Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 5, 2020

Làng nghề đan lát M’nông

Đan gùi tuốt lúa

M’Nông là một trong ba nhóm dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Nông và là cư dân sống lâu đời nhất trên vùng đất này. Văn hóa M’nông nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn và lan tỏa trên khắp vùng đất Đắk Nông nên các nhà nghiên cứu đặt tên cho khu vực này là “Cao nguyên M’nông”. Cuộc sống của người M’nông gắn bó mật thiết với rừng, họ cư trú cả trên vùng đồi núi cao lẫn nơi trũng thấp nên biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ bon làng, lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử. Rừng vừa là mái nhà che chở, vừa cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên giúp người M’nông tạo ra những vật dụng phục vụ đời sống.

Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê (Tây Nguyên) có hệ thống lễ hội theo chu kỳ sản xuất. Một trong những lễ hội độc đáo là lễ cúng bến nước. Sau khi kết thúc mùa rẫy, chủ bến nước mời các chức sắc trong buôn đến họp bàn về việc chuẩn bị lễ cúng bến nước.

Lễ nghi nông nghiệp độc đáo
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.

Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành. 

Săn lộc rừng

Rựa trong tay ông vạch một lối đi. Nhưng có khi vì mải nhìn theo đàn ong mà ông va vào những cành cây vươn ra tua tủa. Mặc kệ, người thợ không thể để đàn ong vượt khỏi tầm mắt 

Dù đã được thợ ong Nguyễn Văn Vọng dọn trước đường quang, tôi cố hết sức chạy theo mà vẫn cách ông cả trăm mét.

Không việc gì phải sợ
Rồi cũng bất ngờ như khi phát hiện đàn ong, ông Vọng khựng lại, tháo chiếc thùng trên vai đặt xuống. Chỉ sau vài cái bới tay xuống đất, đàn ong bên dưới đã ào ào bay ra bu kín người ông, đen rì.

Nhìn thấy cảnh đó, tôi hoảng hốt, lùi lại mấy bước, tay giữ chặt chiếc xô nhựa ông nhờ cầm giúp lúc đi với ý đồ lỡ bị đàn ong xông đến thì có cái mà chụp lên đầu. Nhưng chẳng có con ong nào đuổi theo tôi, tất cả bay vòng vòng, bu bám xung quanh ông Vọng mà thôi.

2 thg 5, 2020

Cà phê 'di động' dưới hàng thông trăm tuổi

Cách TP Pleiku hơn 10 km, một tiệm cà phê xe ca nằm dưới tán thông và đồi chè Biển Hồ, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh.

Từ những chiếc xa cũ nát, bỏ đi, chủ quán đã trang trí thành quán cà phê "di động", cũng là điểm check in mới của giới trẻ.

29 thg 4, 2020

Thuyền độc mộc ở Tây Nguyên, khát vọng từ ngàn xưa

Không chỉ đơn thuần là phương tiện chuyên chở đi lại trên sông nước, thuyền độc mộc của cộng đồng dân tộc bản địa Tây Nguyên là nét văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Thuyền độc mộc chứa đựng trong đó cả kho tàng văn hóa với khát vọng hòa hợp và chế ngự thiên nhiên của chủ thể văn hóa. 

Sự hòa hợp với thiên nhiên
Tây Nguyên là vùng đất có chung đặc điểm là khu vực hẹp, đất đai nghèo dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ sạt lở và thường bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông ngắn với 4 hệ thống sông chính, thượng sông Sê San, thượng nguồn sông Sêrêpôk, thượng nguồn sông Ba và sông Đồng Nai. Những con sông lớn như sông Sêrêpôk, dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ, sông Đắk Bla dài 139 km. Sông Sê San có chiều dài 237 km, Sông Đồng Nai với chiều dài trên 437 km… Những con sông dài này được hợp bởi nhiều con sông, suối nhỏ đã nuôi dưỡng trong những cánh rừng đại ngàn nên chúng có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông rất phong phú và đa dạng nên từ xa xưa, đây là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa, thủy sản, nguồn nước sinh hoạt và giao thông thuỷ quan trọng cho cư dân quanh vùng. 

Thuyền độc mộc của người Tây Nguyên. 

27 thg 4, 2020

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng la tinh "Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem" mà ghép thành. Từ việc hình thành thành phố cao nguyên có khí hậu trong lành mát mẻ với vai trò của người Pháp, đặc biệt là bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin, ý nghĩa của câu trên (Cho những người này niềm vui, những người khác sự mát lành) với vỏ bề ngoài có vẻ văn chương, "bác học", dễ thuyết phục nhiều người nếu chưa tìm hiểu cặn kẽ, chu đáo.



24 thg 4, 2020

Lễ cúng ngõ của người M’nông

Lễ cúng ngõ (Ver Bri ) của dân tộc M’nông là nghi lễ liên quan đến các hiện tượng của thiên nhiên như mưa, gió, sấm sét và những vị thần chi phối đến cuộc sống, canh tác nông nghiệp của đồng bào.

Văn hóa cổ truyền giàu bản sắc


Dân tộc M’nông sinh sống ở phía Nam Tây Nguyên, là một tộc người còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa cổ truyền giàu bản sắc, tiêu biểu là các lễ hội truyền thống. Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, xem các hiện tượng sự vật tồn tại đều có thần, yang chi phối mọi mặt đời sống, nên đồng bào có những hình thức cầu cúng, lễ nghi để ngăn ngừa điều xấu, mong ước điều tốt đẹp, an lành trong cộng đồng. 

Diễn tấu cồng chiêng trong lễ hội. 

19 thg 4, 2020

Một thoáng Cô Thôn

Mặc cho sự khắc nghiệt của thời gian và sự tác động của đời sống thời hiện đại, buôn Cô Thôn vẫn bền bỉ giữ gìn được những giá trị di sản văn hóa và tập tục có từ lâu đời của tộc người Ê Đê bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột. 

Nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chừng 2km về hướng Bắc là buôn Cô Thôn hay còn gọi là buôn Ako Dhong. Trong tiếng Ê Đê, Ako Dhong có nghĩa là đầu nguồn suối và trên thực tế buôn này cũng nằm ngay đầu nguồn suối Ea Nuôl.

Buôn Cô Thôn được xem là buôn làng giàu mạnh, đẹp nhất Tây Nguyên và có lẽ cũng là buôn duy nhất hiện còn giữ được dáng dấp, nét độc đáo của buôn làng truyền thống người Ê Đê.

Vẻ đẹp độc đáo ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa

29 thg 3, 2020

Đà Lạt mùa phượng tím

Phượng tím nở rộ trong tháng 3 mang đến vẻ đẹp lãng mạn, nhưng “man mác buồn” cho thành phố ngàn hoa. 

Những cây phượng tím trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, dẫn vào trung tâm chợ Đà Lạt, cách hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ. Phượng tím thường nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, mang đến vẻ đẹp dịu dàng đặc trưng của Đà Lạt. 

12 thg 3, 2020

Kỳ ảo bãi đá trăm triệu năm bên sông Sêrêpốk

Sau khi cụm 3 thác đẹp nhất trên sông Sêrêpôk là Dray Sáp- Dray Nur- Gia Long bị các đập thủy điện lớn ngăn dòng, lượng du khách đến đây giảm hẳn. Rất ít người biết cũng vì sông cạn, mà một vùng đá trầm tích chìm sâu trong nước từ xa xưa đã phơi lộ, kỳ ảo bất ngờ.

Bãi đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura

9 thg 3, 2020

Thơm ngon rượu ghè nếp than Y Gar

Từng uống rượu ghè nếp than ở nhiều nơi, nhưng chưa ở đâu tôi thấy rượu ghè nếp than có nét đặc trưng riêng như rượu ghè nếp than của bà Y Gar, thôn Kon Sờ Lạc 2, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy. Nét đặc trưng của rượu này là: Thơm ngọt, lại đăng đắng... rất khó quên!
Ông nói chí phải!
Mặc dù trên địa bàn xã Đăk Ruồng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sản xuất rượu ghè, nhưng khi nói đến rượu ghè, người ta thường nhắc đến thương hiệu rượu ghè của bà Y Gar ở thôn 12 (Kon Sờ Lạc 2). Có lẽ vì vậy, khi thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, UBND xã Đăk Ruồng nghĩ ngay đến rượu ghè bà Y Gar.

Qua sự giới thiệu của UBND xã, tôi cùng anh Nguyễn Văn Bình (Văn phòng Đảng ủy Đăk Ruồng) đến nhà bà Y Gar trong buổi chiều muộn. Khi đến nhà, gặp lúc bà đi làm rẫy chưa về. Tranh thủ thời gian chờ đợi, tôi được ông A Phương (chồng bà) tiếp chuyện. Ông kể rằng, để giúp vợ làm rượu ghè, ông thường lên rẫy chặt cây h’nham đem về lột lấy vỏ giã với ớt và trộn với bột gạo, nặn từng cái bánh, ủ cho lên men rồi đem bánh men phơi khô. Khi làm rượu ghè, đem bánh men bóp nhỏ hoặc giã thành bột trộn với cơm nếp than, cơm gào hay gạo tẻ... để mươi ngày là thành rượu nếp than, rượu gào hay rượu gạo tẻ.

Bảo tồn, khôi phục nghề đan lát truyền thống của đồng bào M’nông

Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào M’nông có nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề đan lát truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề đan lát của đồng bào M’nông thường do nam giới đảm nhận. Những lúc nông nhàn, đàn ông M’nông thường tạo nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, dụng cụ đánh bắt cá. Đôi khi, các sản phẩm làm ra còn được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm, công cụ lao động với gia đình khác để tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nghệ nhân xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đan gùi 

6 thg 3, 2020

Sa Thầy, mảnh đất giàu nét đẹp văn hóa truyền thống

Không chỉ nổi tiếng với Di chỉ khảo cổ Lung Leng ghi dấu người tiền sử ở Tây Nguyên, huyện Sa Thầy còn được biết đến là một trong những chiếc nôi văn hóa dân gian của tỉnh. Hơn 40 năm sau ngày được thành lập, bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS sinh sống lâu đời trên địa bàn vẫn được quan tâm gìn giữ và phát huy.

Điều đó không chỉ thể hiện qua lối kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nét đẹp cồng chiêng - xoang, các điệu dân ca, dân vũ; mà còn được khẳng định nhờ các nghề truyền thống, từ dân dã, phổ biến như đan lát mây tre, dệt thổ cẩm đến riêng biệt và đặc sắc với tạc tượng gỗ, đẽo thuyền độc mộc.

Là làng tái định cư lòng hồ thủy điện Plei Krông, Đăk Wơk đã trở thành điểm sáng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhờ gây dựng được nhiều thế hệ tiếp nối nặng lòng với tình yêu văn hóa dân gian. Đây cũng là làng DTTS duy nhất của tỉnh vinh dự tham gia nhiều sự kiện văn hóa dân tộc ở nước ngoài. Trong đó, có Lễ hội Smith Sonian tại Washington D.C, Hoa Kỳ vào năm 2007, Liên hoan Ganat lần thứ 14 tại Pháp năm 2014. Nghệ nhân trẻ A Đan ở làng Đăk Wơk cho hay: Em từng có vinh dự được cùng các nghệ nhân lão luyện đi biểu diễn ở Hàn Quốc, Mỹ, Pháp… Ai cũng sung sướng, tự hào, vì cái hay cái đẹp cồng chiêng, sử thi, đan lát, đẽo thuyền độc mộc… của đồng bào Ba Na nhánh Rơ Ngao được giới thiệu ra nước ngoài.

4 thg 3, 2020

Nhà rông của dân tộc Brâu ở Pờ Y

Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.

Là người gắn bó với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự phát triển của ngôi làng, bà Y Pan (90 tuổi) già làng Đăk Mế nhớ rõ về lịch sử nhà rông văn hóa của dân tộc bà, từ khi dân làng còn sinh sống trong rừng sâu. Bà Y Pan kể, lúc bấy giờ ngôi làng chỉ có hơn 60 hộ dân. Nhà rông nằm ở vị trí chính giữa làng. Nhà của các hộ dân nằm ở vị trí xung quanh theo hình tròn, cửa chính đều hướng về nhà rông, thể hiện sự đoàn kết và hội tụ sức mạnh cho ngôi làng.

Nhà rông hay nhà ở của các hộ dân đều có sàn nhà cao hơn mặt đất 1 tong pa do (đơn vị đo chiều cao của người Brâu, 1 tong pa do bằng chiều cao của 1 người đàn ông trưởng thành đứng dơ tay). Nhà rông hình vuông nên có 4 phần mái hình tam giác chụm vào nhau hướng lên trên. Nhà ở của các hộ dân hình chữ nhật nên phần mái hình chữ A, có 2 mái chính và phụ (mái chính nằm bên dưới, mái phụ nằm bên trên và có kích thước nhỏ hơn mái chính).

Độc đáo kho lúa và chiếc hòm của người Giẻ Triêng ở Đăk Blô

Dân tộc Giẻ Triêng là một trong những dân tộc tại chỗ chiếm đa số ở huyện Đăk Glei nói chung và xã Đăk Blô nói riêng. Dân tộc Giẻ Triêng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ bao đời nay. Trong đó, kho lúa cất giữ lương thực và chiếc hòm là vật thể mang đậm văn hóa tâm linh.

Ấn tượng kho lúa


Từ bao đời nay, người Giẻ Triêng sống dưới chân núi Nồi Cơm (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) đã biết làm lúa nước. Lúa là nguồn lương thực chính nên họ rất quý trọng. Vì vậy, việc cất giữ lương thực cũng được người Giẻ Triêng nơi đây làm theo cách riêng của mình - làm kho cất giữ ở bên khu ruộng.

Kho lúa được lợp tranh, bốn vách được đan bằng nứa hoặc làm bằng gỗ chắc chắn, không hề rơi vãi lúa ra ngoài. Kho có 4 hoặc 6 trụ được chọn loại gỗ rất chắc và được đẽo gọt công phu, mối mọt khó phá hỏng. Kho lúa có một cửa duy nhất được làm bằng ván, dưới các trụ của kho lúa thường có các vòng tròn lớn nhằm hạn chế chuột tiếp cận kho lúa. Kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng gần các đồng ruộng, rẫy lúa, khi thu hoạch người dân mang lúa đổ luôn vào kho (không phơi khô sau khi thu hoạch như người Kinh, không mang lúa về nhà mà chỉ mang một ít về đủ để làm lễ mừng lúa mới). Điều đáng nói là các kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng không bao giờ bị mất trộm, kho lúa của nhà nào nhà đó dùng.

2 thg 3, 2020

Gùi của người Gia Rai

Cũng như các dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với người Gia Rai, chiếc gùi được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người đàn ông lớn tuổi trong làng. Ngày nay, người Gia Rai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống, vừa để bán nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Hàng ngày, ngoài công việc giữ cháu, ông A Dót (62 tuổi) ở làng Điệp Lốc, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) tranh thủ những lúc nhàn rỗi để đan gùi. Đây là việc làm yêu thích của ông A Dót từ khi còn nhỏ. Khi A Dót biết đi rừng, ông đã được cha của mình - ông A Lết dẫn vào rừng tìm kiếm các vật liệu và truyền dạy cho ông cách đan gùi. Dần dần những đam mê với việc vót từng cọng nan và tỉ mẩn đan lát lên những chiếc gùi làm vật dụng trong gia đình thấm vào máu thịt A Dót lúc nào không biết. Ở tuổi ngoài 60, A Dót không thể nhớ hết có bao nhiêu chiếc gùi được bàn tay khéo léo của mình làm nên.

Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ông chỉ còn 1 chân phải (do tai nạn lao động hồi trẻ), việc đi lại khó khăn nên vật liệu để đan gùi đều do các con của ông đi rừng kiếm được.


Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ảnh: ĐT 

Địa danh Long Đức xưa và nay

Long Đức là một xã vùng sâu của huyện Long Phú, nằm dọc theo bờ kinh Saintard và sông Hậu. Có diện tích tự nhiên 2.851,56ha, chủ yếu là đất nông nghiệp, dân số khoảng 10.200 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa (trong đó người Kinh chiếm đa số).

Long Đức là vùng đất sớm hình thành và phát triển, cùng với biết bao biến đổi thăng trầm, trải qua nhiều lần tách nhập chia cắt.

Theo sử liệu vùng đất Nam bộ, thì vào ngày 14-4-1896, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định xác nhận đề nghị của chủ tỉnh Sóc Trăng là MARCELLOT xin nhập làng đó là làng Long Hưng và làng Đại Đức. Làng Long Hưng có 4 ấp: An Đức, Hòa Đức, Thạnh Đức và Lợi Đức; làng Đại Đức cũng có 4 ấp: An Hưng, Hòa Hưng, Thạnh Hưng và Lợi Hưng thành xã Long Đức. Đến năm 1952, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Sóc Trăng quyết định nhập hai xã Long Đức và Phú Hữu thành xã mới có tên gọi là Phú Đức. Nhưng đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết thì xã Phú Đức được tách ra làm hai xã Long Đức và Phú Hữu cho đến nay.

1 thg 3, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

Khó cưỡng với món lá mì xào hoa đu đủ của người Ê đê

Những năm tháng khó khăn trước đây, cây mì đã từng cứu đói, nuôi sống bao người con Ê đê. Ngày nay, củ và lá mì vẫn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Ê đê. 

Có nhiều món ăn truyền thống độc đáo được chế biến từ lá mì như canh lá mì, lá mì luộc chấm muối ớt, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì muối chua… Nhưng ấn tượng và được nhiều người ưa thích nhất có thể kể đến món lá mì xào hoa đu đủ đực. 

Giống ớt truyền thống mà người Ê đê thường dùng để tạo nên vị cay đặc biệt cho món lá mì xào 

26 thg 2, 2020

Đà Lạt - những cuốc xe du hí

Đến với Đà Lạt mộng mơ, bạn hãy thử một lần ngồi lên những cỗ xe ngựa đẹp như trong truyện cổ tích hoặc lên những chiếc xe điện chạy êm ru, không mùi xăng, không mùi khói dạo chơi loanh quanh nơi phố núi thì mới cảm nhận được hết cái sự sung sướng của kẻ lãng du trên miền hoa, sương, khói, nắng và gió… 

Đà Lạt là xứ ngàn hoa, là thành phố của tình yêu, của mộng mơ và lãng mạn. Phố núi Đà Lạt đồi núi trập trùng, nhà cửa nhấp nhô theo triền núi, đường sá quanh co lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc ẩn lúc hiện trong những cánh rừng thông xanh mướt, thảng hoặc những trại rau, trại hoa chợt hiện lên ngút ngát sắc màu bên những sườn đồi hoặc dưới các thung lũng nhỏ.

Đà Lạt còn được ví như một “tiểu Paris” nhờ có khí hậu trong lành, quanh năm se lạnh cùng với những hồ nước xanh nên thơ và những tòa dinh thự, tu viện, nhà thờ, trường học cổ mang màu sắc kiến trúc thuộc địa do người Pháp xây nên từ hồi đầu thế kỉ 20.

Khám phá Đà Lạt người ta có thể đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, thậm chí bằng cả xe lửa cổ, nhưng thú vị nhất có lẽ là bằng xe ngựa hoặc xe điện, một loại xe mang dáng dấp của thời trung cổ và một loại xe điển hình cho thời đại 4.0, nhưng cả hai đều có nét chung đó là sự lãng mạn và sang trọng, rất thích hợp với những người có tâm hồn lãng du ưa thả hồn mình với cảnh quan nên thơ miền sơn cước.

Sắc màu phố núi Đà Lạt. Ảnh: Thanh Hòa