17 thg 3, 2013

Chuyện nhặt dọc đường

Quay lại Sơn La sau nhiều năm mới thấy tất cả đã đổi thay. Thị xã Sơn La heo hút chàn chạt muỗm xanh vỏ ngọt lòng vùng Châu Yên và đào rừng mất hẳn.

Xây cầu nơi đầu nguồn sông Đà

Cũng chẳng còn những con suối lấp lánh men theo sườn đồi, lấp loáng những cô gái Thái cong thân hình vợt nước tắm. Thế vào đó là một khu thành thị chẳng mấy khác thị trấn thị xã dưới xuôi đang rập rình xin cấp trên công nhận thành phố.

Cũng nhà cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ. Cửa hàng nào cũng lòe loẹt, dàn dạt quần áo, đồ chơi, hoa quả, xe máy Trung Quốc. Thụy, gã lái xe của Tổng công ty Xây dựng giao thông số 1 (Cienco 1) vốn có thâm niên công nhân làm đường ở vùng này, tuy ít nói nhưng những điều anh cho biết toàn những chi tiết đắc địa.

Trưa ướt vùng Đất Mũi

1. Đã nghe bạn bè thành thạo cung cấp thông tin, và cả sự đồn thổi bấy lâu về cái mưa, cái gió và cả cái nắng của vùng đất chót non sông, vậy mà khi đến vẫn bị bất ngờ.

Buổi sáng, thăm thú, lấy tài liệu vài ba cơ ngơi của Điện - Đạm - Khí Cà Mau, một cụm công nghiệp nhìn bề ngoài thì chẳng thể bắt gặp bức tranh hoành tráng mà người ta hay vẽ trong tranh cổ động, bởi trừ mấy trạm trộn bê tông di động sừng sững với những ru-lô cao ngất, hầu hết nhà máy chỉ cao một - hai tầng, trông hao hao những viện nghiên cứu.


Cột mốc tọa điểm Mũi Cà Mau - Ảnh: Nguyễn Hiếu


Đường lên Điện Biên

Tạm rời xa cái nắng phương Nam, tôi bắt đầu hành trình khám phá vùng Tây Bắc mà Điện Biên là điểm dừng chân cuối. Đã nghe nói đến địa danh này từ lâu qua lịch sử và các phương tiện truyền thông, nhưng có đi và tự trải nghiệm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của vùng trung du một thời vang danh này.

Phong cảnh Điện Biên

Từ TP.HCM có rất nhiều cách để đi đến Điện Biên. Có thể bay từ Nội Bài đến thẳng sân bay Điện Biên. Đây được xem là cách thuận lợi và nhàn nhã nhất, nhưng dân du lịch ít khi chọn cách này.


Phát hiện thành cổ từ thế kỷ IV tại Quảng Nam

Khu thành cổ nằm sâu dưới lòng đất huyện Duy Xuyên, Quảng Nam vừa được đoàn khảo cổ phát hiện. Đây là khu thành cổ xây dựng bằng gạch được xác định ban đầu là thành cổ bảo vệ kinh đô Sinhapura của Vương quốc Chăm Pa xưa… 

Thành cổ được xây bằng gạch vừa được phát lộ dưới lòng đất tại Duy Trung, huyện Duy Xuyên. 

Đoàn các nhà khảo cổ học thuộc Viện khoa học vùng Nam bộ thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam do thạc sĩ Đặng Ngọc Kính chủ trì phối hợp với các nhà khảo cổ học của Đại học Showa Women’s Unirersity Nhật Bản, tổ chức khai quật trên diện tích khoảng 300 m2 tại khu vườn nhà ông Nguyễn Quang Thiên tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.


Bò một nắng, muối ớt kiến vàng

Đến Phú Yên, người ta nghĩ ngay đến tôm hùm Sông Cầu hay hải sản đầm Ô Loan nhưng ít ai nghĩ rằng, Phú Yên vẫn có một đặc sản không phải là hải sản: bò một nắng.


Bò một nắng chấm muối ớt kiến vàng

Vào một quán ăn dọc bờ kè ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, chúng tôi được giới thiệu món bò một nắng. Thoạt nghe, cứ tưởng mực một nắng nhưng được chế biến theo một cách làm nào đó. Hỏi kỹ lại, đó là thịt bò. Món ăn này lại thưởng thức cùng với muối ớt kiến vàng, loại ẩm thực dân gian hiếm hoi còn sót lại.


16 thg 3, 2013

Căng tròn vẻ đẹp núi Đôi

Dẫu biết huyền thoại muôn đời vẫn là huyền thoại, nhưng khi chiêm ngắm Núi Đôi thì bất cứ ai, dù chưa được nghe câu chuyện về bầu sữa của nàng tiên cũng đều liên tưởng đến bộ ngực căng tròn và gợi cảm của người con gái đang độ xuân thì.


Với hình dáng kỳ dị, lại được gắn những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền thoại, Núi Đôi Quản Bạ, mà dân địa phương thường gọi là núi Cô Tiên, đã trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong hành trình lên cao nguyên đá Đồng Văn của du khách, là đề tài hấp dẫn đối với những tay săn ảnh chuyên nghiệp.

Miên man Tam Giang

Không hiểu sao mỗi lần về phá Tam Giang lòng tôi lại rạo rực khôn tả. Hình như sông nước, đò giang nơi này gọi mình.

Mới đây, tôi cùng mấy anh bạn nhà báo ở Sài Gòn ra, đến một bến thuyền xã Quảng Lợi bên phá Tam Giang, nơi có một nhà hàng đầy gió biển và các món đặc sản đầm phá tươi rói, nhưng ăn nhậu không thú bằng ngắm Tam Giang chiều xuống.

Một góc phá Tam Giang

Sóng nước long lanh như mắt người. Đêm đi chơi trăng uống rượu với ốc nướng trên đò, dường như tất cả ánh trăng trên thế gian đều đổ xuống Tam Giang, cảm thấy mình đang trở thành “người trời”.


Đường 9 những góc khuất

Lao Bảo còn bao ngổn ngang khi đi trên con đường đến với giấc mơ "đô thị vàng"?

1. Chúng tôi lên Lao Bảo từ ngã ba quốc lộ 1A - đường 9 ở TP. Đông Hà, tỉnh lị tỉnh Quảng Trị trong cảnh mưa phùn gió bấc. Con đường vắt mình qua bao địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến giữ nước lần thứ hai, như Đầu Mầu, Tà Cơn, Làng Vây, Krông Klang...

Một góc cung đường Lao Bảo vắng bóng khách khứa

Qua khỏi thị trấn Cam Lộ, đường 9 như chạy song song với sông Dắkrông. Con sông lúc cạn lúc sâu, cứ chảy dùng dằng như không muốn rời đường 9.

Bởi vậy mà một người Vân Kiều ở thị trấn Krông Klang đã nói: “Người Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi, người Kinh ở Khe Sanh rồi Hướng Hóa là anh em, vạn đời vạn kiếp là anh em như đường 9 với con sông Dắkrông này”.

Giấc mơ phố xá không đông người...

Bán đảo Sơn Trà, từ cả trăm năm nay sừng sững như chiếc bình phong che chắn gió mùa Đông Bắc, mưa bão cho TP. Đà Nẵng, rộng chừng trên 60km2, ôm trọn lấy vịnh Đà Nẵng và hướng ra biển Đông luôn đóng cửa.

Chỉ mới tám năm nay, Sơn Trà được mở cửa để phục vụ các mục đích dân sự. Tám năm khám phá bán đảo này, người ta vẫn không ngớt ngạc nhiên bởi vẻ đẹp hùng vĩ của núi non, vịnh biển, mây trời trong một khu bảo tồn thiên nhiên tuyệt đẹp.



Anh Đoàn Huy Giao vốn là đạo diễn phim tài liệu, tám năm trước đã lên Sơn Trà hoang vắng đón đầu cơ hội xây dựng một khu nghỉ mát nho nhỏ. Trang trại chỉ rộng 2hecta bây giờ đã ra hình dáng một resort xinh đẹp giữa khu bảo tồn thiên nhiên, với những mái nhà cổ xứ Quảng, với biệt thự đá kiểu Pháp, những nhà sàn Tây Nguyên, những róc rách suối chảy.

Vắng như... "chùa Bà Đanh"

Những ai có ý muốn vãn cảnh chùa chiền, chiêm bái nhưng ngại cảnh chen lấn, xô đẩy thì có thể viếng thăm chùa Bà Đanh, ngôi chùa mệnh danh là "đệ nhất vắng". Đặc biệt, cái không gian thanh tịnh càng trở lên u tịch khi du khách tới thăm vào lúc chiều muộn hoặc những ngày lất phất mưa bay của tiết trời đầu xuân xứ Bắc.

Mặt trước tam quan hướng ra sông Đáy, hầu như quanh năm đóng cửa, khách vào chùa đi cổng phụ bên cạnh tam quan. 

Chùa Bà Đanh, núi Ngọc là cụm di tích thắng cảnh quốc gia tại xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm bên tả ngạn sông Đáy. Theo người dân trong vùng, xa xưa, chùa có tên là chùa Bà làng Đanh (làng Đanh Xá nay thuộc xã Ngọc Sơn) nhưng không biết tự bao giờ, chùa được gọi tắt là chùa Bà Đanh.