Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 5, 2024

Thân thương giọng nói Quảng Ngãi

Người dân Quảng Ngãi dù ở đâu, làm gì, cũng giữ giọng nói thân thương của quê hương mình.

Lần theo tiếng nói quê hương

Về Quảng Ngãi, nghe mọi người nói chuyện, người địa phương khác chắc hẳn sẽ không hiểu hết nghĩa của nhiều từ ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra nhiều từ địa phương trong tiếng nói của người Quảng Ngãi có quan hệ họ hàng với tiếng Việt phổ thông hoặc tiếng Việt ở các địa phương lân cận như Quảng Nam, Bình Định. Ví như, để trẻ con lấm bẩn, người Quảng Ngãi sẽ nói “bỏ bồ lăn bồ lóc”; trẻ con khóc nức nở sẽ nói “khóc bồ nước bồ non”. “Bồ” trong những cách nói trên chính là “vừa”. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra giữa từ “bồ” và từ “vừa” có mối quan hệ ngữ âm gần gũi. Về sự chuyển hóa giữa hai phụ âm b- và v-, chúng ta còn có “Thạch Bích” - “Đá Vách”, “cây bút” - “cây viết”... Đối với hai vần -ưa và -ô, ta có từ “mưa” - “vũ” và “vũ” - “vỗ về”. Do đó, “bồ” và “vừa” biến đổi cho nhau là hiện tượng ngữ âm hết sức tự nhiên.

9 thg 5, 2024

Đặc sắc tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hải Dương còn lưu giữ khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Mỗi di tích mang quy mô, kiến trúc, sử tích khác nhau nhưng đều giàu giá trị lịch sử, văn hoá, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đặc sắc.

Nhân dân làng An Khoái, xã Tứ Cường (Thanh Miện) rước kiệu thánh quanh làng trong lễ hội truyền thống. Làng có đình An Khoái thờ Vua Hùng và các vị thành hoàng (ảnh tư liệu)

8 thg 5, 2024

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Vào buổi đầu, lưu dân người Việt trong quá trình Nam tiến đã đến vùng đất Tây Ninh, và Trảng Bàng là mảnh đất được khai phá sớm nằm ở phía Nam của tỉnh. Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Đại diện Cao Đài giáo thực hiện nghi thức cầu an tại đình An Hoà.

7 thg 5, 2024

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Gian nan giữ nghề

Tôi trở lại Trù Sơn một ngày gần đây, khi giao thông đi lại đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trù Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Vinh tầm 40 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm hành chính huyện Đô Lương khoảng 20 km về phía Đông Nam.

Từ thành phố Vinh, chúng tôi ngược ra Bắc khoảng 15 km rồi rẽ hướng theo đường N5 (còn gọi là đường 538B). Con đường thoáng rộng, cắt qua đường cao tốc Bắc -Nam, được khai mở cách đây gần 10 năm đã giúp nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7, tạo đà cho sự phát triển của các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc và Đông Nam của huyện Đô Lương, trong đó có Trù Sơn.

Làng "nồi đất" nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

6 thg 5, 2024

Đặc sắc Lễ hội Nàng Han của người Thái trắng

Đã thành thông lệ, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 2 Âm lịch, đồng bào dân tộc Thái trắng xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Nàng Han. Đây là nghi lễ tâm linh của đồng bào Thái trắng, nhằm tôn vinh, tri ân nữ Anh hùng Nàng Han - một nữ tướng người Thái trắng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Năm nay, Lễ hội Nàng Han diễn trong 2 ngày là 23- 24/3.

Vào ngày chính lễ (15/2 Âm lịch), bà con nhân dân và du khách thập phương về dâng lễ tưởng nhớ công lao của Nàng Han.

3 thg 5, 2024

Lên Thèn Chu Phìn vui hội Gầu tào của đồng bào Mông

Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.

Thèn Chu Phìn là xã biên giới, cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 14 km về phía bắc. Đây là địa bàn cư trú của 386 hộ với 1821 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Nùng; Thèn Chu Phìn có 4 thôn Nậm Dế, Cáo Phìn, Lùng Chin Hạ, Lùng Chin Thượng.

1 thg 5, 2024

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...

Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống

Tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc đều lưu giữ những nét văn hóa riêng, độc đáo trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Đồng bào dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo như trong: trang phục truyền thống, ẩm thực, nhạc cụ và dân ca, dân vũ….

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.

19 thg 4, 2024

Nghề dệt chiếu cói Nghĩa Hòa

Nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có từ lâu đời. Nhờ nghề này mà nhiều người xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học thành tài. Dẫu trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Thu Xà (Nghĩa Hòa) dày dặn, màu sắc hài hòa, đa dạng mẫu mã, bền và mát nên được khách hàng ưa chuộng. Thời hoàng kim, người người, nhà nhà đều làm chiếu. Sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dải đất hai bên bờ sông Vực Hồng (thuộc xã Nghĩa Hòa) xưa kia cũng bạt ngàn màu xanh của cói.

Theo thời gian, các loại chiếu nhựa, chiếu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những ruộng cói dần bị thay thế bởi những hồ tôm. Muốn có nguyên liệu làm chiếu, người dân phải nhập cói từ các tỉnh khác về, nên chi phí tăng lên nhiều lần, dẫn đến nhiều người bỏ nghề.

10 thg 4, 2024

Nét độc đáo từ những con thuyền



Ở các vùng cửa biển Sa Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi); xã Bình Châu (Bình Sơn); cửa biển Mỹ Á, Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) và đảo Lý Sơn... có một thời gian khá phồn thịnh, gắn với văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ X. Sau đó, trải qua thăng trầm lịch sử, các cửa biển này đã có một giai đoạn giao thương theo “con đường tơ lụa trên biển” khá sầm uất. Thích Đại Sán (1633 - 1704) ghi chép trong “Hải ngoại ký sự” về việc các chúa Nguyễn rất chú trọng đến việc đóng tàu thuyền, vào cuối thế kỷ XVII để giao thông ở Đàng Trong: “Các phủ đều không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này đến phủ khác thì phải đi bằng đường biển”.

8 thg 4, 2024

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.

Già làng Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) là một trong số ít những người am hiểu trống kơ-toang và văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi huyện Vân Canh

Đắm say tiếng trống K’toang của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi (một nhánh của dân tộc Chăm), sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), trống K’toang (hay còn gọi trống đôi), là di sản văn hóa độc đáo, là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng âm nhạc của họ. Dù hiện nay, tiếng K’toang ít có dịp được vang lên, nhưng các nghệ nhân vẫn đang dồn tâm huyết để giữ gìn và nắm bắt các cơ hội để tiếng K'toang lại được "nói chuyện" với mọi người.

Trống K’toang thường được biểu diễn ở những lễ hội của người Chăm H’roi

7 thg 4, 2024

Lễ mừng nước giọt ở làng Kon Trang Kép

Vào tháng 1 hàng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, bà con làng Kon Trang Kép (thôn 7, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) lại rộn ràng tổ chức Lễ hội mừng nước giọt (u klang đăk). Đây là Lễ hội chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong năm của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na).

Ở làng Kon Trang Kép, nhiều lễ hội truyền thống đã dần mai một theo thời gian, nhưng lễ cúng nước giọt vẫn được dân làng chú trọng gìn giữ và tổ chức định kỳ vào tháng 1. Đây là dịp để dân làng tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

6 thg 4, 2024

Độc đáo nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plông và một số ở huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei. Xơ Đăng là một dân tộc có nền âm nhạc dân gian phong phú, các nhạc cụ chủ yếu tự chế tác từ các loại nguyên liệu có sẵn trong rừng như tre, nứa, gỗ, dây rừng, thậm chí nhờ cả vào nước và gió.

Từ xa xưa, người Xơ Đăng chơi đàn vào các mùa lễ hội, mùa phát rẫy, lên nương trong năm. Khi tiếng chiêng, tiếng đàn, sáo vang lên, bà con sẽ được thần linh che chở, giúp xua đuổi muôn thú, chim chuột không dám phá hoại mùa màng. Các nhạc cụ không chỉ là công cụ giải trí mà dần trở thành những vật thiêng, trở thành hồn cốt trong các dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa của bà con.

Kontum: Bảo tồn các giá trị của nhạc cụ truyền thống

Nhạc cụ truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng, được chế tác từ các loại chất liệu của núi rừng như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, da động vật hay từ những hợp kim. Lo ngại trước sự mai một của các giá trị truyền thống, các cấp, ngành và cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh đang chung tay gìn giữ, nỗ lực bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của các loại nhạc cụ truyền thống.

Nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các DTTS được chia thành các loại gồm bộ gõ, bộ hơi và bộ gảy. Trong đó, bộ gõ có thể xem là loại phong phú với rất nhiều nhạc cụ, tiêu biểu như cồng chiêng, đàn T’rưng, trống và các loại nhạc cụ làm bằng chất liệu tre, nứa, gỗ, da; bộ hơi gồm một số loại phổ biến như: đàn Klông Put, Đinh Tuk, các loại sáo, khèn, Tù và; bộ gảy tiêu biểu như đàn Ting Ning, đàn Goong...

Trong các loại nhạc cụ truyền thống, đặc sắc và tiêu biểu nhất là cồng chiêng với nguồn gốc và lịch sử rất lâu đời, là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được UNESCO tôn vinh là di sản của thế giới vào ngày 25/11/2005. Người DTTS xem cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là nơi trú ngụ của thần, tiếng chiêng là lời gửi gắm tâm tư tình cảm đến với thần linh, theo suốt cuộc đời của mỗi con người thông qua các lễ thức, lễ hội.

Nghệ nhân và một số loại nhạc cụ truyền thống của người Gié - Triêng ở xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi). Ảnh: H.T

5 thg 4, 2024

Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.

Một dòng tộc người Chăm trên đường đến nhà Kut

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Khi đến thời gian được chọn, gia chủ bắt đầu chuyển vào nhà mới

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng

4 thg 4, 2024

Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"

Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.


Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Sau chiến tranh, người dân dần chuyển sang rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Người Mạ ở Đồng Nai Thượng giữ nghề truyền thống

Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.

Già làng K’Lộc (bên phải) cùng mọi người trong buôn rèn nông cụ.