Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 3, 2023

Mùa chim yêu giữa tháng Ba


Vài ngày cuối tháng 2 và kéo dài qua đến tháng 3, đội quân săn ảnh chim ở TP.HCM tất bật ngược xuôi để chộp những bức ảnh đẹp của loài lông vũ vào mùa yêu đương.

Vài ngày cuối tháng 2, giới săn ảnh chim ở TP.HCM kéo nhau qua khu đất trống cạnh đình thần An Khánh (TP Thủ Đức, qua cầu Thủ Thiêm 2 rẽ phải) để chụp ảnh 3 đôi chim trảu đầu hung (tên khoa học: Green Bee-eater; Bộ Sả Coraciiformes; Họ Trảu Meropidae) đang chọn nơi này làm ổ.

19 thg 3, 2023

Bên trong Thảo Cầm Viên - top 10 sở thú lâu đời nhất thế giới

Thảo Cầm Viên mỗi ngày đều thu hút một lượng lớn du khách địa phương, cũng như du khách từ nhiều nơi khác đến tham quan.


Thảo Cầm Viên Sài Gòn là công viên bảo tồn động vật - thực vật tọa lạc tại phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. Đây là sở thú lâu đời xếp hạng thứ tám trên thế giới với khuôn viên rộng lớn, nằm gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Sẽ rất tuyệt vời cho các gia đình trẻ đưa bé đến đây tham quan và vui chơi.

9 thg 3, 2023

Bài tụng ca về phở

Anh Mai Việt Hùng đưa tui tới ăn phở tại một tiệm mà anh gọi là Phở Thơ, ngoài lý do đây là một tiệm phở ngon còn có một lý do khác: giữa quán có một tấm bảng thiệt lớn, đăng nguyên bài thơ ca ngợi phở của nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ

8 thg 3, 2023

Tiệm mì tươi gần 90 năm của gia đình gốc Hoa

Tiệm ăn của ông Dương Huy bán từ những năm 1930, với sợi mì tươi làm tại chỗ, mở từ sáng tới đêm, mỗi ngày khoảng 350 bát.

Tiệm mì nằm trong hẻm trên đường Lê Đại Hành, quận 11, vừa đủ một chiếc ôtô đi qua nhưng luôn đông khách, nhất là buổi sáng và ngày cuối tuần. Như nhiều tiệm mì của người Hoa ở Sài Gòn, nơi đây nổi bật với chiếc xe mì trang trí những bức tranh kính vẽ điển tích của các nhân vật truyện Tam Quốc. Theo chủ tiệm, xe này cũng đã "phục vụ" gần 40 năm nay, là chiếc thứ tư mà quán sử dụng từ ngày đầu.

Ông Huy là đời thứ ba nối nghiệp nghề bán mì tươi của gia đình. Chủ đầu tiên là ông Tư Ky, từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu đây chỉ là gánh mì nhỏ bán ở đầu hẻm, một thời gian sau chuyển lên xe đẩy đi quanh khu chợ Thiếc, nơi có đông người Hoa sinh sống. "Đến những năm 70 thì quán yên vị bên trong hẻm đến bây giờ, cũng chỉ cách chỗ ban đầu chưa đến trăm mét", người đàn ông 57 tuổi nói.

Ông Dương Huy bên xe mì của tiệm, đặt ở mặt tiền quán. Ảnh: Quỳnh Trần

Quán cà phê phong cách tín ngưỡng thờ Mẫu

Quán cà phê ở quận 3 màu sắc rực rỡ, trang trí hình ảnh các vị Thánh mẫu, rồng, hạc, trời mây, tạo nên vẻ huyền bí.


Quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ hút khách bởi tông màu rực rỡ, bên ngoài như một ngôi chùa, hoạt động hơn nửa năm nay. "Qua cách trang trí, tranh ảnh, đồ vật thì quán muốn truyền tải nét đặc sắc của văn hoá thờ Mẫu đến nhiều người", anh Lê Xuân Phú, quản lý, cho biết.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Thực hành cơ bản của thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội. Năm 2016, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

18 thg 2, 2023

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại cái không khí cổ xưa nơi mà thuở xưa sáng nào tụi học trò chúng tôi cũng ngồi uống cà phê và nghe phổ ky truyền nhau ơi ới tiếng gọi bàn bằng thứ tiếng Hoa nói lóng rất thú vị mà người Hoa chính gốc nếu không quen cũng không hiểu được

Thế giới tiếng lóng

“Hai hoành thánh mì thoàn dách, lượng co sủi cảo tún lục”. Tiếng rao của anh phổ ky gọi cho anh đầu bếp. Từ đàng xa, người đầu bếp lặp lại tiếng kêu như rao hồi đáp là đã nghe tiếng đặt hàng.

Thoàn dách là bàn số 1 ở giữa, tún lục là bàn số 6 phía bên đông. Còn sủi cảo là bánh xếp nước (hơi giống hoành thánh có hình dẹp). Xưa kia trời vừa hừng sáng, hầu hết các tiệm nước người Hoa, mở tất cả đèn sáng choang, quạt máy 5 – 7 cái quay vù vù, năm ba anh phổ ky hỏi khách dùng chi, lập tức truyền khẩu lệnh gây náo nhiệt cả tiệm.

Cà phê vợt được nấu trong siêu. Ảnh: T.L.

7 thg 2, 2023

Bí mật tồn tại hơn 50 năm ở ngôi chùa trên tầng 4 chung cư TP.HCM

Để bán được căn hộ, chủ đầu tư mời vị hòa thượng uy tín về xây chùa ngay trên tầng 4 khu chung cư. Nửa thế kỷ nay, chùa là nơi lưu giữ hàng chục ngàn hũ tro cốt của nhiều thế hệ người TP.HCM.

Khu chung cư cũ nổi bật bởi tầng 4 được sơn màu vàng đặc biệt.

6 thg 2, 2023

Tục vay lộc trong ngôi chùa trăm tuổi ở Sài Gòn

Dịp Tết Nguyên tiêu, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và "vay lộc", hẹn năm sau sẽ mang trả gấp đôi, mong làm ăn phát đạt.


Tối 4/2, một ngày trước rằm tháng giêng, nhiều người Hoa ở khu vực Chợ Lớn và du khách viếng chùa Ông, mong cầu may mắn, phước lành trong năm mới.

Chùa Ông, còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An là hội quán của người Triều Châu và Hẹ sang Việt Nam sinh sống, được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc có tấm lòng trung nghĩa và chí khí anh hùng.

29 thg 1, 2023

Những món ăn Hoa đặc sắc ở Chợ Lớn, TPHCM

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm sống ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách khi mở nhà hàng…

Người không phải gốc Hoa nếu không chú ý sẽ không dễ phân biệt món nào của người Quảng, món nào của người Tiều hay của người Hải Nam…

Quảng và Tiều khác nhau trong món giò heo và lạp vịt

Chị Minh Cúc, một người Triều Châu ở quận 11 đang bán món ăn Hoa chế biến sẵn trên mạng và có viết một cuốn sách về ẩm thực cho biết, có những món ăn Hoa na ná giống nhau nhưng cách chế biến và công dụng trong bữa ăn khác hẳn nhau.

19 thg 1, 2023

Người nối nghiệp quán phở Bắc nức tiếng ở TP.HCM

Anh Trần Văn Phụng, chủ nhân mới của phở Cao Vân, hy vọng gìn giữ hương vị và danh tiếng món phở mà ba mình xây dựng suốt hơn 70 năm qua.

Quán phở Cao Vân (đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP.HCM) được ông Trần Văn Phồn mở từ năm 1947, đến nay có lịch sử hơn 70 năm và được không ít thực khách Sài thành yêu thích. Sau khi ông Phồn qua đời cách đây hơn 2 tháng, việc kinh doanh được con trai út của ông là anh Trần Văn Phụng (39 tuổi) tiếp quản.

Đứng cạnh nồi nước dùng sôi nghi ngút cả ngày, trán lấm tấm mồ hôi nhưng anh vui khi nhìn thấy nét hài lòng trên gương mặt thực khách tới quán.

Con trai út Trần Văn Phụng là người tiếp quản quán phở Cao Vân sau khi ông Trần Văn Phồn qua đời.

Quán phở Bắc gần một thế kỷ đun củi 'lấy công làm lời' ở Sài Gòn

'Trong các món ăn ‘quân tử vị’. Phở là quà đáng quý trên đời. Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi. Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ', thơ cụ Tú Mỡ viết năm 1934. Một cụ ông đã ngoài 90 tuổi, tên Phồn, đã giành hơn nửa thế kỷ chỉ để đun củi nấu phở

Dù xuất phát từ miền Bắc, nhưng phở lại được người Sài Gòn rất ưa chuộng. Quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1, TP.HCM) là một trong những địa điểm được thực khách Sài Gòn lựa chọn mỗi khi nói đến “phở Bắc ngon”.

Chủ quán phở là một cụ ông đã ngoài 90 tuổi, tên Phồn, lúc nào cũng ngồi trên một cái bục cao bên góc trái, phía trong cùng của quán, trước mặt ông là một cái hộc gỗ… đựng tiền.

Chúng tôi ghé quán phở vào lúc 7 giờ sáng, còn sớm nhưng thấy đã có gần chục người ngồi ăn phở bên trong. Ngộ cái là người ta ăn trong lặng yên, trật tự một cách “nghệ thuật”, ai cũng nói năng nhỏ nhẹ và thanh nhã, khác hẳn cái không khí náo nhiệt thường thấy ở các quán ăn Sài Gòn.

29 thg 12, 2022

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam


"Tiền đồn" điều trị bệnh lây nhiễm, bệnh mới nổi ở TP.HCM và khu vực phía Nam - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - vừa được xác nhận là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam với hơn 160 tuổi. Đây cũng là bệnh viện duy nhất cả nước có trại giam nằm trong lòng bệnh viện.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ đến xây dựng đất nước, đến nay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán hay Nhà thương Chợ Quán - vẫn là "ngọn cờ đầu" trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đúng với ấn tượng của người dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: "Vô đây bảo đảm hết bệnh".

16 thg 12, 2022

Khám phá khu chợ sỉ nổi tiếng ở TPHCM

Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là một trong những khu chợ nổi tiếng về các mặt hàng quần áo giá sỉ tại thành phố. Khu chợ này thu hút người dân thành phố cũng như từ các tỉnh thành lân cận đến tìm kiếm nguồn hàng quần áo, phụ kiện.

Chợ Tân Bình có 9 cửa, 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Cửa chính nằm trên đường Lý Thường Kiệt, với tổng diện tích 22.800 m², chia làm 4 khu vực. 

14 thg 12, 2022

Ngôi đình cổ đất Phương Nam


Sau nhiều lần trùng tu, đình Thông Tây Hội đã trở thành Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia.

Đình Thông Tây Hội nằm ở phường 11, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Tp HCM mà cả vùng đất phương Nam. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đình cổ Thông Tây Hội vẫn là nơi duy trì nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc bên cạnh những giá trị nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Đình thần Thông Tây Hội do những người di dân quê gốc Nghệ An xây dựng từ năm 1679. Đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay.

2 thg 12, 2022

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn

Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ trong chính điện Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà, quận 5 - Chợ Lớn)

Kiến trúc Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn

Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.

Chính điện Hội quán Tuệ Thành thuộc quận 5. TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19)

Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng

Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển.

Một bức tranh điêu khắc trong hội quán

17 thg 11, 2022

Thánh đường Hồi giáo- kiến trúc độc đáo và tráng lệ

Thánh đường là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và tâm linh của cộng đồng Hồi giáo. Tại TP. Hồ Chí Minh có 4.537 tín đồ Hồi giáo sinh hoạt tâm linh tại 15 ngôi thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Su rao). Đây là những công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng, độc đáo, được xây dựng thật uy nghi, tráng lệ.

Chính điện Thánh đường Jamiul Muslimin 52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh)

12 thg 11, 2022

Tản mạn về “xóm cù lao” - đường Hương Mão

Những năm 1980, tôi có mấy lần đi vào đường Phan Xích Long mà như lạc vào một vùng quê. Thật lạ lùng, giữa vùng Phú Nhuận lại có một lõm không gian đầy ao rau muống, cầu gỗ chật chội và những túp nhà lụp sụp nằm sát bên bờ rạch mà người ta gọi là xóm cù lao.

Người tôi tìm gặp là Châu, một anh bạn dạy khiêu vũ, trước đó thỉnh thoảng gặp nhau ở lớp dạy nhảy. Ở đó, anh luôn bận sơ mi vàng nhạt, quần kem và giày trắng rất thanh nhã. Nhưng bên bờ ao rau muống ở đây, anh sống trong căn nhà che tạm bợ bên bờ rạch, luôn cởi trần phô bộ ngực lép vì nóng bức. Trời mưa vừa xong, khí ẩm bốc lên ngùn ngụt từ dòng nước đen và chúng tôi nói chuyện giữa không khí hừng hực đó. Ra về, tôi dắt xe đạp ngang qua một chiếc cầu, đến giữa cầu phải lùi xe trở lại vì có mấy con dê được một chú bé chăn dắt cũng đang qua cầu.

Sau này, tôi có dịp đến một ngôi nhà khác cũng trên con đường này, góc đường Phan Đăng Lưu. Đó là một căn biệt thự lớn có sân chung quanh xây từ thập niên 1930. Nhà thoáng rộng và được gìn giữ hoàn hảo, không bị sứt mẻ chút nào. Người tôi đên thăm sống độc thân trong căn nhà lớn cùng vài người thân sống dưới dãy nhà ngang.