19 thg 2, 2014

Giàn Gừa: cây mênh mông nhất!

Có một loài cây mà nghe tên cứ tưởng chừng như sai chính tả, đó là cây GỪA.

Gừa (tên khoa học là Ficus Microcarpa) là một loài cây mọc hoang dọc bờ sông, suối, kênh rạch ở các tỉnh phía Nam (nhiều nơi có địa danh rạch Gừa, như ở Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu...). Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.


Có một cây gừa vừa được phong cây di sản quốc gia vào tháng 6/2013 (cây di sản quốc gia đầu tiên ở miền Nam). Đó là cây gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.


Rộn ràng bến xuân kênh Tẻ

Năm nào cũng vậy, từ 25 Tết, dọc theo kênh Tẻ đường Trần Xuân Soạn, đoạn từ cầu Rạch Ông kéo dài đến gần cầu Tân Thuận (Q.7, TP.HCM), những ghe hoa từ miệt vườn bắt đầu tấp bến, tụ thành chợ hoa xuân ven sông.

Tấp nập, đông vui và màu sắc nhất vẫn là bến hoa gần cầu Rạch Ông. Ghe hoa, trái cây từ Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An …chen nhau san sát, rộn ràng một bến sông. Người ta mang về chợ xuân lề đường mỗi năm chỉ có vài ngày đủ loại hoa, trái cây, gà, sản vật miệt vườn phục vụ nhu cầu sửa soạn Tết của người dân thành phố. 


Bánh canh hẹ ở Phú Yên

Miền Trung là nơi có nhiều loại bánh canh ngon nổi tiếng cả nước. Ở Huế có bánh canh cá tràu ngon nức tiếng, ở Bình Định có bánh canh chả cá đã được nhiều người biết và vào đến Phú Yên thì có món bánh canh hẹ gần như đã “nằm lòng” với mọi người gần xa. Du khách đến Phú Yên, một lần được thưởng thức bánh canh hẹ, dù trên các quán ở đường phố Tuy Hòa hay trong gia đình người thân đều tấm tắc khen ngon.

Bánh canh hẹ nấu sườn non. Ảnh: Tuyết Thắng 

Nhớ tôm chua Huế

Tôm chua Huế có cái gì đó riêng lắm, riêng đến nỗi nếu ai lần đầu được ăn cũng cảm thấy ngai ngái khó chịu nhưng nếu đã là người gắn bó lâu năm với Huế, được ăn thường xuyên thì đều xem nó như món “ruột”. Cái hương vị cay cay nồng nồng của con tôm “âm tính” này sẽ làm cho những người xa Huế lâu năm nhớ quay nhớ quắt, nhất là những ngày mưa dai dẳng.

Ăn tôm chua Huế không thể thiếu thịt ba chỉ luộc và rau sống. Ảnh: Tuyết Thắng 

Theo một số người có kinh nghiệm thì cách làm tôm chua Huế không cầu kỳ nhưng kỹ. Điều quan trọng là tôm phải tươi sống, nếu chọn được con tôm sống ở vùng phá Tam Giang hay đầm Cầu Hai thì món ăn càng ngon hơn. Tất cả các bước thực hiện phải theo thứ tự đúng công thức. Các gia vị đi kèm để biến con tôm thành món tôm chua đúng điệu phải có đủ bộ như riềng, gạo nếp, muối, tỏi, đường đều phải đúng liều lượng cần thiết.

Chùa Hưng Thiện ở Bạc Liêu

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 8km về hướng đông. Đầu năm 2008, chùa đã khởi công dựng tượng Quán Thế Âm Bồ tát có tổng chiều cao 43,5 mét. Đến cuối năm 2013, việc dựng tượng đã hoàn thành. Đây có thể được xem là pho tượng Quán Thế Âm lớn nhất Bạc Liêu hiện nay.

Tượng Quán Thế Âm Bồ tát một tay cầm bình cam lồ, một tay bắt ấn niệm kinh chú, đứng trên tòa sen với những cánh sen màu hồng nhạt.

Lễ hội Lăng Ông Dung Ngọc Hầu

"Nhớ về thăm lại Trà Ôn, tháng Giêng mùng 4 giỗ Ông Ngọc Hầu!” là lời nhắn nhủ mọi người dân khu vực nầy nhớ đến tham dự lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại thị trấn Trà Ôn tỉnh Trà Vinh. Đây là lễ hội đầu năm duy nhất diễn ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ao sen trước sân lăng Ông. 

Lễ hội diễn ra liên tục trong ba ngày ba đêm, bắt đầu từ sáng mồng 2 tết Nguyên đán hằng năm. Phần lễ trang trọng với nghi thức cổ truyền. Phần hội rôm rả với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, nổi bật nhất là cuộc thi gói bánh tét - đặc sản đặc sắc của đồng bào lưu vực sông Cửu Long. Ngày tết Nguyên đán, dù thiếu vật thực nào cũng được người dân nơi đây bỏ qua, nhưng nhất thiết phải có những đòn bánh tét cúng rước ông bà đón xuân mới. Ngày hội gói bánh tét có sự tham gia của đông đảo bà con địa phương, đều là những người giỏi tay nghề, biễu diễn nghệ thuật ẩm thực cổ truyền của gia đình mình trước sự dự khán của khán giả mộ điệu.

18 thg 2, 2014

Thành phố hoa miền sông nước

Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) vốn được mệnh danh là “vương quốc hoa” ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 14-10-2013, Sa Đéc chính thức “lên” thành phố, tỉnh Đồng Tháp ngay lập tức triển khai kế hoạch xây dựng Sa Đéc trở thành một thành phố du lịch với sản phẩm chủ đạo là hoa.

Trồng hoa trên nước lũ - Ảnh: Hữu Tiến

Người dân ở vùng đất 300 năm tuổi này đang rạo rực chờ đón một thành phố ngập tràn hoa từ đường phố ra ruộng lúa hòa quyện với sông nước hữu tình. Một thành phố hoa lãng mạn nằm giữa đôi dòng sông Tiền, sông Hậu và ở giữa có sông Sa Đéc nối TP.HCM và Kiên Giang đi xuyên qua chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai rất gần.

Ngày Xuân gặp người lưu giữ hồn Huế

Ngày xuân, mời các bạn đi tham quan "bảo tàng nhà rường tại gia" của nghệ nhân Nguyễn Màn, một lão nông vẫn ngày đêm say mê sưu tập và tìm cách phục chế nhà rường, góp phần lưu giữ “hồn Huế” trên đất cố đô.

Gian nan học nghề

Bước vào tuổi 82, nghệ nhân Nguyễn Màn (thôn Thạch Căn, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) đã có 50 năm trong nghề phục chế nhà rường. Buổi đầu ông chỉ là một người thợ mộc, vì kế mưu sinh mà phải tha phương cầu thực khắp nơi. Những bước chân không mỏi trên đường mưu sinh qua mỗi miền đất, đã giúp ông thấy rõ không chỉ những ngôi nhà rường cổ kính ở Huế mà cả ở Hội An (Quảng Nam) đang mai một từng ngày. Ông tâm sự: “Những năm sau giải phóng, tui thấy ở phố Bao Vinh (Huế) nhiều ngôi nhà rường người ta dỡ bỏ không thương tiếc. Nhiều vì kèo tui tìm thấy trong... lò đốt bánh mì mà xót lắm!” 

Chơi suối Đá Giăng

Suối Đá Giăng nằm cách trung tâm TP. Nha Trang (Khánh Hòa) 35 km về phía tây nam, kề bên đường lên đỉnh Hòn Bà, một di tích của bác sĩ Yersin thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Từ Cam Ranh ra hoặc Nha Trang vào đến Suối Dầu rẽ về hướng tây và đi men theo dòng suối bên trái khoảng 15 km thì đến, đường rộng, ô tô hoặc xe máy đều đến tận nơi.

Dòng suối này xuất phát từ vùng núi Hòn Bà; ở độ cao 300 mét (so với mực nước biển) hai dòng suối Đá Hàn và suối Cá nhập lại đổ ra hướng đông. Cũng dòng suối đó, đoạn lòng suối trải rộng với những bãi đá nằm giăng ngang, trải dọc này được gọi là suối Đá Giăng, đoạn dưới hẹp, hai bờ phủ đầy lau lách được gọi tên suối Lau và đoạn cuối ra gần quốc lộ 1 thì mang tên suối Dầu. Càng đi ngược lên thượng nguồn, dòng nước càng chảy xiết, nhiều đoạn tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa.

Chùa Đất Sét

Thành phố Sóc Trăng có hai ngôi chùa Khmer nổi tiếng là chùa Dơi và chùa Chén Kiểu. Nhưng du khách đến địa phương nầy ai cũng háo hức tìm đến một ngôi chùa Việt cũng nổi tiếng không kém: đó là chùa Đất Sét, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Sóc Trăng.

Tam quan chùa Đất Sét. 

Chùa Đất Sét, tên chữ là Bửu Sơn Tự, tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Người dân địa phương gọi tên chùa Đất Sét không phải vì nó được xây dựng hoàn toàn bằng đất sét, mà chính vì vật kiến trúc, thờ tự trong chùa được hoàn thành bằng loại vật liệu rẻ tiền, đơn giản là đất sét. Đó mới là điều tài tình và kỳ công của nghệ nhân làm ra nó.