16 thg 4, 2013

Thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám

Có dịp ra thủ đô Hà Nội, bạn nên dành thời gian đến thăm Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có nhiều điều thú vị để bạn tìm hiểu và khám phá.

Theo sử sách, Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con cái các bậc đại quyền quý (nên gọi là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con em thường dân học xuất sắc. 

Khuê Văn Các 


Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày.

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. “Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân...

Lễ vật là những sản vật trong cuộc sống thường nhật.

15 thg 4, 2013

Mùa mưa đến Ba Động hòa mình với thiên nhiên

Người ta thường đến biển để giải tỏa cái nắng nóng trong những ngày hè. Nhưng nếu đến Ba Động trong những ngày mưa, đảm bảo bạn sẽ được hưởng không khí hoang sơ mà gần gũi của một khu rừng đước với nhiều “hải vị” nhớ đời.

Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), là một trong 3 bãi biển nổi tiếng của Đồng bằng sông Cửu Long (2 bãi kia là Mũi Nai - Hà Tiên, Kiên Giang và Tân Thành - Gò Công, Tiền Giang). Bãi Ba Động trải dài khoảng 50km qua 3 xã Trường Long Hòa, Vân Thành và Đông Hải cùng huyện, nằm giữa hai cửa sông lớn ra biển Đông của dòng Cửu Long là Cung Hầu (tiếp giáp tỉnh Bến Tre) và Định An (tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng). Vì là nơi không khí trong lành, phong cảnh hữu tình nên thời Pháp thuộc, Ba Động được chọn làm nơi nghỉ mát cuối tuần của một số quan chức thực dân đến tắm biển và nghỉ ngơi. Ngày nay, mùa hè nóng bức, đến Ba Động đón những ngọn gió hào phóng của biển khơi rồi nhào xuống biển nô đùa thỏa thích có lẽ không gì hấp dẫn bằng. Tắm biển xong, thưởng thức một vài món đặc sản của nhà hàng, rồi ra về là một điều “phí phạm”, nếu như bạn không lên tàu đến rừng đước Long Khánh cách đó khoảng 7km.



Khám phá Giàn Gừa

Khu di tích Giàn Gừa (ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) vốn dân dã, đi lại cũng chỉ bằng xe hai bánh nhưng lâu nay vẫn thu hút du khách tìm về, đông nhất vào ngày 28-2 âm lịch - ngày cúng lệ hằng năm. 


Bà con nô nức tham gia lễ hội văn hóa Giàn Gừa

Tháng tư, trời nắng chói chang, nhưng vừa đặt chân đến khu di tích Giàn Gừa đã cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng, không khí mát mẻ dễ chịu vì trên không toàn những cành gừa, lá xanh mướt chen nhau, khép kín tạo thành một tán dù thiên nhiên khổng lồ.

Món ngon từ rạm

Thời buổi thịt cá ê hề, hương vị béo, thơm, giòn, ngọt nhưng đậm chất ruộng đồng sông nước của các món ngon từ rạm lại mang đến cho người ăn cảm giác thú vị và lạ miệng. 

Rạm tươi sống - Ảnh: H.Thảo

Tháng 3 âm lịch là mùa rạm tìm bạn tình. Những ngày này rạm kết thành bè, đen nhánh, nổi bồng bềnh trên các cửa sông xứ Quảng. Người đi bắt rạm chỉ cần ngồi trên thuyền, dùng vợt vớt rạm bỏ vào giỏ. Chẳng mấy chốc đã có cả chục ký rạm mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập trang trải cho đời sống gia đình.

Về Đông Thành ăn thanh trà

Còn gì thú vị cho bằng trong những ngày hè nóng bức được thưởng thức bữa cơm với tô canh chua cá lóc hoặc đĩa cá rô kho thanh trà chua ngon và đầy hấp dẫn! 

Nếu có dịp về miền Tây vào mùa này, khi ngang qua xã Đông Thành (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long), du khách sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy nhiều khu vườn trái thanh trà chín vàng rực rỡ dưới nắng hè.

Hai bên lề đường cũng trải rộng một màu vàng ươm bắt mắt của những chùm thanh trà treo lủng lẳng nơi sạp, khiến du khách không ngại dừng chân bước xuống mua vài ký để ăn và làm quà biếu cho người thân. 


Thanh trà vàng rực được bày bán 


Con đường sống chậm ở Sài Gòn

Một người bạn gọi điện bảo rằng anh sắp mở quán cà phê, rủ tôi ra Lê Công Kiều kiếm vài món đồ cũ về trang trí quán. Tôi hỏi lại “đồ cũ hay đồ cổ?”. Anh cười xòa: “Ngoài ấy đồ nào mà chẳng có, nhưng anh chỉ có tiền mua đồ cũ thôi!”.

Dĩ nhiên là tôi nhận lời, bởi lang thang ngắm đồ cổ (và cả đồ cũ) ở con phố này là thú vui một thời sinh viên của tôi. Tôi đã từng nhặt được khối thứ hay ho ở con phố này mà lâu nay vì công việc, tôi quên bẵng đi…

Phố sống chậm

Lang thang phố là một thú vui khi có thể bắt gặp một món hàng yêu thích từ những cửa hàng vỉa hè như thế này


14 thg 4, 2013

8 bãi tắm đẹp ở Huế

Những bãi biển trải dài tít tắp, những con suối mát lạnh hiền hòa, những dòng thác tung bọt trắng xóa đang sẵn sàng đem đến cho du khách những hương vị tươi mát khi đến Huế vào những ngày nắng nóng.

Bãi biển Lăng Cô


Rượu làng Vân, thương hiệu Cụ Tom

Cụ Tom theo nghề rượu đã 75 năm. Bà tạo ra thương hiệu rượu làng Vân "Cụ Tom". Bà qua đời ngày 24.2.2012. Ông Nguyễn Trung Tuấn kể lại câu chuyện của người mẹ: 

"Suốt đời, mẹ cặm cụi lăn lộn với nghề để mưu sinh, say mê đến mức sẵn sàng bỏ cả những việc mà người đời cho là quan trọng.

Mẹ tôi là người thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát và rất nóng tính, sống có tâm, có đức. Cụ được dân làng, họ hàng kính trọng. Đặc biệt mẹ tôi rất tiết kiệm, khắt khe với nghề. Con cháu làm sai, cụ mắng thậm tệ. Tôi nhớ hồi nhỏ ở nhà có lần tôi để hỏng mẻ rượu, cụ chỉ tay vào mặt tôi bảo: "Làm ăn buông quăng bỏ vãi thế này lớn lên không ăn mày cũng làm sãi mõ, thằng kia ạ!" Thế mà cách đây hai năm về thăm cụ, trong câu chuyện đêm, mẹ tôi lại bảo: "Bà đẻ ra mày bà có lãi". Đúng là câu nói xuất thần cửa miệng ấy chỉ có ở một cụ già làng cổ: mẹ tôi, cụ Tom". 


Cụ Tom, người suốt 75 năm theo nghề nấu rượu ở làng Vân. 

Làn sóng thứ hai của bún đậu

Cho rằng bún đậu mắm tôm là món mới đang rộ lên tại Sài Gòn hiện nay là “chuẩn phải cần chỉnh”. 

Giới văn phòng thích chọn bún đậu mắm tôm thay cơm cho bữa trưa nắng nóng. Ảnh: Thanh Hảo 

Bún đậu mắm tôm thời nay

Bún đậu mắm tôm theo chân người di cư vào Sài Gòn khoảng năm 1954, như là làn sóng thứ nhất. Theo để thoả mãn những cái lưỡi thương nhớ mười hai như cố nhà văn Vũ Bằng. Nhưng vốn là món ăn dân dã, thúng mẹt ở miệt ngoài, hồi đó, nó chẳng đình đám như bây giờ. Chẳng vào nhà hàng.