Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2016

"Bánh giá chợ Giồng mời anh"...

"Một mai em gái theo chồng/ Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh"... Đó là chiếc bánh giá chợ Giồng nổi tiếng ở Gò Công Tây, Tiền Giang đã đi vào văn học dân gian. 

Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ 

Chợ Giồng là tên cũ của chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây hiện nay.

Bánh giá vừa là món ăn chơi vừa là món bánh khéo dùng trong các tiệc tùng trang trọng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng nhắc đến món bánh này trong tác phẩm của ông và nghe đâu hai câu ca dao trên hình như có liên quan đến một mối tình dang dở của đôi trai gái xứ Gò.

25 thg 4, 2016

Về thăm Ao Dinh

Nằm trong chuỗi địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích “Ao Dinh”, “Đám lá tối trời”, “Đền thờ Trương Định”… ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Di tích cấp quốc gia "Ao Dinh". Ảnh: H.An

Theo truyền thuyết của địa phương kể lại rằng: Vào lối 3 giờ chiều ngày 18 tháng 7 âm lịch năm 1864, tướng Trương Công Định cảm thấy trong người bần thần bứt rứt khó chịu. Ông muốn đi Lý Nhơn, nên gọi hai hộ vệ bảo sửa soạn ghe thuyền đưa Ngài đi. Nhưng có người thuộc tướng tên gọi Xã Tài, năn nỉ cầm Ngài ở lại vì anh đang làm tiệc rượu sắp dọn ra. Vì thế Ngài hoãn chuyến đi Lý Nhơn.

12 thg 4, 2016

Thạnh Tân - điểm đến mới giữa Đồng Tháp Mười

Vốn là vùng đất nghèo thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang giờ đã thật sự khởi sắc, hứa hẹn trở thành điểm đến mới thú vị cho du lịch miền Tây Nam bộ. 

Một trong nhiều con kênh ở Thạnh Tân, những con kênh dài thẳng tắp với tràm dày đặc hai bên bờ - Ảnh: N.T.Đăng 

Theo định hướng phát triển du lịch của Tiền Giang, tỉnh này có ba vùng sinh thái du lịch đầy tiềm năng, đó là vùng sinh thái ngọt ven sông Tiền, sinh thái biển Gò Công và sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước.

18 thg 3, 2016

Cháo cá lóc rau đắng đậm chất miền Tây ở Mỹ Tho

Cá lóc ngọt béo, tô cháo gạo rang thơm lừng và vị đăng đắng của món rau mọc ở sau hè là món ăn khó có thể bỏ qua khi ghé Mỹ Tho (Tiền Giang).

Tại các tỉnh miền Nam và Tây Nam bộ, cháo là món ăn gần gũi thân thuộc của mọi gia đình. Nhà nào cũng vậy, hễ hôm này thấy ngán cơm, người ta lại nghĩ ngay đến cháo. Người không giỏi nấu nướng hoặc không có nhiều thời gian thì chỉ cần vo nắm gạo bắc nồi cháo trắng ăn với cá kho khô. Cầu kỳ hơn thì mua ít thịt heo để có nồi cháo thịt bằm. Nhưng có lẽ phải đến khi nếm thử món cháo cá của xứ Mỹ Tho, người sành ăn mới tặc lưỡi công nhận "đây không còn mà món ăn thông thường mà chính là đặc sản".

Món cháo Mỹ Tho có tuổi thọ cả trăm năm trước.

10 thg 3, 2016

Đền thờ Trương Định ở Gò Công

Quê quán Trương Định không phải ở Gò Công, ông sinh ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi năm 1820. Ông theo cha vào Nam năm 24 tuổi. Thế nhưng ông có công khai phá đất Gò Công, chiến đấu chống giặc Pháp và hy sinh tại Gò Công nên người dân nơi đây tôn kính và xem ông như người con của vùng đất này.

Thời Tự Đức, ông làm quản cơ, thi đậu cử nhân võ. Ông từng giữ chức Chánh quản cơ, chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ đại đồn Chí Hòa chống Pháp. Sau thăng chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định.

Lực lượng của ông giải phóng Gò Công ngày 1/3/1862.

Mộ và đền thờ Trương Định

1 thg 3, 2016

Tiếng chim không ở trong bụi mận gai

Đêm, tôi và Bùm cùng vợ chồng cô cháu gái dạo quanh thị xã Gò Công. Như nhiều nơi ở miền Tây mà tôi đã đi qua, ở đây thị xã cũng đi ngủ sớm. Mới hơn 9 giờ tối mà đường phố đã vắng vẻ rồi.

Đường xá ở trung tâm thị xã Gò Công rất rộng rãi, thông thoáng, nhất là về đêm vắng xe cộ, không có tiếng ồn ào, không khói bụi. Dòng sông Gò Công uốn lượn, đây là cầu Gò Công, kia là công viên Văn hóa, kia là tượng đài Trương Định...

Tượng đài Trương Định ở thị xã Gò Công. Ảnh: Thanh Sơn HP trên Panoramio.com

25 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.

Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công

23 thg 2, 2016

Ngôi nhà của vợ anh hùng Trương Định

Bà Trần thị Sanh là vợ thứ của anh hùng dân tộc Trương Định. Sinh trưởng trong một gia đình danh giá và giàu có bậc nhất ở Gò Công, thật kính phục bà đã chấp nhận gian nan nguy hiểm kết duyên cùng một con người quyết tâm hy sinh cho Tổ quốc trong thời buổi loạn lạc. Cũng chính bà đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất cho nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái để chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngôi nhà nơi bà sinh sống được xây dựng năm 1860, là ngôi nhà sang trọng nhất Gò Công thuở ấy. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà vào chùa quy y, nhường ngôi nhà lại cho con gái riêng là Dương thị Hương và rể là tri huyện Trường Bình. Sau này, vợ chồng tri huyện Trường Bình qua đời, để lại cơ ngơi cho con gái là Huỳnh thị Diệu và chồng là đốc phủ Nguyễn văn Hải. Từ ấy ngôi nhà được gọi là nhà đốc phủ Hải.


20 thg 2, 2016

Nhà Đốc phủ Hải: Phim trường sống động, công trình kiến trúc độc đáo

Nhà “Đốc phủ Hải” không chỉ là nơi thu hút các bậc trí thức, học giả; cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở; học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du khảo… còn là nơi lý tưởng cho giới điện ảnh tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, cuộc sống người dân vùng Nam bộ.

NHƯ MỘT PHIM TRƯỜNG

Có lẽ hiếm có nơi nào ở Tiền Giang được nhiều nhà làm phim trong nước, các đài truyền hình quan tâm, chọn bối cảnh để quay phim như Nhà Đốc phủ Hải. Đó là không gian dễ tái hiện lại thời điểm lịch sử, cuộc sống của người dân Nam bộ ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Toàn cảnh nhà Đốc phủ Hải.

19 thg 2, 2016

Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

Miếu Võ Quốc Công chính là miếu thờ Võ Tánh, một bậc công thần - danh tướng của nhà Nguyễn. Để biết về miếu này, không gì bằng đọc bài viết sau đây từ website của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục công tác phía Nam:

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.


9 thg 2, 2016

Ngôi nhà 3 thế kỷ

Một góc ngôi nhà 3 thế kỷ - Ảnh: Hoàng Phương 

Nghe nói ở Cái Bè (Tiền Giang) có ngôi nhà xưa 155 tuổi, chúng tôi tìm đến nơi nhưng vừa tới cửa thì chủ nhà nói: 'Lâu lắm rồi nhà tôi không tiếp khách, kể cả khách Nhật và sinh viên tới tham quan, vì đã 2 lần bị mất trộm'. 

Nằm cạnh con rạch Nước Trong rợp bóng cây xanh thuộc ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, H.Cái Bè, ngôi nhà xưa của ông Trần Quang Mẫn tọa lạc giữa khu vườn rộng 
15.800 m2.

Ngôi nhà 56 cột hơn 100 tuổi

Nội thất độc đáo trong ngôi nhà - Ảnh: Hoàng Phương 

Nằm lọt thỏm dưới chân cầu Ông Văn (ấp Bình An, xã Đăng Hưng Phước, H.Chợ Gạo, Tiền Giang), nhìn bề ngoài ngôi nhà không có vẻ gì cổ kính nhưng vào trong mới thấy nội thất đậm nét của ngôi nhà Việt xưa. 

Theo lời ông Lâm Đăng Phát, ngôi nhà này có từ thời ông sơ của ông. Đến đời ông cố là Lâm Văn Tuyên xây dựng lại. Bấy giờ, ông Tuyên là cai tổng nên ngày tân gia có nhiều quan khách tặng hoành phi, liễn đối. Căn cứ vào đôi liễn đối ghi năm 1911, có thể đoán đây là năm ngôi nhà được đưa vào sử dụng. Hiện nay, ông Phát là người quản lý, gìn giữ ngôi nhà. 

28 thg 1, 2016

Phố cổ Gò Công

Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi đây chưa từng là khu đô thị - thương cảng tấp nập như Hội An ở Quảng Nam hay Cù lao Phố ở Biên Hòa. Thế nhưng trong quá khứ, Gò Công từng là một tỉnh sầm uất vào bậc nhất Nam bộ, nơi là thị xã Gò Công ngày nay đã từng là tỉnh lỵ tỉnh Gò Công nhiều năm liền. Chẳng những thế, nơi này từng được mang tên chính thức là làng Thành Phố (từ 1885 đến 1956).

Dinh tỉnh trưởng Gò Công, xây dựng năm 1885

Đi Gò Công cuối năm, ngóng tết xưa...

Như một ngẫu hứng, bạn nói đi Gò Công chơi đi. Tết đến tới nơi rồi. Đi miệt đó những ngày này mới cảm nhận hết cái tết xưa - những cái tết quê đong đầy kỷ niệm với bao người... 

Hoa mồng gà đã nở ở khu vực ven kênh N8, rạch Vàm Giồng - Ảnh: Nga Bích 

Theo hướng dẫn từ các trang mạng, chúng tôi đi theo quốc lộ 50 một cách ngẫu hứng. Ảnh hưởng không khí lạnh nên mấy hôm nay trời Tiền Giang không nắng lắm, không khí mát mẻ hơn. Hai bên đường, lúa đang xanh ngắt, tỏa mùi thơm mát.

Có lẽ không phải điểm thu hút du lịch nên đường rất vắng xe, nhất là các loại xe “hung thần” như xe khách vận tải, xe hàng, xe đầu kéo...

24 thg 1, 2016

Chuyện nhà họ Phạm

Mặc dù tui cũng họ Phạm, nhưng đây không phải chuyện nhà tui mà là chuyện nhà ông ngoại vua Tự Đức. Nói tới đây chắc mọi người biết rồi, đó chính là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Lăng mộ và đền thờ Đức Quốc Công hiện vẫn còn ở Gò Công, gọi là Lăng Hoàng gia. Đây là một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, và là một kiến trúc đặc sắc.

6 thg 1, 2016

Ghe chèo - Nét văn hóa vùng sông nước

Có thể nói, bên cạnh dòng sông, chiếc ghe và cây chèo là những thứ chưa bao giờ tách khỏi cuộc sống của người dân vùng sông nước Cửu Long. Thực tế cho thấy, sự hiện hữu của nó giờ đây không đơn thuần là một phương tiện giao thông mà còn là một đặc trưng văn hóa.

Ảnh: quocgiahanhchanh.com

Như ta đã biết, chiếc ghe và cây chèo đã gắn bó với ông bà ta từ lúc khai hoang mở cõi. Vì với đặc tính là một vùng sông, rạch chằng chịt thì không có phương tiện đi lại nào lí tưởng hơn chiếc ghe. Chính nó là công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình tồn tại và chinh phục tự nhiên của những bậc tiền nhân.

Bến xe khách Mỹ Tho xưa và nay

Để phục vụ việc di chuyển của hành khách, không có gì tiện lợi bằng những chuyến xe. Nhu cầu đi lại càng nhiều thì xe cộ càng đông; bến bãi cũng từ đó mà phát sinh thêm ở nhiều khu vực. So với các tỉnh bạn, thành phố Mỹ Tho có thể nói là nhiều bến xe nhất, và cũng theo thời gian mà chúng trải qua bao bước đổi dời!

Trước năm 1955, tại góc Giếng Nước Nhỏ, giao lộ giữa Yersin và Ngô Tùng Châu (bây giờ là Lê Thị Hồng Gấm) có bến xe lam Mỹ Tho – Bình Đức. Ban đầu chỉ có một vài chiếc, sau “thấy làm ăn được”, nên dần dần số đầu xe lên gần cả chục! Khổ nỗi lúc đó đất rộng người thưa, tuyến đường Mỹ Tho - Bình Đức lại ít khách, nên chuyện hành khách lên xe phải “chờ đủ người” rất mệt mỏi, có khi cả tiếng đồng hồ! Hành khách giận dỗi xuống đi bộ là chuyện thường, và bác tài đã đuổi kịp họ tại… Bình Đức!

Bến xe Mỹ Tho 1968

Nhà thảo bạt lớn nhất Nam bộ

Mặt trước ngôi nhà của hội đồng Cự với phần thảo bạt - Ảnh: H.P 

Từ ngoài nhìn vào, du khách cảm nhận được sự uy nghiêm, bề thế, cho thấy gia chủ xưa là người rất giàu có. Khi vào bên, du khách có cảm giác yên bình và thân thuộc do lối kiến trúc đậm chất Việt. 

Từng được cơ quan quản lý di tích đánh giá là công trình có kiến trúc chạm độc đáo nhất tỉnh, ngôi nhà xưa của hội đồng Phan Văn Cự ở ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, TX.Cai Lậy (Tiền Giang) được xem là nhà thảo bạt lớn nhất Nam bộ.

5 thg 11, 2015

Vô nhà lồng chợ Gò ăn bánh vá Gò Công

Với khách phương xa, trong những món ngon ở xứ Gò Công như mắm tôm chà, chả cua... món bánh vá ít nỗi tiếng hơn, nhưng với người xứ Gò nếu không nhớ thì thôi, lỡ nhớ rồi thì không thể cầm lòng được. 

Ăn bánh vá trơn đã là ngon nhưng ăn với bún, rau sống, huyết heo luộc, nước mắm tỏi ớt còn ngon miệng hơn nữa - Ảnh: Tấn Tới 

Trước biến cố 1975, người ta đồn bánh giá chợ Giồng, Vĩnh Bình, Gò Công là nhất, nhưng với nhiều thị dân sống ở thị xã Gò Công thì món bánh vá do tay bà Chính Hải làm mới đúng là số một. 

1 thg 11, 2015

Món bánh giá giòn rụm ở Tiền Giang

Từng miếng bánh giá vàng ươm được trộn đều với rau sống, bún, ngập trong nước mắm tỏi ớt là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến Tiền Giang.

Cùng với bánh cống, bành xèo, bánh giá là món ăn dân gian xuất hiện từ xưa ở khắp các tỉnh miền Tây. Cách chế biến món này tuy đơn giản nhưng mùi vị ngon hấp dẫn, lôi cuốn nhiều thực khách đến vùng đất Tiền Giang.

Bánh giá mang hương vị ngon đặc trưng bởi thay vì dùng tôm người dân ở đây thường dùng tép bạc để thay thế, tép ngày trước xuất hiện ở đây rất nhiều vì thế người dân thường dùng để chiên cùng bột bánh.

Cái tên bánh giá nghe lạ vì xuất phát từ nguyên liệu chính trong bánh đó là giá sống, Những sợi giá dài, trắng múp sẽ làm cho chiếc bánh thêm giòn và không gây cảm giác ngán cho thực khách. Tuy nhiên, nhiều người còn gọi bánh giá là bánh vá vì cho rằng khi chiên, bánh được đựng trong những chiếc vá.

Muốn làm bánh trước hết phải ngâm gạo và đậu nành cho mềm, sau đó đem xay chung với nhau đến khi nhuyễn thành bột mịn. Pha bột gạo, đậu nành và bột mì thành một hỗn hợp sền sệt, cho thêm chút muối và đánh đều tay. Nếu tỉ lệ bột mì nhiều bánh sẽ giòn còn nhiều bột gạo bánh sẽ rất dẻo. 

Bánh giá thơm giòn hấp dẫn. Ảnh: dulich