Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ Công an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ Công an. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 7, 2020

Thi "cướp nước" trong lễ hội chùa Dâu

Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2013, Chùa Dâu được xếp hạng: "Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt" của quốc gia. Sự suy tôn ấy là rất đúng, bởi lẽ Chùa Dâu là chốn tổ đình của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là nơi thờ tín ngưỡng bản địa của người Việt ta xưa. 

Hội Dâu thường được diễn ra vào ngày mùng Tám tháng Tư âm lịch hàng năm. Hội rất đông vui, hội của 12 làng xã trong tổng Khương. Lễ hội thường có 2 phần: Lễ và Hội. Lễ ở trong chùa, khách thập phương từ khắp nơi đến cầu nguyện. Còn Hội ở phía ngoài sân bãi, người ta rước 11 kiệu Phật ra ngoài trời để đi bái tổ ở chùa tổ Nghiêm Phúc Tự, rồi quay về tham dự các trò diễn xướng, vui chơi. Đó là hát Trống Quân, hát Chèo, hát Ca Trù, thi múa gậy, múa trống và trong đó đặc sắc nhất vẫn là thi "cướp nước".

Theo như lời các cụ xưa kể lại thì ngày xưa, cổng Tam Quan của Chùa Dâu ở phía trước, cách cửa Chùa Dâu khoảng chừng 200m. Cổng chùa rất to, cao, có 7 vòm cửa ra vào. Vào ngày lễ hội, người ta dựng 2 cái nhà rạp lớn ở 2 bên phía trong cổng chùa để sẵn sàng phục vụ cho cuộc thi.

2 thg 7, 2020

Huyền thoại dũng sĩ núi Bà Đen

Nhìn từ xa núi Bà Đen tựa một chiếc nón úp nên thơ bên dòng sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh. Khi đến gần mới thấy núi Bà Đen hùng vĩ với độ cao 986 mét và được coi là “nóc nhà miền Đông Nam Bộ”. 

Núi trải rộng 24 cây số vuông, rừng cây rậm rạp và hệ thống hang đá hiểm trở trên núi đã ghi dấu bao kỳ tích của đội quân giải phóng anh hùng. Họ đã minh chứng: “Người cộng sản chúng ta về ở đó/ Để núi hừng lên làm núi mặt trời” (Huyền Kiêu).

Đội quân báo anh hùng 


Dãy núi Bà Đen liên tiếp những đỉnh cao nhấp nhô trải rộng mênh mông trên cánh rừng của thung lũng Ma Thiên Lãnh. Đặc biệt vị trí của Núi Bà Đen án ngữ ngã ba đường đi lên chiến khu cách mạng sát biên giới nước bạn Campuchia. Quốc lộ 22B và đường số 793 nối khép kín căn cứ địa “Trung ương Cục miền Nam” tại hai khu rừng Rừm Đuôn và Chàng Riệc.

28 thg 6, 2020

Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Khi nói đến thành phố Cần Thơ thường gắn với cái tên Ninh Kiều giống như hai cái tên Sài Gòn và Chợ Lớn vậy. Từ xa xưa bến cảng Ninh Kiều, nơi giao lưu buôn bán của Lục tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong dân gian đã có câu hò trên sông Hậu Giang rằng: "Cần Thơ có bến Ninh Kiều. Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân. Cuộc đời luống những phù vân. Trở về bến cũ cố nhân xa rời".
Khu vườn tình yêu
Thực ra quận Ninh Kiều chính là thành phố Cần Thơ cũ nay được mở rộng tới gần 3.000 ha (theo con số thống kê vào tháng 2-2020). Bến cảng Ninh Kiều nằm trên sông Cần Thơ một phụ lưu của sông Hậu Giang. Sau khi thành phố Cần Thơ được mở mang phát triển và trực thuộc Trung ương quản lý, đường Lê Lợi đổi thành Hai Bà Trưng, nhưng tên bến cảng vẫn giữ lại theo tên quận Ninh Kiều. Hiện nay bến Ninh Kiều trở thành bến tàu du lịch và công viên văn hóa rộng tới 7.000 
m2 chạy dọc sông Cần Thơ.

Ngỡ ngàng quê Trạng

Đó là làng Bùng, một xứ quê bình yên e ấp gần dãy núi Chùa Thầy linh thiêng. Người ta kể tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (1528-1613), một quan Trạng làng Bùng đã cho xây hai chiếc cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên bên hồ Long Chiểu ở chùa Thầy (năm 1602). Đó là hai điểm nhấn về phong thủy để đem lại phúc đức tài lộc cho con cháu xứ Đoài... 

Cả đời tôi mỗi khi về quê đều phải trầm mình qua cầu vồng bụi của hai làng Bùng và Vĩnh Lộc (xã Phùng Xá-Thạch Thất-Hà Nội). Xưa làng Bùng làm nghề dệt đũi còn đỡ, nhưng nay cũng ganh đua cưa cắt sắt thép và đúc tôn ầm ầm nên bụi mịn lại càng nhiều. Một thuở các doanh nhân trẻ ở đây còn buôn cả đống xe tăng cũ để lấy thép làm công cụ nông nghiệp. Ôtô qua lại đón hàng bấm còi inh ỏi, Phùng Xá tựa một công trường khổng lồ.

Nam Nhã Đường, một danh lam xứ Cần Thơ

Di tích lịch sử cấp quốc gia Nam Nhã đường ở thành phố Cần Thơ, tọa lạc bên bờ sông Long Tuyền, đối diện với đình Bình Thủy, là một di tích không chỉ đẹp bởi kiến trúc, chữ nghĩa, hay không gian trang nhã mà còn ở những giá trị tôn giáo, lịch sử tiềm ẩn... 

Đức Tế Phật đường

Đối diện với đình Bình Thủy cổ kính, còn có tên là Long Tuyền cổ miếu, qua con sông Long Tuyền, là ngôi chùa thấp thoáng mái ngói đỏ, cây cổ thụ tỏa bóng. Cổng chính của chùa đề “Nam Nhã Đường”. Hai bên cổng có đôi câu đối, hai chữ đầu ghép thành tên chùa: “Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thanh thông giác lộ/ Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn” (nghĩa là: Nam địa độ nguyên nhân, Bát nhã tiếng đàn thông giác lộ / Nhã đình mời thiện khách, Bồ Đề bóng mát rợp thiền môn). Cả ba cổng đều có mái, có câu đối chữ nghĩa hàm súc.

Sân chùa nhiều cây tùng, trắc bách diệp và nhiều cây cổ thụ khác, giữa sân có núi non bộ lớn và một bể trồng sen lá xanh mướt, tạo một không gian thanh tịnh. Ngôi cổ tự mặt tiền kiểu phương Tây với những vòm cong, nhưng mái chùa có lưỡng long tranh châu kiểu Đông Tây kết hợp, tấm hoành phi nền vàng, chữ đỏ trên cửa chính vào nội điện đề “Đức Tế Phật Đường”, vậy là nơi đây ngoài tên Nam Nhã, còn có tên là Đức Tế.

Thầy Thiện Đức. 

25 thg 6, 2020

Ám ảnh cõi Thanh Chiêm

Một thuở con đường ấy lầy lội trệu trạo sỏi đá dưới bánh xe ngựa thồ hàng. Nó mở đầu cho dinh trấn Thanh Chiêm (Điện Bàn) trên đất Quảng Nam cách đó chừng hai dặm. Làng nhỏ Thanh Chiêm mọc lên dãy nhà vạn chài đơn sơ cùng với bễ lò phì phò thổi bùng những ngọn lửa âm thầm cháy bên sông Thu Bồn. Một ngôi nhà thờ nhỏ bất ngờ hiện bên vệ đường lẻ loi u hoài và lầm lũi trong những con gió biển tràn về... 

Những bí ẩn bên sông Thu Bồn 


Miền đất cổ Thanh Chiêm bên cảng Hội An bất ngờ sầm uất. Đây là nơi dừng chân của chúa Nguyễn trước sức lụi tàn của những đế chế Chăm chừng hơn 400 năm trước. Chúa Nguyễn Hoàng đã cử con trai là Nguyễn Phúc Nguyên vào dựng thành trấn thủ tại Thanh Chiêm như một sự khẳng định bờ cõi nước Việt (1602). Dinh trấn Thanh Chiêm chính là dấu tích còn lại của trung tâm thị trấn Điện Bàn, Quảng Nam hiện nay.

23 thg 6, 2020

Huyền thoại đồi Bà Nài

Vừa bước chân tới khu di tích văn hóa trên đồi Bà Nài (phường Phú Hài, Phan Thiết-Bình Thuận), tôi đã bị cuốn hút bởi giai điệu dân ca Chăm buồn và dịu dàng. Lời bài hát "Ai kia đang ở phía xa" như gieo vào lòng người nỗi trống vắng mộng mị. Giọng hát của Chế Tuấn trầm ấm vang lên: "Chim về rừng chim chắp cánh bay. Chứ anh một mình mà anh nhớ thương em. Chứ em một mình mà em nhớ thương ai...".

Chuyện tình nàng Pô Sah Inư


Người dẫn tôi lên đồi là nhà thơ La Văn Tuân (HVN Bình Thuận). Chúng tôi dừng chân bên khu đền tháp Chăm ở độ cao chừng 80 mét. Tháp chính mang tên nàng công chúa Pô Sah Inư và hai tháp nhỏ. Nhà thơ nói đây là một trong những tháp Chăm còn giữ được khá nguyên bản với sắc gạch đỏ au.

Khu đền tháp thờ thần Silva đã từng bị tàn phá do chiến tranh và sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên đã trải qua hơn 800 năm. Công chúa Pô Sah Inư gắn bó với dân Phú Hài này từ hàng trăm năm qua. Nàng xinh đẹp và dịu dàng nức tiếng khắp vùng. Pô Sah Inư được lãnh chúa trẻ vùng Chăm kế bên yêu say đắm. Trớ trêu thay chàng lại theo đạo Hồi, còn nàng theo dòng Bà la môn. Tình yêu của hai người đã vượt khỏi những ràng buộc khe khắt giữa hai dòng đạo. Bởi theo quy định hai người không được lấy nhau.

Nghệ thuật khảm trai Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Nhuệ (thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội). Làng nổi tiếng với nghề khảm trai có truyền thống lâu đời và được ông Tổ Trương Công Thành (làm quan thời Vua Lý Nhân Tông) mang những mảnh trai ốc đẹp khảm vào đồ thờ cúng rồi dạy cho dân làng cách làm. Từ đó dân làng có nghề khảm trai và đời sống ngày một phát triển hơn. 

Hiện nay thôn Chuôn Ngọ vẫn còn ngôi đền cổ kính thờ tổ nghề khảm trai Trương Công Thành. Một số câu chuyện khác về ông Tổ nghề khảm trai cũng được lưu truyền ở làng là Nguyễn Kim và Vũ Văn Kim.

Thời gian hành nghề là khoảng thế kỷ XIX, cho tới nay, làng nghề vẫn luôn được lưu truyền và phát triển ngày một rộng rãi, tinh xảo hơn, trở thành một trong những nghề thủ công truyền thống độc đáo. Trước đây, người thợ làng Chuôn Ngọ chủ yếu làm hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc, những bộ “thông, trúc, cúc, mai”...

Theo thời gian và xu thế hội nhập, người nghệ nhân khảm trai tại đây đã từng bước nâng cao tay nghề, sáng tạo ra những mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn như phong cảnh non nước, danh lam thắng cảnh, khắc họa chân dung… Nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề Chuôn Ngọ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngoài nước... 

Khảm trai trên Sập gụ, tủ chè làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội).

Tháng tư, ai về Miệt Thứ…

“Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu
Con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà. 
Trời tháng tư, em mặc áo hoa cà. 
Qua ngõ nhà anh, em kéo nghiêng vành nón. 
Giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng”. 

1.Ngẫu hứng cất giọng lên câu vọng cổ, ông quay sang tôi: “Cái Thia là con rạch nào, biết không?”. Gắn bó với vùng đất Tây Ninh, ông Út Dũng (tức Trung tướng Nguyễn Minh Dũng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an), rất mê vọng cổ. Mỗi khi xe đi qua những địa danh được nhắc đến trong một số bài vọng cổ, ông thường nghêu ngao cất giọng.

Con rạch nằm dọc theo tuyến quốc lộ từ ngã ba Minh Lương về hướng phà Tắc Cậu thật ra ông có lạ lẫm gì. Không trả lời câu hỏi của ông, chỉ tay về phía con rạch nằm phía tay trái, tôi gỏn gọn: “Nó đang bị bức tử, anh ạ!”.

Thời điểm đó, con rạch Cái Thia bị lấn chiếm để cất nhà, cất cơ sở kinh doanh, dòng chảy bị thu hẹp. Nước dưới rạch đen ngòm do nước thải trực tiếp tuôn xuống. Lo một ngày không xa, rạch Cái Thia chỉ còn trong lời ca tiếng hát. Chính quyền tỉnh định bỏ tiền ra để khôi phục, tiếc là không còn kịp nữa. Tận mắt nhìn thấy, ánh mắt ông Út Dũng đượm buồn…

Chợ nổi ở Miệt Thứ. Ảnh: Huỳnh Lãnh