dày tới 50 cm, nên nhà mát vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.

“Kho báu” Ý Tý

“Kho báu” Ý Tý là dải rừng nguyên sinh, có giá trị lớn trong sản xuất và đời sống của đồng bào Bát Xát. Gần đây, “kho báu” được ngành kiểm lâm tỉnh chọn làm “Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát” - địa chỉ hấp dẫn trong hành trình du lịch sinh thái tại Bát Xát hiện nay. 

Ngát xanh đại ngàn Ý Tý. 

“Kho báu” nằm ở độ cao từ 1.200 đến 1.800 mét so với mặt nước biển, có tổng diện tích rộng 21.893 ha, trong đó rừng trồng có 1.086 ha. Những đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình, địa chất tạo cho “kho báu” có kiểu rừng á nhiệt đới, với tính đa dạng sinh học động, thực vật phong phú, quý hiếm. Nhiều sinh vật cảnh đặc hữu, với hệ thực vật có 452 loài thuộc các nhóm như: Lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, cho dầu, cho sợi… Khảo sát trong rừng có 157 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, như gấu ngựa, sơn dương, mèo rừng… là những loài có nguy cơ tuyệt chủng.