Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 4, 2019

“Trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ

Phật giáo Nam tông có vai trò và vị trí quan trọng, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo Nam tông mang tính quần chúng, hướng con người đến việc “tốt đạo - đẹp đời” và đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì vậy, Phật giáo Nam tông được ví như “trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ. 

Đời người gắn với ngôi chùa 


Chúng tôi có mặt ở Trà Vinh để dự trong đám cưới anh bạn người Khmer tên Thạch Ri Cơn. Trong lễ cưới, sau khi cô dâu chú rể đã làm lễ hồi hướng tổ tiên và nhận chúc phúc từ phía họ hàng hai bên, một nghi lễ không thể thiếu là nhận sự chúc phúc và nghe giảng đạo từ các sư thầy về nghĩa vợ chồng, đạo làm con với bố mẹ.

Người Khmer khi sinh ra, lớn lên rồi về già và cho đến lúc chết, mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với ngôi chùa. Chùa là biểu tượng tinh thần của cộng đồng cư dân Khmer Nam bộ. Mỗi phum sóc đều có ngôi chùa là trung tâm điều khiển cả việc đạo lẫn việc đời.

(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Là người làm chủ hôn cho cô dâu chú rể trong đám cưới, ông Thạch Út cho biết: “Các nhà sư là người có tri thức của cộng đồng và luôn được kính trọng nên việc giáo dục cho lớp trẻ là một phần trách nhiệm của họ”.

Chúng tôi để ý rằng trong buổi lễ hôm đó, người nhà cô dâu chú rể đều dâng cơm cho các vị sư thầy tới giảng đạo với một mong muốn được các vị sư chiếu cố dùng để mang lại điều phước lớn cho gia đình mình. Khi tôi kể rằng, không chỉ thấy trong buổi lễ cưới mà ngay khi đi trên đường cũng nhìn thấy người dân hay biếu đồ ăn hay hoa quả cho các thầy sư, anh bạn Thạch Ri Cơn cho biết đây là một nét đẹp trong lẽ sống người dân Khmer. Người Khmer cho rằng lấy việc làm điều thiện, cung tiến chùa chiền là lẽ sống thường ngày của mình. Vì vậy, triết lý của Phật giáo luôn đi cùng cách hành xử trong cuộc sống thường ngày của người Khmer. Điều này tạo nên giá trị văn hóa nhân văn cho người Khmer luôn sống nhân ái với nhau.

12 thg 11, 2018

Bánh ống lá dứa, món ăn vặt hấp dẫn

Chỉ với những nguyên liệu hết sức dân dã như bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa, đường và nước cốt dừa đã tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn: Bánh ống lá dứa.

Lạ lẫm từ nguồn gốc đến tên gọi


Gọi là bánh ống vì bánh được làm trong một cái khuôn có hình trụ, ở giữa là que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn để dùng khi hấp bánh. Thường thì một khuôn bánh sẽ có 4 ống đựng bánh, bên trong các ống là một que dài bên dưới có gắn một vòng nhỏ, que này dùng để lấy bánh ra sau khi bánh chín. Bánh chín theo kiểu hấp vì bên dưới nồi là nước nóng với hơi nước luôn bốc lên.

Từ lâu, bánh ống là món ăn vặt không thể thiếu, cũng là đặc sản của người Khmer, nhưng ngày nay đã trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. Những cái bánh có hình ống to bằng cổ tay của trẻ em, với màu xanh bắt mắt giờ là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây và vị ngọt thanh quyện với hương lá dứa thơm ngào ngạt luôn làm nức lòng du khách phương xa.


8 thg 11, 2017

Về Sóc Trăng xem bà con Khmer quết cốm dẹp

Vào rằm tháng 10 âm lịch, bà con Khmer tổ chức lễ cúng trăng, trong đó, cốm dẹp là vật phẩm chính không thể thiếu của lễ này.

Vào những ngày này, những nơi có đông đảo bà con người Khmer sinh sống rộn ràng quết cốm dẹp để phục vụ cho ngày hội lớn - lễ hội Óc Om Bóc – Đua ghe Ngo 2017.

Bún sả Óc Eo – “đặc sản”của người Khmer

Không chỉ nổi tiếng với những chứng tích Phù Nam được tôn vinh là vương quốc của thành phố cổ Óc Eo xưa kia, thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn) còn vang danh với ẩm thực có một không hai của đồng bào Khmer đó là bún sả.

Đơn giản như chính tên gọi, vậy mà món bún sả đã níu kéo biết bao tâm hồn du khách gần xa. Dù có dịp ghé thị trấn Óc Eo đã nhiều bận nhưng tôi chưa bao giờ chú tâm đến vấn đề ẩm thực. Bởi, cứ xong việc là lật đật chạy về. Đến một ngày được cô bạn mới quen giới thiệu nơi đây có món bún sả rất ngon do người dân tộc nấu đã làm tôi tò mò, tâm hồn ẩm thực cứ thế trổi dậy. Ngoài góc nhỏ ở chợ với vài người bán bún sả thì con đường dọc tỉnh lộ 943 (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo) khá nhộn nhịp vì có thêm sự góp mặt của món bún sả như “điểm xuyết” cho lòng “thành phố cổ”. Ghé vào quán bún sả bên đường, tôi bắt đầu thưởng thức món ăn “trứ danh” của thị trấn. “Vừa đủ, quán chị còn đúng 2 tô bún sả cuối cùng. Em ở xa lại phải không, món này ăn vào buổi sáng là ngon lắm đấy!” - chị bán bún đon đả trò chuyện. Chưa dứt lời, chị chủ quán đã mang ra tô bún sả thơm lừng còn đang cuộn khói mời khách. “Ủa, chỉ có vậy thôi ạ, món này có phải chấm kèm với gì nữa không chị?” – tôi thắc mắc đúng chất của người mới ăn lần đầu. “Không đâu, vậy là vừa miệng rồi đó em” - người bán nói vọng ra. Sỡ dĩ tôi thắc mắc như thế là vì tô bún sả đơn giản hơn trong trí tưởng tượng của mình rất nhiều. Chỉ là bún với nước lèo, cho vào đấy là một nhúm sả đâm nhuyễn, vài cọng rau răm và rau giá. Thật tình, chỉ nhìn thôi thì tôi vẫn chưa bị thuyết phục rằng đây là món ăn “đặc sản” của người dân tộc. 

Bún sả không cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vị rất ngon

3 thg 11, 2017

Lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khơme Bình Phước

Theo phong tục truyền thống, hằng năm cứ vào 2 ngày cuối tháng 8 và mồng 1-9 âm lịch, đồng bào Khơme tại Bình Phước lại nô nức tổ chức lễ hội Sen Dolta hay còn gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng...

Đông đồng bào Khơme Bình Phước đến chùa tham dự lễ hội Sen Dolta

16 thg 8, 2017

Sắc màu văn hóa người Khmer

Về Ðồng bằng sông Cửu Long, thăm những vùng đất Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang… chúng tôi dễ dàng nhận ra những vùng dân cư có đồng bào người Khmer sinh sống. Bởi ở đó có những ngôi chùa Khmer được xây cất theo lối kiến trúc chùa chiền Phật giáo nguyên thủy rất độc đáo nằm nổi bật trên các khu đất cao, rộng rãi. Xung quanh những ngôi chùa ấy chính là các phum, sóc của đồng bào Khmer quây quần sinh sống bình yên, hạnh phúc với những lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc. 

Ngôi chùa - “trái tim” của cộng đồng người Khmer
Chúng tôi theo chân anh bạn người Khmer tên là Thạch Ri Cơn về quê Trà Vinh chơi nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay. Nơi mà Ri Cơn dẫn chúng tôi vào thăm trước tiên không phải là nhà của mình, mà là một ngôi chùa Khmer có tên là Xoài Xiêm Mới. Ri Cơn đến vái lạy vị sư cả Thạch Nhứt trong chùa, cũng là thầy dạy anh trước đây. Đó là cách mà một Phật tử người Khmer thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn đến vị sư già.

Thạch Ri Cơn cho biết, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất của mỗi người dân Khmer, và cả cuộc đời của một người Khmer sinh sống ở Trà Vinh quê anh hầu như gắn bó với ngôi chùa.

Đối với người Khmer, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất. Ảnh: Nguyễn Luân

30 thg 7, 2017

Nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Là một trong hai bảo tàng lớn nhất trên cả nước về văn hóa Khmer, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh hiện đang lưu giữ khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý phản ánh đậm nét về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer. 

Được xây dựng vào năm 1995 với kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và chùa Âng (thành phố Trà Vinh). Nơi đây là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tàng gồm có 4 phòng trưng bày với khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý được sưu tầm hoặc khai quật tại địa phương, được chia thành 4 chủ đề: Tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer, Văn hóa – cuộc sống đời thường; Ngành nghề truyền thống của dân tộc Khmer và Văn hóa - nghệ thuật.

Bảo tàng là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.

21 thg 6, 2017

Lễ Dâng y Kathina

Lễ Dâng y Kathina theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông là việc Phật tử dâng y áo (áo cà sa) và các vật phẩm lên các nhà sư để thể hiện sự gắn bó, bền chặt. Lễ hội độc đáo này vừa được tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo Phật tử mọi miền tổ quốc tham gia. 

Kathina – theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.

Trong truyền thống văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Nghi lễ Dâng y của Phật giáo Nam Tông Khmer do một Phật tử đứng đầu khởi xướng và thông báo với các nhà sư về thời gian tổ chức lễ để nhận y.

25 thg 5, 2017

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. 

Theo Đại đức Thạch Nhứt, Trụ trì chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thì truyền thống dạy chữ trong chùa Khmer có từ xưa. Hầu hết các chùa ở tỉnh Trà Vinh đều mở lớp dạy học. Người dân trong vùng đều có thể đến chùa học, không phân biệt tuổi tác, dân tộc và thường đông nhất là trẻ em tuổi từ 6 đến 7 tuổi.

Tham gia giảng dạy tại các chùa ở Trà Vinh chủ yếu là các nhà sư. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng tình nguyện tham gia việc dạy chữ ở chùa. “Tôi đã có hơn 30 năm dạy chữ Khmer cho con em các phum, sóc gần chùa. Ở chùa này chỉ có mở tới hết cấp 2, nên các em học sinh muốn học lên cao nữa thì sẽ đi qua học ở các chùa khác”, ông Thạch Ni, một tình nguyên viên đang dạy học ở chùa Mich (còn gọi chùa Tà Niếp, huyện Trà Cú) chia sẻ.

Việc dạy học ở chùa còn được xem là một việc làm phúc cho bản thân và gia đình nên dù không hề nhận bất kỳ một khoản thu nhập nào từ học trò hay nhà chùa, ông Thạch Ni vẫn cần mẫn đứng lớp suốt những năm qua. Chính thời gian học chữ trong chùa đã giúp các tăng sinh, học sinh viết và phát âm chuẩn tiếng Khmer của dân tộc mình. Ngoài ra, họ còn được học về Phật pháp, góp phần gìn giữ và phát triển chữ viết, tiếng nói, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Những ngôi chùa của đồng bào Khmer được ví như một trường học nhằm giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa trong cộng đồng dân tộc Khmer.

5 thg 7, 2016

Đôi nét về lễ hội Óc Om bóc và đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điểm đến đầy hấp dẫn du khách. Đó là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc; là kiến trúc chùa chiền, sản phẩm du lịch độc đáo, ẩm thực nổi tiếng, là những làng nghề truyền thống của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, lễ hội Oc om bóc và Đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ hội chính thu hút hàng trăm ngàn người trong và ngoài tỉnh tham dự. Theo tương truyền Lễ hội đã có từ rất lâu đời, khi con người bắt đầu biết trồng lúa nước. Lễ hội có ý nghĩa: thứ nhất là đưa tiễn nước ra sông, vì thời gian tổ chức Lễ hội vào thời điểm cuối năm, lượng mưa đã giảm nhiều, mực nước ở ruộng, ao, hồ, sông bắt đầu hạ xuống; thứ hai, các nhà nông bắt đầu vào thu hoạch vụ mùa và các nông sản; thứ ba, đồng bào Khmer vốn đã được tiếp thu cả hai nền văn minh của đạo Bà – la – môn và đạo Phật, nên mới có nghi lễ Cúng Trăng trong lễ hội Oc om boc.

Lễ Oc om bóc: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm peah preah khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

Cốm dẹp

6 thg 4, 2015

Về Vĩnh Châu xem lễ cúng phước biển

Phước biển (còn gọi Chrorumchec) là lễ hội dân gian tổ chức vào ngày 15-11 (lịch Khmer, tức ngày 2, 3-4 - 14, 15-2 âm lịch) hằng năm tại ấp Đôn Chếch, xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng thu hút hàng vạn du khách.

Bà con hốt nhang về rải vườn tại lễ phước biển - Ảnh: Hưng Phú 

Lễ cúng phước biển đã tồn tại hàng trăm năm nay nhằm tạ ơn biển cả đã ban cho con người nguồn hải sản vô tận và cầu mong một mùa đi biển mới trời yên biển lặng, vạn sự bình an, đánh bắt được nhiều hải sản.

22 thg 2, 2015

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Những tích truyện từ ca kịch dù kê, món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt mấy chục năm qua đã in sâu trong đời sống chân chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm để khẳng định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân tộc mình.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Internet

Người Khmer ở Nam bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội của bà con dân tộc và luôn được bảo tồn, phát huy.

8 thg 1, 2014

Canh chua khô cá lóc, đọt me

Chanh chua khô cá lóc (xiêm lo) nấu với lá me non. 

Món canh chua Việt có rất nhiều cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau. Đó là món không chỉ đơn thuần là để “ăn” mà còn thể hiện tính cách và văn hóa ẩm thực mỗi vùng, miền.

Các bà nội trợ hoặc các tay đầu bếp thường dùng chanh, me, giấm, cơm mẻ để chăm chút cho nồi canh chua. Nhưng những tay mê ẩm thực, những tay thợ nấu tài hoa vùng đồng bằng sông Cửu Long thường tìm tòi, sáng tạo cách nấu sao cho vừa lạ miệng vừa kích thích tiêu hóa, chẳng hạn như cá ngát nấu bần, cá linh kho với me non, lươn nấu với đọt cóc hoặc khô cá lóc nấu với đọt me.


3 thg 7, 2013

Bún nước lèo Trà Vinh

Bún nước lèo là món ăn phát xuất từ người Khmer và rất nổi tiếng ờ các tỉnh miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Trà Vinh và Sóc Trăng.

Tôi đến Sóc Trăng nhiều lần, đến Trà Vinh cũng nhiều lần, và nghe giới thiệu về món bún nước lèo ở 2 nơi ấy rất nhiều lần. Thế nhưng tôi... chưa bao giờ thưởng thức món ăn nổi tiếng ấy! Tại sao à? Có 2 lý do:
  1. Đã là bún (hay phở, hủ tiếu...) thì phải có món chính trong tô bún, như bún bò, bún chả, bún thịt nướng, bún măng gà..., chứ bún mà chỉ có nước lèo không thôi thì có gì ngon lành chứ?
  2. Nguyên liệu để làm nên món nước lèo là mắm bò-hóc (prohok) của người Khmer. Anh bạn tôi đã từng đi bộ đội ở chiến trường K khẳng định với tôi như đinh đóng cột: Anh ăn mắm bò hóc không được đâu! Tui qua Campuchia thấy cách họ làm rồi. Cá chết, cóc nhái... họ cứ bỏ cả lũ vô hũ cho sình thúi lên và thành mắm bò hóc. Ngửi mùi là đã chịu không nổi rồi!

28 thg 6, 2013

Trà Vinh có gì?

Trả lời câu hỏi Trà Vinh có gì? là câu ca dao:


Trà Vinh có bún nước lèo,
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om

Bún nước lèo Trà Vinh là món ăn đặc sản tuyệt hảo, ăn một lần là nhớ mãi (sẽ kể trong một bài khác). Ao Bà Om là thắng cảnh độc nhất vô nhị của Trà Vinh. (Xem Ao Bà Om - Trà Vinh)

Riêng chùa Ông Mẹc, là một ngôi chùa Nam tông Khmer ở Trà Vinh - có lẽ do cấu trúc câu nên ca dao chỉ dùng một tên chùa làm tượng trưng, còn ý tứ chính là Trà Vinh có nhiều chùa Khmer (hay còn gọi là chùa Miên). (Xem Chùa Ông Mẹk) Thật vậy, Trà Vinh là địa phương có nhiều chùa Khmer nhất nước. Các ngôi chùa này hầu hết đều có kiến trúc rất độc đáo, và mỗi ngôi chùa đều có rừng cây bao quanh tạo nên một cảnh quan tuyệt diệu. (Xem Chùa Khmer ở Trà Vinh)

Nếu bây giờ hỏi tiếp: Trà Vinh có chùa Khmer, còn ở chùa Khmer có gì?

Câu trả lời sẽ khá sốc: Ở chùa Khmer có... ông Trầm Bê!

Chùa Ông Mẹk

Chùa Ông Mẹk (hoặc Mec) nằm ngay trung tâm thành phố Trà Vinh, tại số 50/1 đường Lê Lợi, phường 1. Xét về mặt cảnh quan và kiến trúc, ngôi chùa này không thu hút bắng nhiều chùa Khmer khác ở Trà Vinh, nhưng đây là ngôi chùa rất cổ, tên chùa đã được đưa vào ca dao:


Trà Vinh có bún nước lèo
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om

Thêm nữa, chùa tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc viếng thăm, vì vậy nếu có dịp đến Trà Vinh, bạn hãy dành chút thời gian đến với chùa.


24 thg 4, 2013

Bánh dứa “Ọm Chiếl” của người Khmer

Bánh dứa còn gọi là bánh rây, là món bánh truyền thống của người Khmer với tên gọi “Ọm Chiếl”, chỉ có nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, nơi nhiều người Khmer sinh sống. 

Bánh dứa vừa chế biến - Ảnh: Hoài Vũ

Hiện nay nhiều gia đình người Việt cũng làm loại bánh này để ăn và đãi khách. Tuy cách chế biến ở mỗi nơi có khác nhau nhưng nét đặc trưng vẫn là mùi thơm lá dứa và vị béo ngọt của cơm dừa.

Để có được những cái bánh thơm ngon độc đáo, người làm bánh phải trải qua quá trình chuẩn bị công phu và tỉ mẩn, nhất là khâu xay nếp, xào nhân và rây bột. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải khéo tay và nhiều kinh nghiệm.

22 thg 3, 2013

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú. 


26 thg 2, 2013

Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer

Đối với người Khmer, Lễ hạ thủy ghe ngo là một điều đặc biệt. Mỗi năm, chiếc ghe ngo chỉ được hạ thủy một lần để tham gia lễ hội Ok Om Bok, sau đó được đưa lên bờ và bảo quản như cũ. Nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, vừa mang tính truyền thống vừa mang yếu tố tâm linh.

Một dịp rất tình cờ, chúng tôi từ Tp.HCM xuống thăm người bạn Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đối với dân làm báo, được biết đây biết đó, tham gia vào các lễ hội để hiểu rõ về văn hóa và con người của nhiều vùng đất là điều rất thú vị. Người bạn Khmer hỏi chúng tôi: “Các cậu xem đua ghe ngo rồi đúng không? Thế đã biết Lễ hạ thủy ghe ngo chưa?”. Tất cả chúng tôi lắc đầu kèm với chút tò mò hiện trên khuôn mặt mỗi người.

Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch. Trước khi ghe ngo được đưa đi tranh tài ở ngày hội, các bổn sóc và chùa Khmer thường tổ chức lễ cúng đầu ghe (đồng bào Khmer gọi là Pithi Sene Kbal Tuok) để hạ thủy ghe ngo. Ghe ngo được người Khmer xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của sức mạnh phum sóc, luôn được bảo quản rất cẩn thận và được đặt ở những vị trí trang trọng nhất trong phum sóc. Vì vậy, Lễ hạ thủy ghe ngo có vai trò đặc biệt, thể hiện niềm tin của đồng bào Khmer vào yếu tố tâm linh, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ghe ngo trong những cuộc đua.

Chuẩn bị làm Lễ hạ thủy ghe ngo tại chùa Bâng Sa (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). 

19 thg 2, 2013

Chùa Munir Ansay ở Cần Thơ

Tháp tam bảo trên cổng chùa Munir Ansay. 

Chùa Munir Ansay là một ngôi chùa Khmer lớn ở thành phố Cần Thơ. Ngoài nét cổ kính, ngôi chùa còn rực lên một màu sắc rực rỡ khiến du khách phương xa chú ý, từ lâu đã thu hút đông đảo du khách tham quan, hành hương. 

Chùa Munir Ansay (Muni Răngsây) tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ như ngày nay. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (tam bảo) của Angkor Wat và đến năm 1964 mới xây dựng chánh điện. Cũng như các chùa Khmer khác, chánh điện luôn quay về hướng đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh.