21 thg 1, 2013

Trúc Lâm Bạch Mã - danh lam mới giữa xứ Huế

Chuyến qua phà giữa lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước sẽ làm khách hành hương thích thú khi đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. 

Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu đồi nguyên sinh bên kia bờ hồ Truồi dưới chân đỉnh Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng.

Đại đức Thích Tâm Hạnh, trụ trì thiền viện, cho biết trong một lần đi tìm cuộc đất xây thiền viện, từ đỉnh Bạch Mã nhìn xuống chợt gặp một vùng non nước xứ Truồi in bóng trời mây. Thiền viện được khởi công từ tháng 3-2006, sau hai năm thi công trong điều kiện khá khó khăn vì cách trở đường vận chuyển. Với tổng kinh phí gần 15 tỉ đồng từ nguồn đóng góp của giáo hội và phật tử, nay đã nên hình hài một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình.

Với khoảng cách chưa đầy 30km từ trung tâm thành phố Huế, xuôi quốc lộ 1A về phía nam đến địa phận xứ Truồi (huyện Phú Lộc) rẽ phải thêm 10km, qua chuyến phà hồ Truồi, bỏ lại sau lưng những bụi bặm trần thế trước khi bước chân lên 172 bậc tam cấp để đứng trước tam quan thiền viện.


Thảnh thơi bên lầu Tứ phương vô sự

Thuộc quần thể kiến trúc Đại nội, lầu Tứ phương vô sự được vua Khải Định cho xây vào năm 1923, là một công trình kiến trúc hai tầng, giao thoa giữa hai nền kiến trúc Á - Âu, được dùng làm nơi học tập cho các hoàng tử và công chúa cuối triều Nguyễn. 

Xung quanh công trình này là các vườn cảnh đối xứng, tạo nên nét hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Tuy nhiên, dưới tác động của khí hậu khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh, đặc biệt giai đoạn Xuân Mậu Thân 1968, công trình này chỉ còn là một phế tích, bị cỏ cây xâm thực, nứt đổ và sụt lún trầm trọng. 



Dấu vết còn lại của di tích xưa


Thác Bồ Gè, một vẻ đẹp hoang sơ

Giữa vách núi đá, chốn rừng hoang vắng thác Bồ Gè hiện ra hoang sơ, bình yên và thơ mộng đủ để làm cho con người ta quên đi mọi vất vả, lo toan giữa đời thường. 


Từ thành phố Huế đi về trên tuyến QL 1A, đối diện với trụ sở UBND xã Lộc Tiến (Phú Lộc) rẽ vào chừng 3km sẽ bắt gặp thác Bồ Gè.

Con đường vào thác nhiều chỗ quanh co uốn lượn, bên trái là vách núi đá cao vút đan chẻ lởm chởm tạo nên một chút mạo hiểm khiến không gian trở nên hoang dã, heo hút. Cảm giác đang lẫn lộn thì thác Bồ Gè hiện ra trước mắt; một thác nước với vẻ đẹp hoang sơ dài tầm 500m, nằm giữa một thung lũng màu xanh của núi rừng bao phủ với từng tảng đá to nhỏ đang xen vào nhau hoà cùng làn nước trong xanh. 



Vẻ đẹp hoang sơ của thác Bồ Gè 

Phố cổ Bao Vinh

Từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Bao Vinh là khu thương mại quan trọng, sầm uất của xứ Đàng Trong. Năm 1636, sau khi dời Phủ Chúa từ Phúc An vào Kim Long, chúa Nguyễn Phúc Lan đã chọn vị trí ngã ba Sình trông ra cửa khẩu Thuận An để mở cảng Thanh Hà và sau đó là Bao Vinh. 


 Bao Vinh, nhìn từ sông Hương. Ảnh: VOV.VN 

Cảng Thanh Hà ra đời trên phần đất ngày nay thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế - nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 cây số về phía đông bắc. Từ đầu thế kỷ XVII, các thương nhân người Hoa đến định cư, lập phố buôn bán, sinh sống bằng nghề buôn muối, gạo, nước mắm, hải sản rất phát đạt. Những thương thuyền khắp nơi như Hồng Kông, Ma Cao, Nhật Bản, Ấn Độ và từ một số nước châu Âu cập bến ở đây mua bán vật phẩm, hàng hoá.

Ngoạn cảnh hồ Truồi

Từ thành phố Huế đi gần 30 km về phía nam theo quốc lộ 1A, rồi theo con đường làng râm mát cây xanh đi thêm 10km nữa, du khách sẽ đến hồ Truồi (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Xứ Truồi nổi tiếng ở đất cố đô với những cái tên như núi Truồi, sông Truồi, làng Truồi, dâu Truồi và hồ Truồi.


Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nhìn từ chuyến đò đi giữa hồ Truồi. Ảnh: Yến Linh

Hồ Truồi là công trình thủy lợi lớn nhất ở Thừa Thiên-Huế, được xây dựng vào năm 1996, có đập tràn cao 50 mét tạo nên dung tích lòng hồ đến 60 triệu mét khối nước. Vào những ngày nghỉ lễ, hay mùa hè nóng nực, du khách đến hồ Truồi chơi rất đông. Họ đi cả nhà hay theo từng nhóm bạn.


Chùa Từ Hiếu

Cách thành phố Huế năm cây số về phía Tây Nam là một vùng đồi được trồng thông xanh biếc. Tìm đến đồi Dương Xuân, men theo con đường nhỏ quanh co, hai bên cây cối mọc um tùm, du khách sẽ đến với một chốn thiền lâm tĩnh lặng tọa lạc trên đỉnh. Đó là chùa Từ Hiếu, một trong những ngôi chùa cổ lớn và đẹp bậc nhất ở Huế.

Tam quan chùa

Từ một cái am nhỏ ban đầu, năm 1848, một số quan thái giám đã mở rộng và xây dựng nơi đây thành ngôi chùa lớn với nhiều kiến trúc cầu kỳ. Khuôn viên chùa rộng thênh thang, phía trước có dòng suối nhỏ uốn quanh tạo nên phong cảnh rất thơ mộng. Tam quan xây kiểu vòm cuốn hai tầng có mái che, phía trên thờ tượng Hộ Pháp.


Chùa Thiên Mụ

Là một di sản văn hóa thế giới, ngoài cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, thành phố Huế có rất nhiều di tích lịch sử như hoàng thành, lăng tẩm, đền đài và rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng của Việt Nam. Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ) là ngôi chùa cổ xưa nhất, gắn liền với sự hình thành kinh đô Phú Xuân và sự nghiệp mở cõi của nhà Nguyễn, khởi đầu từ thời chúa Nguyễn Hoàng.


Truyền thuyết từ xưa kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ đất Thuận Hóa, ông đích thân xem xét địa thế ở đây nhằm tính chuyện lâu dài. Người dân địa phương cho biết, ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi Hà Khê, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm Tân Sửu (1601)cho dựng chùa trên đồi, đặt tên là "Thiên Mụ". Năm 1862, vua Tự Đức cho đổi tên chùa thành "Linh Mụ" (Người đàn bà linh thiêng).



Đến Quảng Nam, đừng quên ăn ốc mỡ

Mùa hè là mùa khai thác ốc mỡ ở vùng biển Quảng Nam. Ốc mỡ vào mùa thịt béo, thơm, vị ngọt, là món hải sản ngon được nhiều người lựa chọn. 


Ốc mỡ hấp chấm nước mắm gừng. Ảnh: Kim Loan 

Ốc mỡ bán tại các chợ quê ven biển xứ Quảng giá cả khá phải chăng (40.000 đồng/kg) lại có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon, đậm đà phong vị biển khi kết hợp với các loại gia vị nóng như tiêu, sả, ớt, gừng, sa tế…

Về đất Quảng ăn bê thui Cầu Mống

Nếu có ai một lần về thăm Quảng Nam, nhớ đừng bỏ qua món Bê thui Cầu Mống của mảnh đất Gò Nổi đã trở thành “danh bất hư truyền” này nhé!

Đầu phía bắc cầu Câu Lâu trên quốc lộ 1A có xóm Cầu Mống (thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập xe cộ. Người bản xứ hay khách du lịch đều thường xuyên ghé đến dãy hàng quán bán bê thui ở khu này để tận hưởng hương vị ngon lành của ẩm thực xứ Quảng.

Món ngon này nổi tiếng đến độ các anh tài xế đường xa thường truyền nhau câu cửa miệng: “Bất thực Bê thui, bất đáo Quảng Nam” (Không ăn món bê thui thì xem như chưa đi thăm xứ Quảng)

 

Về Lộc Sơn ăn dâu đất

Một hình ảnh hút hồn chúng tôi khi ghé thăm thôn Lộc Sơn (xã Quế Long, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) vào thời gian này là những chùm dâu đất chín mọng treo lủng lẳng, xếp chi chít trên ngọn và thân cây. 



Những chùm dâu đất chín mọng treo lủng lẳng trông thật đẹp mắt - Ảnh: P.Tín

Từ rất lâu, nơi đây được xem như “thủ phủ” cây dâu đất. Hầu như nhà nào trong thôn cũng có vài cây dâu đất trước ngõ hay sau vườn. Đến đây, chưa nói chuyện thưởng thức, chỉ ngắm dâu đất thôi du khách cũng đủ mê.