17 thg 1, 2013

Nem Ninh Hòa



Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa,
Nhớ Nha Trang gió mát, nhớ Ninh Hòa nhiều nem.
(Ca dao) 


TÌM VỀ NGUỒN CỘI

Ninh Hòa, một huyện phía bắc tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng hơn 30 cây số. Trên trục đường quốc lộ Bắc-Nam có đến hai ngã ba rẽ vào huyện Ninh Hòa. Để phân biệt, dân địa phương thường gọi là ngã ba trong và ngã ba ngoài. Ở ngã ba trong có thể gọi là chợ nem. Nem ở đây bày bán la liệt, từng xâu, từng cuộn, từng cây... Vào thị trấn Ninh Hòa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách vẫn là màu xanh của những xâu nem, khoanh nem, cuộn nem được bày trong tủ kính, xếp cao ngất ngưởng hay treo lủng lẳng trước các quán nước dọc hai bên đường. Mỗi xâu 10 cặp hay mỗi khoanh 20 cặp, mỗi cặp gồm hai chiếc nem no tròn buộc chặt vào nhau khắng khít như đôi vợ chồng son.


Lên Thành



Cổng thành Diên Khánh, Khánh Hòa. 

Cách thành phố Nha Trang hơn mười cây số về phía tây có một thành cổ do nhà Nguyễn xây đắp nên từ những ngày đầu mở cõi về phía nam, lập nên phủ Bình Khang vào thời chúa Hiền. Đó là thành Diên Khánh, từ lâu thường được người địa phương nói gọn là Thành để chỉ thị trấn trung tâm huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Người Nha Trang chính gốc, ngoài những ngư dân có gốc gác từ các tỉnh Nam-Ngãi-Bình-Phú, còn lại đều vốn là người Diên Khánh rời ruộng vườn xuống phố làm ăn. Vì thế, dân Nha Trang, vào những ngày cuối tuần, dịp nghỉ lễ thường rủ nhau "lên Thành".

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt...


Bãi biển Cổ thạch thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết gần 100km về hướng Bắc. Đây là nơi lý tưởng cho những ai yêu vẻ hoang sơ thanh bình. Bờ biển đầy những khối đá cổ tạo hình kỳ thú, nước biển trong xanh...

Xem hình cũ, nhớ lại ngày nào, cả gia đình cùng đi tắm biển...



Hoàng hôn trên bãi Cổ thạch


Đậm đà bún mắm nêm Phan Rang

Có người từng khẳng định, ở Phan Rang không có gì dễ kiếm hơn bún mắm nêm. Con đường nào, dù lớn hay nhỏ, đều có bán món này. 

Mắm nêm không phải là đặc sản của xứ nắng Phan Rang, càng không là nét riêng có của đất này. Mắm nêm có ở khắp nơi, từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị. Nhưng chỉ ở Phan Rang, mắm nêm mới được dùng đặt cho một món ăn (chứ không chỉ là một loại nước chấm), và nâng nó lên thành một đặc sản.

Chuyện những bạn trẻ quê Ninh Thuận lùng sục rồi rỉ tai nhau một vài địa chỉ bán bún mắm nêm ở đất Sài Gòn không còn là chuyện quá xa lạ. Nhưng chắc ít ai ngờ nhiều kiều bào sau mấy chục năm bôn ba xứ người, cứ mỗi lần về Phan Rang nắng gió lại tìm đến món ăn rất “đường phố” này.

Gọi là món ăn “đường phố” vì chưa thấy bún mắm nêm nằm trong thực đơn của nhà hàng, khách sạn nào cả. Dường như cứ phải bày bán ở những lề đường, góc phố, những chợ quê, ngõ nhỏ,… thì bún mắm nêm mới dậy mùi, dậy vị. Hay thực khách cũng bối rối bởi hơi thở “có mùi” mắm nêm, mà lại không đành lòng từ chối một thức quà nho nhỏ đầy cuốn hút?



Bún mắm nêm là đặc sản của xứ nắng Phan Rang.

Về Phan Rang nếm đủ "vị đời"...




Sò nướng mỡ hành, một trong những món đặc sản ngon từ biển Ninh Thuận. Ảnh: ninhthuan.gov.vn
Đến thăm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, du khách không chỉ nghỉ ngơi ở các bãi biển nổi tiếng, viếng thăm các tháp cổ và mua sắm những món quà lưu niệm từ các làng nghề mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản lạ, ngon của biển. Có đủ các loại hải sản và nhiều mùi vị độc đáo khác mà chỉ ở xứ cát nắng này mới có.  

Trước tiên, du khách có thể thưởng thức các món ăn từ con dông được chế biến thành bảy món khác nhau gọi là dông 7 món: dông nướng, gỏi dông, cháo dông, dông bằm xúc bánh tráng, lẩu dông lá me... Dông là một loại bò sát sống ở những đụn cát nay nắng nóng, có hình dáng mảnh mai như con thằn lằn nhưng rất nhanh nhẹn. Người Ninh Thuận có biệt tài chế biến món ăn này, mỗi kiểu chế biến cho người ăn một cảm giác khác nhau, mùi thịt dông thơm ngon và ngọt đến kỳ lạ, khó quên. 


Nồng hương biển rượu nho Phan Rang

Khi những cơn gió bấc bắt đầu thổi về trên xứ nóng và không còn những trận mưa rào bất chợt, trời vừa se lạnh đủ để thiếu nữ rộn ràng khoe áo mới thì cũng là lúc những nông dân xứ xương rồng bắt đầu chuẩn bị chắt lọc những dòng rượu nho sóng sánh. 



Nho Phan Rang kết tinh những giọt vang thơm nồng - Ảnh: MINH PHƯỚC

Đến Phan Rang, không ít du khách phải than thở: Ôi! Cái xứ chi mà nắng lạ lùng. Tuy nhiên chính trong cái khắc nghiệt mà trời đất dành cho Phan Rang lại có một sự ưu đãi tuyệt vời mà chẳng nơi nào trên dải đất hình chữ S này có được, đó là cây nho, những vườn nho chạy dài ngút mắt, những chùm nho chín mọng, tròn căng.


Đến Cà Ná - nghe tiếng gọi của biển



Bãi biển Cà Ná. Ảnh: Hoàng Thám

Từ Sài Gòn ra miền Trung theo quốc lộ 1A, qua khỏi địa phận Tuy Phong (Bình Thuận) ta sẽ gặp những cồn cát chập chùng hoang sơ, những xóm làng yên ả, thanh bình dọc theo đường thiên lý… Dải Trường Sơn  trùng điệp ở phía nam, có những nhánh đâm ngang ra biển tạo thành những phong cảnh ngoạn mục, suốt một chiều dài, từ Bắc Phan Rí Cửa đến Cà Ná.

Cà Ná thuộc huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chừng 30 cây số về phía nam. Đây là xứ sở của nắng, gió, cát trắng, biển xanh và núi rừng hoang dã. Bãi biển Cà Ná dài chừng 3 cây số, nằm sát bên quốc lộ 1A, con đường xuyên suốt Bắc - Nam.


Suối Lồ Ồ - cảnh tiên trên núi Chúa



Một đoạn suối Lồ Ồ. Ảnh: Phương Kiều

Suối Lồ Ồ ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, thuộc hệ sinh thái Vườn quốc gia Núi Chúa, nằm phía đông bắc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Để đến suối, du khách phải vượt qua con đèo có nhiều đoạn nhìn thấy đại dương xanh biếc và những bãi cát thoai thoải dập dềnh sóng bủa bờ.

Qua cây cầu treo đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung, leo lên con dốc vài nơi gập ghềnh đất đá, còn lại là con đường tráng xi măng rộng khoảng 2 mét là tới thôn Cầu Gãy, nơi tụ cư của khoảng 200 người Raglay sống trong những căn nhà đơn sơ nép mình trong bóng mát những cây điều cùng một số cây ăn trái khác. Họ sống chủ yếu bằng việc thu hái cây thuốc, lá nón, sâm nam, song mây…


Nam Cương - đồi cát ven biển Ninh Thuận



Đồi cát Nam Cương luôn thay đổi hình dạng trong ngọn gió biển.

Đồi cát Nam Cương thuộc địa phận xã Tuấn Tú, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) còn nguyên nét hoang sơ của mình, có lẽ một phần do chưa được nổi tiếng như các đồi cát ở Mũi Né (Bình Thuận), hay khai thác kinh doanh như Thuỷ Triều (Cam Ranh, Khánh Hòa). Nhờ vậy khách du lịch phương xa đến đây dễ thấy sự thú vị riêng của thiên nhiên vùng duyên hải này.

Con đường từ thành phố Phan Rang–Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến đồi cát Nam Cương khá “vặn vẹo”. Vặn vẹo vì khi lên dốc lúc xuống đồi, nhiều đoạn chạy lòng vòng qua những xóm làng mà các bác tài luôn phải vất vả với những đàn dê, cừu thả rông với tiếng mõ trên cổ kêu vang lọc cọc ngộ nghĩnh, bước thong dong ngay trên những con đường đất nhỏ.

Khám phá vườn quốc gia Phước Bình


Khoảng 60km đi từ Phan Rang (Ninh Thuận), bạn sẽ có cơ hội khám phá sự kỳ bí của vườn quốc gia Phước Bình với những đỉnh núi cao ngất đầy mây mù. Mới hơn 2 năm thành lập, mọi thứ đều còn mới mẻ giống như vườn quốc gia non trẻ này.

Những dãy núi hùng vĩ phía bên kia thung lũng


Với 80% diện tích rừng tự nhiên, vườn quốc gia Phước Bình (thuộc tỉnh Ninh Thuận) nằm tiếp giáp với vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà tạo thành khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Diện tích rừng nguyên sinh ở đây chủ yếu là rừng khộp, tổ thành của các loài thực vật thuộc họ dầu Dipterocaparceae và rừng thường xanh giáp với vùng núi cao Lâm Đồng.


Thực vật, theo thống kê chưa chính thức hiện vườn có 2.025 loài, 156 họ, 584 chi. Với 327 loài động vật, thuộc 94 họ, 28 bộ trong đó đã có 50 loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài bò sát và lưỡng cư với 29 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN năm 2006.