Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 6, 2021

Hè về - Có một Sapa đẹp nao lòng

Sapa là một điểm đến tuyệt vời khi mùa hè đang đến. Du lịch Sapa mùa hè, du khách sẽ choáng ngợp với những điều kiện thuận lợi mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây.

6 thg 9, 2020

Độc đáo nghi lễ Then “pang” của người Tày

Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp đến thôn Lập Thành, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tham dự nghi lễ Then “pang” cho bà Hoàng Thị Lả, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Nghi lễ được diễn ra 3 ngày 2 đêm trong không gian văn hóa nhà sàn của người Tày ở xã Làng Giàng còn gọi là “đại pang”. Then “pang” là nghi lễ độc đáo của dân tộc Tày nằm trong thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. 

Không chính thức hành lễ, được mời tham dự, thầy Then nổi tiếng trong cộng đồng người Tày ở đất Văn Bàn - Chu Hồng Phương cho biết: Đây là nghi lễ cấp sắc cho thầy Then nhưng ở bậc dưới thầy then, tiếng Tày còn gọi là thầy “mất”, để phân ngôi thứ bậc trong các thầy then… Thầy Then hát then với đàn tính, còn thầy mất hát then theo khèn và pí lào (sáo lào). Trong di sản Then có rất nhiều nghi lễ thể hiện nét văn hóa truyền thống độc đáo rất riêng của đồng bào Tày, trong đó có nghi lễ Then “pang” hay còn gọi là “lẩu pang”. Then là câu chuyện kể không có hồi kết thông qua lời hát của thầy Then, thầy mất. Thế nên nghi lễ diễn ra, người làm Then hát cả đêm không hết, bao giờ hát xin được vía mới thôi… 

Bà Hoàng Thị Lả hát mời quan xuống chứng giám lễ pang. 

8 thg 8, 2020

Tết “Sử giề pà” của người Bố Y

Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Bố Y ở huyện vùng cao biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại náo nức tổ chức một ngày Tết truyền thống rất riêng và độc đáo của dân tộc mình – đó là Tết tháng Tư – tiếng dân tộc Bố Y còn gọi là Tết “Sử giề pà”…

Tết “Sử giề pà” hay Tết tháng Tư còn mang ý nghĩa là lễ tạ ơn trâu của dân tộc Bố Y. Bởi theo lý giải về sự tích Tết “Sử giề pà” của người Bố Y về văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì trong dân gian có lưu truyền sự tích về Tết “Sử giề pà”, đó là truyền thuyết về Trâu thần xuống trần gian giúp dân làng tìm được nguồn nước trong cơn hạn hán và sự tích con trâu xuống giúp người Bố Y làm ruộng. Đây là một trong những tín ngưỡng nông nghiệp của người Bố Y, nhằm tạ ơn Trâu thần đã đến giúp người Bố Y rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, người Bố Y làm lễ tạ ơn trâu là vì vậy. Dịp này, những con trâu được gia chủ chăm sóc ân cần, được nghỉ ngơi và ăn xôi, trứng.

Họ cùng nhau hát múa trong Tết “Sử giề pà”. 

3 thg 7, 2020

Độc đáo “xó pẹ” của phụ nữ Hà Nhì

Mỗi dân tộc thiểu số ở Lào Cai đều có những nét đặc trưng văn hóa thể hiện trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục của từng tộc người. Với dân tộc Hà Nhì đen ở vùng cao Bát Xát, ngoài trang phục váy áo mang nét hoa văn riêng, có một nét độc đáo mà bất cứ ai gặp những phụ nữ Hà Nhì đều nhận thấy và tò mò muốn biết. Đó là mái tóc giả đồ sộ vấn cao trên đầu của phụ nữ Hà Nhì…

Chị Sào Thó Sơ, bản Mò Phú Chải, xã Y Tý cho biết: Từ nhỏ, mẹ đã dạy chị cách vấn tóc như vậy rồi. Con gái Hà Nhì ai cũng có mái tóc giả như vậy để làm duyên, như mọi người vẫn nói là “góc con người” ấy… Tiếng Hà Nhì, mái tóc giả được gọi là “xó pẹ” dùng để vấn tóc theo kiểu truyền thống mang nét độc đáo riêng của bản sắc dân tộc mình. 

Phụ nữ Hà Nhì vấn xó pẹ để chuẩn bị tham gia lễ hội Khô già già. 

30 thg 5, 2020

Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Là dân tộc ít người ở Việt Nam, người Mông xanh cư trú chủ yếu ở 2 thôn Nậm Tu Thượng và Nậm Tu Hạ của xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là nghi lễ cưới hỏi đặc sắc. 

Thổi sáo vầu xin mở cửa, treo ô


Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, nghi lễ cưới hỏi cũng giống như một số dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Để tổ chức lễ ăn hỏi, người Mông xanh thường chọn ngày Hợi, ngày Tuất hoặc ngày Thìn. Đoàn đi ăn hỏi chỉ có 3 người, thường đi vào buổi chiều tối, đi đầu là ông mối, tay cầm sáo vầu, tiếp đến là chú rể và sau cùng là phù rể. Ông mối được chọn phải là người giỏi giao tiếp, có tài hát đối đáp và đặc biệt phải biết thổi sáo vầu - để thổi bài sáo xin mở cửa vào nhà, xin treo ô…

Trước ngày cưới ông mối phải dẫn đầu đoàn nhà trai tay cầm sáo vầu đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. 

27 thg 5, 2020

Sa Pa nhận kỷ lục thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam

Sáng 23-5, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã đón nhận kỷ lục Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam từ tổ chức Kỷ lục Việt Nam, cho thung lũng hoa hồng tại khu vực ga đi cáp treo Fansipan.

Đây là kỷ lục thứ 4 mà Sun World Fansipan Legend xác lập, sau kỷ lục Màn nhảy sạp có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước tới nay, kỷ lục Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam dành cho show nghệ thuật Vũ điệu trên mây, và kỷ lục Tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam cho công trình Tàu hỏa leo núi Mường Hoa năm ngoái.

Du khách chụp ảnh với hoa hồng

18 thg 5, 2020

Đồi hoa tím tuyệt đẹp tại Sa Pa

Đồi hoa Mã Tiền Thảo, nằm trong khuôn viên công trình du lịch văn hóa (Sun World Fansipan Legend) đang mùa nở rộ tuyệt đẹp. Với một màu tím nổi bật, nơi đây đang là một điểm đến rất được yêu thích, đặc biệt là giới trẻ để có những bức ảnh đẹp. Vườn hoa rộng 8 ha, phủ kín một sườn núi ở Sa Pa.

Hoa tím bao phủ cả một sườn núi, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn. 

Vẻ đẹp đồi chè Linh Dương giữa lòng thành phố

Chắc nhiều người chưa biết ngay giữa lòng thành phố lại có một khu nông nghiệp sinh thái đẹp mê hoặc đến thế. Đó là khu trồng chè chất lượng cao của Công ty Cổ phần Linh Dương ở thôn Cửa Cải, phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) mà người dân vẫn quen gọi là đồi chè Linh Dương.

Với gần 70 ha chè được trồng trên những quả đồi nối tiếp nhau, ngoài cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến các sản phẩm đồ uống từ búp chè mang thương hiệu “Linh Dương Tâm Trà”, nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân thành phố Lào Cai và không ít khách du lịch.


Những đồi chè nối tiếp nhau tạo nên một khu sinh thái đầy hấp dẫn. 

30 thg 1, 2020

“A hi” trong lễ tết của người Xá Phó

Theo tiếng Xá Phó, con chuột gọi là “A hi”, là lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Xá Phó, đồng thời cũng là lễ vật đặc biệt dùng làm sính lễ đón dâu… 

Nhắc đến con vật đứng đầu trong 12 con giáp, người ta thường nhắc đến loài gặm nhấm, chuyên phá hoại mùa màng, cắn phá ngô, thóc cũng như các vật dụng khác trong nhà… Thế nhưng, với dân tộc Xá Phó ở Lào Cai, chuột được xem như vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của họ. 

Vòng múa xòe trong ngày Tết của người Xá Phó. 

19 thg 12, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

16 thg 12, 2019

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

27 thg 11, 2019

Bánh đúc của người Nùng xứ Mường

Chợ phiên vùng cao Mường Khương ngày chủ nhật tấp nập đông vui ngay từ sáng sớm. Đây là một trong những phiên chợ còn giữ được nhiều nét đặc sắc văn hóa chợ phiên vùng cao ở Lào Cai. 

Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…


16 thg 11, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

21 thg 8, 2019

Kin Chu Sìn – chủ nhân của những ngôi nhà nấm nơi rẻo cao

Nằm sâu trong lòng thung lũng, giữa quả đồi rộng lớn, những mái nhà vuông vức được phủ mái cỏ theo thời gian đã phủ một lớp rêu thành những ngôi nhà "nấm" khổng lồ, bản Kin Chu Sìn thu hút nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp độc, lạ này.


Kin Chu Phìn cách trung tâm xã Nậm Pụng (Bát Xát) khoảng 10km. Ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, không khí ở Kin Chu Phìn vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp, có một thời điểm tuyết phủ trắng cả một góc trời. Kin Chu Phìn là bản của người Dao. Vì thời tiết khắc nghiệt diễn ra thất thường trong năm nên đồng bào dân tộc đã tự bảo vệ cơ thể của mình bằng cách xây dựng những ngôi nhà có mái vuông vức được lợp cỏ hoặc tôn, có tường dày và kính. Nhìn xa xa những ngôi nhà ở bản chẳng khác gì những cây nấm khổng lồ được mọc lên từ đất.

2 thg 7, 2019

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

23 thg 5, 2019

Hai ngày chinh phục đỉnh Ky Quan San cao 3.046 m ở Lào Cai

Con đường độc đạo lên đỉnh núi đi qua những con suối, vách đá cheo leo và cả rừng hoa mọc dại giữa tháng 5. 

Dãy Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử có đỉnh núi được cho là cao thứ 4 Việt Nam. Đây đồng thời là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. 

14 thg 5, 2019

Độc đáo phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc

Sáng chủ nhật hàng tuần, người dân khắp vùng lại nô nức đổ về Bắc Hà (Lào Cai) để tham dự phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Chợ họp trên khu đất rộng cả nghìn mét vuông “ken đặc” trâu. Cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. 

Chợ trâu Bắc Hà 

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) nổi tiếng và là phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc. Chợ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần và kết thúc chiều cùng ngày. 

“Cây đa di sản” hơn 300 tuổi có chu vi lớn nhất Việt Nam

Cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. Đây là cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam.

Đền Thượng nằm ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước.

28 thg 4, 2019

Hành trình săn ảnh chim trên vùng rừng núi Fansipan

Không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, Fansipan còn là nơi chiêm ngưỡng và săn ảnh thú vị của những tay máy yêu thiên nhiên.

Đầu tháng 4, nhiếp ảnh gia Thuần Võ (thứ hai từ trái sang) cùng các đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Hiệp, Phạm Hồng Phương trải nghiệm quan sát, ghi nhận loài và săn ảnh các giống chim quý tại Fansipan thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai và Lai Châu). Chuyến đi có sự hỗ trợ của anh Nguyễn Hào Quang, hướng dẫn viên chuyên về quan sát chim cùng các "thổ địa" dân tộc Mông. Ảnh: Nguyễn Hào Quang. 

21 thg 4, 2019

Tiếng lòng người bản Phẻo

Từ bao đời nay, hát Then là tiếng lòng của người Tày, ẩn chứa những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, đồng bào dân tộc Tày ở bản Phẻo xã Xuân Giao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) luôn có ý thức gìn giữ những điệu hát Then cổ truyền như một báu vật. 

Chúng tôi gặp nghệ nhân hát Then Tày Nông Văn Sin tại lễ hội Lồng Tồng vào những ngày đầu Xuân. Ở tuổi ngoài 50, thày Then Nông Văn Sin vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt trong từng ngón đàn lúc trầm, lúc bổng dẫn dắt đội Then bản Phẻo nhịp nhàng trong từng điệu múa.

Thày Nông Văn Sin cho biết, hát Then gắn bó với ông từ thuở lọt lòng rồi “ngấm” từ lúc nào cũng không hay. Hơn 30 năm nay, ông cùng với cây đàn tính phiêu du khắp miền sơn cước Tây Bắc đến những hội Xuân của người Tày, đến các gia đình làm nghi lễ cổ truyền, lễ cấp sắc Then… Ông bảo, người Tày yêu Then lắm vì Then là ông Trời mang lại những điều an lành, tốt đẹp cho người Tày. Khi âm thanh dặt dìu của đàn tính cất lên hòa cùng những điệu múa Then cổ thì không ai muốn về nữa.

Nghệ nhân Nông Văn Sin hơn 30 năm gắn bó với cây đàn tính và là một trong số ít các nghệ nhân ở Lào Cai am hiểu các làn điệu Then cổ của người Tày.