Hiển thị các bài đăng có nhãn SG Giải phóng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SG Giải phóng. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 2, 2021

Nguyễn Cao Thương - Chân dung họa sĩ tài ba

Nguyễn Cao (Kao) Thương (22-3-1918 – 28-3-2003) là một người độc đáo trong làng mỹ thuật Việt Nam. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam và toàn Đông Dương bắn rơi máy bay của giặc Pháp. Ông cũng là người đặt tên cho Trường Trung học Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, tiền thân của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai ngày nay và làm hiệu trưởng cho đến ngày nghỉ hưu. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Chân dung tự họa, sơn dầu của Nguyễn Cao Thương.

16 thg 5, 2018

Bần đã không bần!

Xưa nay, trái bần chỉ được biết đến với các món ăn vui, dân dã. Gần đây, có một người, qua nhiều năm nghiên cứu, thực nghiệm, đã biết nấu trái bần, cô đặc; chế biến ra nhiều món ăn lạ: nấu lẩu chua, làm nước chấm, nước xốt, nước giải khát... 

Trái bần, loài cây mọc ven sông, ven biển ở miền Tây Nam bộ Ảnh: HIỀN TRANG

Món lạ miền Tây

Ở nhà hàng Hưng Lộc Phát (TP Sóc Trăng) có những món ăn chế biến từ nước cốt bần: Lẩu chua, nước xốt, nước chấm cho nhiều loại thịt, cá. Không ít du khách đến đây rất thích món ăn này.

20 thg 6, 2017

Long Khánh đẹp giàu

Anh bạn tôi người thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai kể một câu chuyện như giai thoại với đầy vẻ tự hào. Một buổi tối, anh và mấy người bạn ngồi uống cà phê, đang vui chuyện thì một anh bạn có việc phải lên TPHCM gấp, anh Hùng một người trong nhóm, tận tình lấy xe hơi chở anh bạn đi cho nhanh. Loáng một cái đã thấy anh Hùng quay lại, cữ cà phê chưa vãn… Giao thông vận tải là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một địa phương. Và điều đáng mừng, Long Khánh có lợi thế ấy.

Xe khách đến tận nhà, container vào tận rẫy
Kể từ khi khánh thành đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vào ngày 8-2-2015 (vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng), việc đi lại từ các địa phương về Long Khánh rất thuận tiện. Tôi đặt xe khách của hãng Kim Mạnh Hùng từ ngã tư Hàng Xanh (TPHCM) về Long Khánh, hỏi nhân viên của hãng xem đi mất bao nhiêu thời gian, cô ấy cười tươi tắn trả lời: “Có 50 - 55 phút thôi anh”. Ngồi xe ghế êm, máy lạnh mát rượi, đi vèo một cái đã về tới thị xã Long Khánh, xe đỗ tận cửa nhà.

4 thg 5, 2016

Về nơi có Nước mạch Bà, trà Phú Hội

Thấy tôi đăng ảnh kèm câu phương ngôn: “Nước giếng Nghè, chè đồi Ninh” (ở thôn Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) lên facebook, một người bạn để lại lời nhắn: “Ở xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng có câu “Nước mạch Bà, trà Phú Hội” đấy”. Thế là tôi gói ghém trà cụ, tức tốc lên đường.

Rỉ rả luồn lách khắp vùng

Đến Phú Hội, nghe người dân kể rằng có một mạch nước ngọt rất lớn mà từ mạch ấy sinh ra không biết bao nhiêu mạch con, cháu nên mạch nước ấy gọi là mạch Bà. Mạch nước lộ thiên hoặc chạy ngầm nhằng nhịt, rả rích khắp vùng, góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái (sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít…) và trà. Anh Lê Hà Sơn, chủ một nhà vườn, tổng kết: “Mạch chạy qua vườn nhà nào thì chỉ cần đào xuống đất nửa thước là nước cứ tuôn trào một dòng trong vắt, mát lạnh, rất thơm và ngọt”.

17 thg 1, 2013

Nồng hương biển rượu nho Phan Rang

Khi những cơn gió bấc bắt đầu thổi về trên xứ nóng và không còn những trận mưa rào bất chợt, trời vừa se lạnh đủ để thiếu nữ rộn ràng khoe áo mới thì cũng là lúc những nông dân xứ xương rồng bắt đầu chuẩn bị chắt lọc những dòng rượu nho sóng sánh. 



Nho Phan Rang kết tinh những giọt vang thơm nồng - Ảnh: MINH PHƯỚC

Đến Phan Rang, không ít du khách phải than thở: Ôi! Cái xứ chi mà nắng lạ lùng. Tuy nhiên chính trong cái khắc nghiệt mà trời đất dành cho Phan Rang lại có một sự ưu đãi tuyệt vời mà chẳng nơi nào trên dải đất hình chữ S này có được, đó là cây nho, những vườn nho chạy dài ngút mắt, những chùm nho chín mọng, tròn căng.


10 thg 1, 2013

Ốc gạo Phú Đa, gần xa nức tiếng…



Ốc gạo xưa nay có mặt khá nhiều nơi các vùng sông nước như Tân Phong (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Bình (Bến Tre)… nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 

Theo các bậc lão nông tri điền, con ốc gạo đã có mặt từ lúc cồn Phú Đa mới nhô lên. Khi ấy, con người đã biết khai thác, lúc đầu chỉ để ăn và đãi khách, dần dần mới đưa ra thị trường, lâu ngày tạo thành thương hiệu “Ốc gạo Phú Đa”.

Trước đây ốc nhiều vô số kể, mãi đến năm 1978, sản lượng vẫn còn hằng trăm tấn/năm. Nhưng sau đó, do mạnh ai nấy bắt, có người còn sử dụng kiểu đánh bắt “diệt cả ổ, giết cả đàn” khiến cho nguồn ốc cạn kiệt dần, hoặc bỏ đi nơi khác vì môi trường bị ô nhiễm.