10 thg 7, 2014

Ấn tượng biển Quy Nhơn

Thành phố biển Quy Nhơn của Bình Định yên bình đến khó quên đối với ai từng một lần ghé thăm.

Ngư dân câu cá trên biển

Biển Quy Nhơn chấm phá nét hoang sơ trong cảnh vật lẫn con người. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây vẻ đẹp hòa quyện của núi non và biển cả. Từ đường Xuân Diệu phóng tầm mắt ra xa về phía trái, bạn sẽ thấy mây che mờ đỉnh núi Ghềnh Ráng, nơi có mộ thi nhân Hàn Mặc Tử. Bên phải là dãy núi hình rồng, nằm phủ phục. Hàng ngày, vịnh Làng Mai có hàng trăm chiếc ghe đánh bắt xa bờ, thuyền nhỏ, thúng chai… của ngư dân ra vào neo đậu.

9 thg 7, 2014

Cù lao Phố là nơi có nhiều đình nhất Việt Nam?

Đình là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Từ xưa nay ở Việt Nam, sau khi mỗi làng được hình thành thì người dân sẽ tiến hành xây dựng một ngôi đình. Từ đó, ngôi đình tồn tại, phát triển, và là đại diện thiêng liêng, duy nhất cho làng ấy. Như vậy, trên nguyên tắc thì mỗi làng chỉ có một ngôi đình mà thôi.

Cù lao Phố ở Biên Hòa, nay gọi là phường Hiệp Hòa (mới lên phường gần đây thôi, trước giờ là xã Hiệp Hòa) là một cù lao nhỏ trên sông Đồng Nai, có diện tích 697 ha. Với diện tích ấy, với quy mô hành chính cấp phường xã, cù lao Phố tương đương với một làng thuở xưa. tức là cù lao Phố sẽ có một ngôi đình. Thế mà một người quen của tôi sống ở Cù lao Phố tự hào khoe rằng: Cù lao Phố có 19 ngôi đình, nhiều nhất Việt Nam!

Đình Bình Kính, đồng thời là Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, di tích cấp quốc gia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la.


Đứng trên đồi cao nhìn xuống Sa Huỳnh, bãi cát vàng, bờ sóng trắng chạy một “nét mi” cong lao xao, mềm mại. Đường sắt cách biển không xa, chạy song song với quốc lộ, trông như hai sợi dây đàn căng ngang khiến tâm hồn bao du khách đong đầy nhạc cảm.

Chùa Ấn Độ giữa Sài Gòn

Cổng chùa Mariammam

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chùa Mariammam này còn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là chùa Bà Ấn với lý do, đây là chùa do những cư dân Ấn Độ đến Sài Gòn lập nghiệp những năm đầu của thế kỷ 19 dựng lên và trong chùa thờ nữ thần Mariammam, một vị Thần Mưa trong quan niệm của người Ấn Độ. Vì thế, chùa Bà Ấn là nơi để những người Ấn Độ xa quê hương tìm đến chiêm bái, cúng lễ, cầu ước trong những dịp lễ tết quan trọng của dân tộc mình. Tuy nhiên ngày nay, sau nhiều năm giao thoa văn hóa, chùa Bà Ấn cũng là địa điểm tới thăm của cả những người Việt, người Hoa bên cạnh những người Ấn đang sinh sống, làm việc và du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, không có gì lạ khi ở ngôi chùa Ấn Độ này luôn có vài trăm lượt người tới thăm viếng, cầu an mỗi ngày. Và, điều kỳ lạ ở chùa Mariammam là những người đến cúng lễ đều làm các nghi thức theo phong cách Ấn Độ giáo. Ở ngôi chùa Ấn Độ này, khi tiến hành nghi lễ bên cạnh một số người quỳ lạy, người ta thường đứng và sờ, vuốt ve hay ôm lấy những pho tượng, bức tường đá rồi thầm thì nói những nguyện ước của mình. Có thể nói, đây là một trong những quan niệm khá độc đáo của đạo Ấn Độ vẫn còn được duy trì ở ngôi đền linh thiêng cổ kính này.

Ra Lý Sơn ăn cá tà ma

Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ngoài ngắm cảnh đẹp nơi biển đảo với nhiều di tích nổi tiếng, chúng ta còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon mà trong đất liền không dễ tìm thấy. Có thể kể đến một số món như: mực tươi, nhum biển, rau bồng bềnh, ốc, các loại cá - trong đó nổi tiếng ngon nhất là cá tà ma.

Tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy chứ không thể giải thích cặn kẽ được.

Ảnh: Tấn Trực

Nhớ hoài cầu gai Phú Quốc

Đi bắt cầu gai có lẽ là một cái thú, một sự trải nghiệm mà tôi sẽ không bao giờ quên được trong chuyến đi Phú Quốc.


Cầu gai là con nhím biển đen, tròn, gai dài chừng 15cm mọc tua tủa quanh thân. Tôi đã biết đến cầu gai trong lần đi tới Bari phía nam nước Ý vài năm trước đây. Người Ý rất thích con nhím tròn đầy gai này. Họ phết gạch cầu gai tươi giống như phết bơ lên bánh mì, ăn ngầy ngậy mà lại có vị biển. Ngoài ra họ còn lấy gạch phi thơm với tỏi để làm món mì spaghetti ai ricci de mare.

7 thg 7, 2014

Ổi Long Khánh

Tui sống ở Long Khánh từ nhỏ, ít nhiều cũng tự hào quê mình là xứ trái cây. Nhiều nhứt là chôm chôm, kế đến là sầu riêng (không kể cà phê và cao su là cây công nghiệp, không... ăn được). Ấy vậy mà không nghe nói đặc sản của Long Khánh là ổi.

Mấy năm gần đây tự nhiên nghe nói tới trái cây đặc sản của Long Khánh là ổi xá lị. Ngộ ghê à nhe, vậy là trái ổi nó đợi mình đi khỏi Long Khánh rồi nó mới nhảy lên làm đặc sản.

Ngoảnh lại cố hương để tìm hiểu, mới biết về trái ổi xá lị Long Khánh như thế này:

Ổi xá lị Long Khánh. Ảnh: traicaylongkhanh.com

Đường hầm đất đỏ kể chuyện xứ hoa

Kết thúc cung đường quanh co khoảng 10km ôm gần trọn hồ Tuyền Lâm thì đến khu du lịch Đất Đỏ (Công ty Sao Đà Lạt) nằm xuôi theo triền đồi nhỏ. Chính ở triền đất đỏ quạch là nơi đất đỏ Đà Lạt cất tiếng kể câu chuyện từ thuở hồng hoang.

Hình ảnh dân tộc bản địa Đà Lạt được khắc lên vách đoạn đầu tiên của đường hầm - Ảnh: Mai Vinh

Dưới bàn tay tài hoa của ông chủ Trịnh Bá Dũng (sinh năm 1972), hàng loạt công trình kiến trúc cổ nổi danh của Đà Lạt như nhà thờ Con Gà, ga xe lửa Đà Lạt, Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt... đã được dựng lên bằng kỹ thuật điêu khắc đất đỏ bên trong đường hầm dài hơn 1,2km, sâu khoảng 6m. Ngoài các công trình kiến trúc, câu chuyện văn hóa, con người và thiên nhiên của đất Đà Lạt cũng hiện lên bằng những hình tượng điêu khắc dọc bức tường đất đỏ cao rộng.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ Chăm Bani Ninh Thuận

“Kareh” được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong vòng đời, đánh dấu sự trưởng thành của thiếu nữ Chăm theo đạo Bani.

Đến với làng Chăm Bani, bên cạnh được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thánh đường Hồi giáo, du khách còn có thể tham dự nhiều nghi lễ tôn giáo linh thiêng và đặc sắc. Trong đó, lễ Kareh dành cho thiếu nữ được người dân nơi đây bảo tồn nguyên hiện trạng cho đến ngày nay.

Lễ Kareh được tổ chức cho các thiếu nữ từ 9 đến 15 tuổi. Theo quan niệm của người Chăm, tốt nhất nên làm lễ này trước khi các thiếu nữ vào tuổi dậy thì để tỏ lòng tôn kính cũng như thân thể sạch sẽ cho Po Awluah (Thánh Ala) chứng dám. Nghi lễ được tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 vào các tháng 3, 8 hoặc 10 lịch Chăm.

Chủ lễ Kareh là Cả sư Bani, còn các chức sắc khác phụ lễ. Chủ nhà sẽ chọn một khoảng sân phía trước nhà và rào xung quanh bằng liếp tre để dựng nhà lễ. Trong đó nhà lễ chính ở phía Đông nơi tiến hành lễ Kareh và các chức sắc Bani lập bàn tổ, đối diện phía Tây là nhà lễ phụ cho bà bóng và các thiếu nữ. 

Bà bóng đưa các thiếu nữ vào nhà lễ chính. 

Đi săn 'vàng ròng' trên đảo Quan Lạn

Sá sùng là loài thủy sinh được ví quý như 'vàng ròng' của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khi mỗi cân sá sùng khô giá gần 1 chỉ vàng.

Người săn sá dùng kín mít từ đầu đến chân, chỉ hở mỗi đôi mắt

Chuyến đi săn thứ vàng ròng trên hòn đảo đẹp như tranh vẽ Quan Lạn cho chúng tôi nhiều trải nghiệm hơn mong đợi.