Hiển thị các bài đăng có nhãn Mekong Delta Explorer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mekong Delta Explorer. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 3, 2021

Cồn Mỹ Phước – Điểm du lịch xanh hấp dẫn ở Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước với khí hậu trong lành, mát mẻ cây cối xanh tươi, sum suê trĩu quả bốn mùa, phong cảnh nên thơ hữu tình, người dân chất phát, hiền hòa, mến khách… đã trở thành điểm du lịch Sóc Trăng xanh hấp dẫn thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.

Ví trị Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn nằm gần cuối hạ lưu, xuôi theo dòng sông Hậu, theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam, ở giữa đôi bờ của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, Cần Thơ, đuôi cồn hướng ra biển Đông, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung, cách đầu cù lao khoảng 1km, cách bờ biển Đông khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 25km.

Cua Cà Mau, món ngon nức tiếng

Nói đến món ngon, đặc sản Cà Mau thì phải nói đến con cua. Cua biển Cà Mau nói chung, cua biển Năm Căn nói riêng ngon, ngọt, chắc nịch thành từng thớ, gạch béo ngậy, ngây ngất đầu lưỡi. Bởi vậy không quá khi nói rằng, du lịch Cà Mau mà chưa ăn cua thì coi như chưa trọn vẹn một chuyến đi.

Cua Cà Mau đặc sản nổi tiếng

Cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển có độ mặn cao quanh năm, hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.

21 thg 3, 2021

Tung Lò Mò – Đặc sản trứ danh của đồng bào Chăm tỉnh An Giang

Có dịp du lịch An Giang đến thăm các làng Chăm, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều cuộn màu đỏ sẫm phơi đầy trên những cây sào hay sạp tre. Đó là tung lò mò (lạp xưởng bò) một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm theo đạo Hồi.

Tung lò mò

8 thg 3, 2021

Tìm hiểu nghề nấu đường thốt nốt đặc sản nổi tiếng của An Giang

Cây thốt nốt từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của bà con dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang. Cây dễ trồng, thông thường thốt nốt được người dân trồng cặp các bờ ruộng, vừa giữ đất không bị xối mòn, vừa đem thu nhập cho gia đình. Cây thốt nốt có dáng dấp của cây dừa, cũng mang dáng dấp của cây cọ. Quả thốt nốt gần giống quả dừa và cùi thốt nốt cũng gần giống với cùi dừa non. Mỗi quả thốt nốt thường có ba múi, mỗi múi to gấp hai hay ba lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non là món giải khát hấp dẫn níu lòng khách đường xa.

Cây thốt nốt

Đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút, đầy sức sống với những tàu lá màu xanh thẫm, ngả bóng xuống cánh đồng lúa tuyệt đẹp trong nắng vàng. Cạnh những hàng thốt nốt là những quán giải khát thốt nốt ướp lạnh, thoáng đãng, mát rượi dẫu đang trưa hè, quán nào cũng giăng võng để khách có thể nghỉ ngơi thưởng thức nước và cùi thốt nốt ướp lạnh. Du lịch An Giang, bạn hãy ghé vào quán cảm nhận sự thảnh thơi, dễ chịu. Rồi sau đó, thưởng thức một cốc thốt nốt ướp lạnh thì những mệt mỏi, nóng bức sau mỗi chặng đường rong ruổi trưa hè sẽ nhanh chóng tan biến. Nước thốt nốt có vị ngọt, thơm nhưng cơm thốt nốt lại có vị nhạt. Khi dùng chung với nhau, 2 mùi vị hòa quyện sẽ cho vị ngon rất riêng, đậm đà mà không quá gắt. Cái ngòn ngọt, thanh thanh của nước, mềm mềm dai dai của cơm thốt nốt như tan dần trong miệng. Một thứ nước rất ngon mà đa phần du khách trải nghiệm một lần đều khó quên.

Lăng Mộ và Đền Thờ danh tướng Nguyễn Huỳnh Đức – Long An

Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2.

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời võ nghiệp, nên có cốt cách làm tướng từ nhỏ, sức khỏe, thần thái cũng hơn người. Năm 1780, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều công lớn nên được ban họ vua. Nhiều lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh thua, ông vẫn chạy theo cứu giá, một lòng trung quân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Tương truyền dân gian và sử sách ghi lại, ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi ông là “Hổ tướng”. Ngày mồng 9 tháng chín năm Kỷ Mão (1819), ông mất và an táng tại quê nhà.

Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX.

Toàn cảnh khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức

2 thg 3, 2021

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi)

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) tọa lạc tại Kênh Ngang, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam tổ quốc.

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, Cái Rắn, huyện Cái Nước, là con thứ 2 trong một gia đình có 08 anh em. Bác Ba Phi là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò. Sau khi sinh ông, ba mẹ ông do tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan quân thời chúa Nguyễn đã chạy dạt sang trú ngụ tận Kênh Ngang, thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày nay.

18 thg 2, 2021

Ấn tượng bảo tàng tỉnh Long An

Bảo tàng Long An tọa lạc tại phường 4, Thành phố Tân An, là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật, kỷ vật giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc ta nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Bảo tàng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đất và người Long An.

Bảo tàng Long An

Hoạt động bảo tồn – bảo tàng của tỉnh Long An có từ năm 1976. Tuy nhiên, giai đoạn 1976-1985, tổ chức của đơn vị chỉ là Phòng Bảo tồn – Bảo tàng (thuộc Ty Văn hóa – Thông tin). Đến năm 1985, Bảo tàng Long An chính thức được thành lập nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

Du lịch Long An, ghé thăm bảo tàng bạn sẽ cảm nhận được không gian trầm mặc, cổ kính bởi Bảo tàng Long An được trưng dụng từ dinh thự của ông Nguyễn Văn Dận (Hội đồng Dận) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp.

14 thg 2, 2021

Thăm Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên đường Sư Thiện Ân ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa là một di sản văn hóa quý báu của tỉnh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn đang lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ quý.

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ở Rạch Giá – Kiên Giang

Chùa Tam Bảo có vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển Phật giáo Kiên Giang. Nơi đây từng là trụ sở của hội Phật Học Kiêm Tế, hội Phật Học Nam Việt – Kiên Giang. Từ năm 1982 đến nay, chùa là Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Trải qua các thời kỳ, với bề dày lịch sử, chùa Sắc tứ Tam Bảo đã để lại dấu ấn sâu đậm. Nơi đây, được xem là lá cờ đầu cho các hoạt động Phật sự Phật giáo ở Kiên Giang. Vì vậy, khi nhắc đến những ngôi chùa tiêu biểu nhất của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, không ai không biết đến chùa Tam Bảo – Rạch Giá.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ – Ngôi nhà cổ đẹp nhất Trà Vinh

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

Tham quan làng nghề dệt choàng hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Từ bao đời nay, chiếc áo bà ba cùng khăn rằn đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm của làng nghề dệt choàng Long Khánh A ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Với những cố gắng trong quá trình phát triển, làng nghề dệt choàng Long Khánh đã trở thành một trong những làng tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp.

Làng nghề dệt choàng Long Khánh

Khăn rằn – Biểu tượng văn hóa đặc biệt của người dân Miền Tây Nam Bộ

Nói đến vùng đất Miền Tây Nam Bộ, không thể không nhắc đến chiếc khăn rằn, biểu tượng đồng hành qua bao tháng năm với người dân nơi đây. Khăn rằn được ông bà xưa sử dụng phổ biến trong đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày. Qua thời gian, chiếc khăn rằn đã trở thành nét đẹp văn hóa trong trang phục của người dân miền sông nước. Nếu có dịp du lịch Miền Tây, ở bất cứ nơi đâu ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc khăn rằn truyền thống được các bà, các mẹ, các chị đeo lên cổ hay quấn lên đầu.

Khăn rằn

9 thg 2, 2021

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Hoa. Với đường lối kiến trúc tinh tế, hoa văn mang đậm nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc. Vẻ đẹp của ngôi chùa vẫn còn trường tồn theo thời gian, xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đến Chùa Ông bạn có thể cảm nhận không gian thật linh thiêng và thành tâm cầu bình an và hạnh phúc cho những người thân yêu.

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tên gốc của ngôi chùa là Quảng Triệu Hội Quán – hội quán của người Hoa tại hai phủ là Quảng Châu và Triệu Khánh, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.

Khám phá khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen – Long An

Thiên nhiên đã ban tặng tỉnh Long An vùng đất Láng Sen đã được công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của thế giới và trở thành một điểm đến độc đáo trên bản đồ du lịch Long An.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

Láng Sen tên đầy đủ là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen nằm tại địa hình vùng trũng của Đồng Tháp Mười trên diện tích các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng, Long An. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen chính là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, hấp dẫn, ngày càng đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn, tìm hiểu. Sen tự nhiên là loài gốc ở đây, làm nên tên gọi Láng Sen, nghĩa là vùng láng lung có nhiều sen mọc hoang dã.

Khám phá vẻ đẹp hoài cổ của xứ Gò Công – Tiền Giang

Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang tuy diện tích nhỏ bé nhưng chứa trong nó nhiều công trình kiến trúc độc đáo đặc sắc. Cái hồn xưa cũ trầm mặc của những kiến trúc kiểu nhà Tây đan xen khá hài hòa với những công trình hiện đại đã tạo nên vẻ sức sống mới cho vùng đất này. Hãy đi du lịch Gò Công một chuyến để cảm nhận nhịp sống chậm, thật khoan thai.

Gò Công được có khí hậu thuận lợi quanh năm khá mát mẻ, nên du khách có thể tới đây tất cả các mùa trong năm. Từ TP HCM, giờ bạn sẽ không còn phải mất thời gian chờ phà Mỹ Lợi hoặc đi đường vòng qua Quốc lộ 1 – Cao tốc TP HCM – Trung Lương xa hơn 75km. Từ tháng 8-2015, cầu Mỹ Lợi nối giữa Long An – Tiền Giang vận hành đã tạo thuận lợi cho người dân đi từ TP.HCM đến thị xã Gò Công bằng đường bộ.

Trước mắt bạn là thị xã Gò Công – một đô thị cổ xinh đẹp, thanh bình và quyến rũ. Cảm giác như đang lạc vào một khu ‘’phố cổ’’ thu nhỏ đâu đó giữa lòng châu Âu.

Thị xã Gò Công – một đô thị cổ xinh đẹp

Chiêm bái Chùa Phật Đà (chùa Lò Gạch) ở Hà Tiên

Chùa Phật Đà tọa lạc trên đường Mạc Cửu, nằm ngay dưới chân núi Bình San thuộc TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Có dịp du lịch Hà Tiên, bạn đừng quên ghé thăm Chùa Phật Đà hay còn gọi là chùa Lò Gạch để chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…

Cổng chùa Phật Đà

Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên người dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.

Về đình Phú Tự ngắm cây Bạch Mai di sản ở Bến Tre

Đình Phú Tự tọa lạc tại ấp Phú Hào, Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là một trong số những ngôi đình cổ còn tồn tại đến ngày nay. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, đi theo tỉnh lộ 885 hướng về Giồng Trôm khoảng 5km, gặp ngã ba thì rẻ trái vào con đường nhựa sẽ gặp đình cổ Phú Tự.

Cổng đình Phú Tự

Đình Phú Tự thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được phong sắc vào năm 1910 (Khải Định nhị niên). Cho đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định thời gian xây dựng ngôi đình nhưng theo lời các cao niên thì đình được xây dựng trước năm 1904 rất lâu.

Tiền thân của đình Phú Tự là một ngôi miếu nhỏ được những lưu dân mới đến khai cơ lập địa xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa. Về sau, Chánh bái làng Phú Tự – ông Trần Văn Cương – đã hiến đất và đứng ra xây dựng ngôi đình làng, thay cho ngôi miếu cũ.

5 thg 2, 2021

Tham quan bảo tàng Đồng Tháp

Bảo tàng Đồng Tháp tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan của du khách gần xa. Bảo tàng là nơi giới thiệu những giá trị về lịch sử văn hóa con người Đồng Tháp trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như lịch sử oai hùng của Đảng bộ, quân dân Đồng Tháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Độc đáo Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc – Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa được lưu truyền gìn giữ hàng trăm năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển Cà Mau.

Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.

Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.

Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc được trang hoàng lỗng lẫy vào những ngày lễ hội

Cây xoài di sản hơn 300 tuổi ở Bạc Liêu

Khi du lịch Bạc Liêu, thường khách sẽ dừng chân ở những điểm đến nổi tiếng và quen thuộc như nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu bạn dành thời gian đến tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ trên 300 năm tuổi lớn nhất ở Bạc Liêu và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây xoài di sản ở Bạc Liêu

3 thg 2, 2021

Ngắm cây sao di sản trong chùa Ba Phố ở Vĩnh Long

Chùa Ba Phố tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là một trong hai ngôi chùa cổ kính mang đậm nét văn hóa Khmer lớn nhất của huyện Tam Bình. Ngôi chùa này có từ lâu đời (khoảng thế kỷ XVIII), là nơi để bà con người Khmer đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Chùa có tên nguyên thủy là Măng Kol Bô Rây nhưng người dân địa phương đã quen gọi là chùa Ba Phố hay chùa Đại Thọ. Chùa có diện tích trên 24.000 mét vuông mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng lạ thường.

Nét uy thiêng của chùa được thể hiện bằng con đường dẫn vào chùa yên tĩnh và có nhiều cây to. Vách tường được xây dựng rất đẹp, kiên cố có nhiều hoa văn được trang trí đẹp mắt. Cổng chính của chùa hướng ra dòng sông thật êm đềm tạo nét chấm phá độc đáo.

Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu, tiếp tế cho cách mạng. Cạnh đó còn là nơi ẩn náu rất an toàn của hàng trăm hộ dân để tránh bom đạn của kẻ thù… nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.