Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 9, 2023

Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM

Lò bánh Triệu Minh Hiệp đã truyền qua 3 đời, lưu giữ cách làm thủ công món bánh pía truyền thống của người Hoa gốc Triều Châu.

Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".

Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.

Hộp bánh pía truyền thống người Triều Châu thường tặng nhau dịp Trung thu.

19 thg 9, 2023

Dinh thự Pháp 151 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Trải qua hơn 150 năm, tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp lưu giữ vẻ đẹp cổ điển đặc trưng kiến trúc cuối thế kỷ 19 cùng không gian phủ xanh cây lá.

Khu nhà Tổng lãnh sự quán Pháp TP HCM chiếm hai mặt tiền ở ngã tư Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Trong khuôn khổ chương trình Ngày Di sản châu Âu 2023, địa điểm mở cửa tham quan miễn phí, chào đón cư dân thành phố và du khách một ngày duy nhất 16/9. Ảnh: Thịnh Vượng

18 thg 9, 2023

Phố lồng đèn tấp nập tối cuối tuần

Nửa tháng trước trung thu, khu phố lồng đèn Quận 5 thu hút biển người dạo phố, ngắm đèn, mua sắm.


Như thói quen mấy chục năm nay, các con đường Lương Nhữ Học - Phú Đinh - Lão Tử được các gia đình và cư dân tại TP HCM chọn làm điểm đi chơi cuối tuần cận Tết Trung thu. Trong đó, phố đi bộ Phú Đinh đông đúc nhất bởi là con phố lồng đèn chính của khu vực Chợ Lớn.

13 thg 9, 2023

Ông chủ 'sê-ri' rạp ở Sài Gòn

Sài Gòn từng có gần cả trăm rạp hát, rạp chiếu bóng trải dài khắp các quận nội, ngoại thành. Nhưng ai là người sở hữu nhiều rạp nhất Sài Gòn? Dưới đây là câu chuyện từ hậu duệ của ông chủ "sê-ri" - chuỗi hơn 10 rạp hát, rạp chiếu bóng xưa ở Sài Gòn.

Ông Tư Thiêm nổi danh đất Bắc

Một câu chuyện lưu truyền trong giới mê rạp hát - rạp chớp bóng trước năm 1975 kể rằng ở Sài Gòn thập niên 1950, từng có ông chủ của "chuỗi" rạp trải dài từ trung tâm Sài Gòn qua khu Tân Định, Gia Định. Lời đồn ấy có thật? Tháng 6.2023, tôi đã được gặp ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi (Q.11, TP.HCM), cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, để tìm hiểu câu chuyện này. Ông Tiến cho biết ông là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975.

Poster phim chiếu rạp Đại Đồng Sài Gòn. Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn

Sài Gòn xưa từng có hàng trăm rạp hát, rạp chớp bóng; nhưng nay, hầu hết các rạp đã hư hỏng nặng, hoang phế hoặc chuyển đổi công năng.

Trong số hàng trăm rạp chớp bóng xưa, có một gia đình gốc Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954 đã gầy dựng hàng loạt rạp từ những năm 1954 – 1975. Đó là gia đình ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM. Thuở mới vào miền Nam lập nghiệp, ba ông là ông Nguyễn Thiêm đã cho xây hàng chục rạp hát từ Sài Gòn đến Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Một trong những dấu ấn mà gia đình ông còn giữ lại được trong chuỗi hơn 10 rạp hát của ba mẹ, có thể kể đến: Đại Đồng Sài Gòn (đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM), rạp Thăng Long (đường Cống Quỳnh, Q.1), rạp Quốc Thái (đường 3 Tháng 2, Q.11)… Ông Nguyễn Tiến cùng gia đình được giữ lại một phần các rạp hát kể trên, đồng sở hữu với các cơ quan quản lý nhà nước sau năm 1975.

Ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975, đứng trước rạp Quốc Thái trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM. Gia đình ông Tiến đang ở phần nhà giữ xe xưa kia của rạp Quốc Thái. NGỌC DƯƠNG

12 thg 9, 2023

Tượng Phật Thích Ca ở chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi ở TPHCM là một ngôi chùa nổi tiếng, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, là một danh lam thắng cảnh. Trọng tâm của chùa là ngôi chánh điện, và trọng tâm của ngôi chánh điện tất nhiên là tượng Phật Thích Ca được thờ nơi ấy. Điều hãnh diện cho người dân Biên Hòa là bức tượng này do một nghệ nhân lỗi lạc của Biên Hòa tạo tác: Điêu khắc gia Lê văn Mậu. Thầy Lê văn Mậu lúc đó là hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa (nay là trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai).

Chùa Xá Lợi hiện nay, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3

Cơm cháy chà bông Sài Gòn

Chẳng biết từ bao giờ, cơm cháy chà bông lại trở thành món ăn vặt mà thực khách không thể bỏ qua ở chốn phồn hoa như Sài Gòn.

Cơm cháy chà bông tại Sài Gòn gợi lên những hình ảnh hấp dẫn và thú vị. Cơm được chiên đến khi trở nên vàng ươm và giòn rụm, tạo nên một cảm giác mê hoặc chỉ khi nhìn qua. Chà bông thơm phức, với màu sắc đặc trưng của thịt heo khô, được rải đều trên từng hạt cơm. Hòa quyện cùng nhau, cơm cháy chà bông tại Sài Gòn trở thành một tác phẩm ẩm thực tuyệt vời.

Mộ cổ các nhân tài thời vua Gia Long

Được an táng ở Sài Gòn - Gia Định, các vị quan võ, quan văn nổi tiếng này là nhân tài kiệt xuất đã góp phần giúp vua Gia Long lập nên triều đại của mình.

1. Nằm tại quận Bình Thạnh, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt hay lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500 m².

1 thg 9, 2023

Lễ cúng cô hồn của gia đình người Hoa ở Sài Gòn

Sau khi xong mâm cúng, ông Trần Ban Trí ở quận 5 tung gần 10 triệu đồng ra đường cho nhiều thanh niên giành giật, để xua đi xui xẻo, chiều Rằm tháng 7.


15h, ngày 30/8 (Rằm tháng 7), ông Trần Ban Trí (áo trắng) bắt đầu bày biện mâm lễ cúng cô hồn tại cửa hàng ở góc đường Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo B. Ông cho biết, ba đời gia đình ở khu vực này buôn bán thuốc, năm nào cũng làm lễ cúng cô hồn.

"Với người Hoa, tục cúng cô hồn là nghi lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhất là với người kinh doanh", người đàn ông 66 tuổi nói, cho biết việc cúng tế là cách để san sẻ sự bất hạnh với những linh hồn lang thang, để họ không quấy nhiễu, cho gia chủ được yên ổn làm ăn.

30 thg 8, 2023

Cổ vật của 4 triều đại trưng bày ở Sài Gòn

Gần 200 hiện vật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1.


Triển lãm mang chủ đề "Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép" giới thiệu 170 cổ vật của 27 nhà sưu tập trên cả nước. Hiện vật thuộc bốn triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trải dài từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Các hiện vật này chủ yếu là gốm Việt Nam với nhiều loại đồ gia dụng, thờ cúng, trang trí, đồ dùng để uống trà, rượu. Ngoài ra còn có gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc, Pháp sản xuất.

23 thg 8, 2023

Ghé thăm An Tất Viên - nơi an nghỉ của cụ Hồ Biểu Chánh

Tọa lạc trên một con hẻm yên tĩnh ở quận Gò Vấp (TP.HCM), An Tất Viên là nơi những người yêu thích các tác phẩm của cụ Hồ Biểu Chánh có thể đến thắp hương và ngồi lại cả ngày để thưởng thức sách của cố nhà văn.

Nơi an nghỉ, nhà trưng bày kỷ vật của nhà văn Hồ Biểu Chánh nằm cuối con hẻm ở quận Gò Vấp - Ảnh: HỮU HẠNH

30 thg 7, 2023

Độc lạ phở sắn Quế Sơn giữa phố Tây Sài Gòn

Phở sắn Quế Sơn xuất hiện ngay giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh như một minh chứng cho việc giá trị của món ăn sẽ còn được giữ gìn và lan toả mãi đến những người yêu ẩm thực truyền thống Việt Nam.

25 thg 7, 2023

Cư xá ở Phú Nhuận

Xã Phú Nhuận tuy nhỏ nhưng có lẽ ở thập niên 1950 - 1960 còn nhiều đất trống nên có nhiều cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân lập nên những cư xá bán trả góp.

Xã Phú Nhuận tuy nhỏ nhưng có lẽ ở khoảng thập niên 1950 - 1960 còn nhiều đất trống nên có nhiều cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân lập nên những cư xá bán trả góp.

Được sống ở cư xá trước năm 1975 thường là giới công chức hay viên chức của các công ty tư nhân, những người có thu nhập ổn định nên có thể mua trả góp một căn, dưới trệt hay trên lầu. Một căn nhà trong cư xá thường nhỏ (trừ khi chủ nhân có khả năng mua hai căn liền nhau), nhưng cư dân trong đó được sống ở một nơi khá sạch sẽ so với nhà dưới mặt đất trong ngõ hẻm quanh co lúc đó chưa được tráng nhựa, mưa ngập nước và nắng thì tung bụi (là chuyện hồi thập niên 1960, 1970… bây giờ đã khác).

Tôi có viết vài cảm nghĩ về những cư xá được xây dựng ở Sài Gòn thập niên 1960: “Cư xá dịp Tết vui hơn ngày thường. Nhìn từ tầng này thấy tầng kia có người đi chợ về với giỏ đầy trái cây, lạp xưởng, bó hoa bày bàn thờ. Lác đác có người bưng lên mấy chậu bông thược dược, mãn đình hồng mà mặt mày tươi rói. Đêm Giao thừa, nhà dưới trệt bày bàn cúng ngoài trời, nhà trên lầu bày bàn ra hành lang tạo cảnh ánh sáng lung linh giữa trời đêm. Đám con nít mang pháo xuống đốt dưới sân, nhiều người đứng tựa hành lang ngó xuống ngửi mùi pháo trong hơi lạnh. Ngày cuối tuần, đám con trai đứng tựa ban công, ngắm mấy các cô là khách vào cư xá, cô nào cũng diện đẹp hết sẩy, đánh má hồng thoa son” (Trích Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm – cùng tác giả).

22 thg 7, 2023

Quán ốc núp hẻm từng lên chương trình ẩm thực Mỹ

Quán ốc của bà Kim Phượng phục vụ vào giờ "chẳng giống ai" nhưng vẫn hút khách suốt 25 năm, từng xuất hiện trong series ẩm thực của Mỹ.

Đều đặn 9h hàng ngày, bà Phượng dọn hàng ra đầu hẻm trên đường Cô Bắc, quận 1, bán ốc các loại, "món chẳng mấy người ở Sài Gòn phục vụ vào buổi sáng".

Bà Phượng bắt đầu công việc hàng ngày từ 12h đêm, chạy xe xuống chợ đầu mối thủy hải sản Bình Điền, quận 8, để lựa các loại ốc bán cho ngày hôm sau. "Về nhà làm sạch, sơ chế một mạch đến 8h sáng, rồi dọn hàng bán luôn. Hôm nào đuối quá không thức đêm được thì tôi đành nghỉ bán", bà Phượng nói.

Bà Phượng, chủ quán ốc, đang chế biến món cho khách.

18 thg 7, 2023

Bà con Cầu Muối xưa ngưỡng mộ "đại ca" Hai Miên

Cầu Muối là một chiếc cầu gỗ xưa bắc ngang một con kênh (nay là đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM) dẫn nước ngang qua kho muối thuộc Nhơn Hòa Xã.

Bảng tên Chợ Cầu Muối ghi rất rõ năm thành lập 1947 và năm tái thiết 1971, sau cơn cháy lớn thiêu rụi hết chợ - Ảnh: HỒ TƯỜNG

14 thg 7, 2023

Khám phá Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam

Nằm trên một con phố nhỏ ở Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam không chỉ là nơi lưu trữ hàng ngàn hiện vật của ngành y học cổ truyền Việt Nam mà còn là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách muốn tìm hiểu về ngành y học cổ truyền của dân tộc.

Ông Lê Khắc Tâm làm việc trong ngành dược phẩm và có niềm đam mê khám phá, tìm tòi về ngành y học cổ truyền Việt Nam. Từ lúc còn trẻ, ông Tâm đã có lòng nhiệt huyết, yêu nghề và gắn bó với ngành thuốc cổ truyền. Nhận thấy rằng đây không chỉ là nghề chữa bệnh mà còn chứa đựng rất nhiều những giá trị văn hóa của người Việt Nam, từ đó mà ông ấp ủ cho ra đời một bảo tàng về nghề y cổ truyền. Sau nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu và xây dựng thì đến năm 2007, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam được đưa vào hoạt động.

27 thg 6, 2023

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan

27 thg 5, 2023

Công viên du lịch sinh thái 6 ha vừa mở cửa ở ngoại ô TP.HCM

Công viên du lịch sinh thái đầu tiên của huyện Hóc Môn (TP.HCM) rộng hơn 6 ha, mức đầu tư 70 tỷ đồng vừa khánh thành phục vụ nhu cầu người dân sau 6 tháng triển khai khẩn trương.

Sáng 18/5, UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) tổ chức khánh thành Công viên du lịch sinh thái rộng hơn 6 ha, nằm trên đường Xuân Thới Thượng 6, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn.

Hạng mục khu ngắm cảnh với 6 nhà thủy tạ. Ảnh: T. Hồng

10 thg 5, 2023

Con hẻm đẹp lạ ở trung tâm TP.HCM treo biển cấm chụp hình vì 'sợ' khách check-in

Nhiều bạn trẻ tìm tới con hẻm 230 Pasteur (quận 1, TP.HCM) để tạo dáng săn ảnh vì có nhiều nét đẹp lạ nhưng đã thường xuyên gây ồn ào khiến người dân phải treo biển "cấm chụp hình, không tụ tập".

Một con hẻm trên đường Pasteur (quận 1) với nhiều tiệm cà phê được trang trí đẹp mắt và những bức tường sơn đen ấn tượng đang trở thành điểm thu hút đông đảo giới trẻ.

8 thg 5, 2023

Bên trong toà nhà UBND TP.HCM hơn 110 năm tuổi

Hình ảnh trụ sở UBND TP.HCM hơn 110 năm tuổi ở đường Lê Thánh Tôn (quận 1) ngày đầu mở cửa đón khách tham quan.

Trong hai ngày 29-30/4, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức tham quan miễn phí dành cho cựu chiến binh và thanh niên, thiếu nhi thành phố. Nhân dịp này, nhiều đoàn du khách lần đầu tiên được tham quan trụ sở hơn 110 tuổi của UBND TP.HCM trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM.