Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
11 thg 2, 2022
Kinh Môn từng có Văn miếu
Ở khu nghĩa trang của dòng họ Mạc tại thôn Trần Xá, xã Lạc Long (Kinh Môn) vẫn còn hai tấm bia ghi chép việc trùng tu văn miếu phủ Kinh Môn. Đây là hai di vật quý hiếm về chấn hưng đạo học ở Hải Dương.
23 thg 1, 2022
Huyền tích sông Kinh Thầy
Kinh Thầy - dòng sông với nhiều lớp trầm tích văn hóa đặc sắc góp phần hình thành nên một xứ Đông với những giá trị văn hóa độc đáo.
Nét xưa làng cổ Thượng Cốc
Làng Thượng Cốc xưa (nay là 3 thôn Bình Đê, Cao Lý và Gia Bùi) của xã Gia Khánh (Gia Lộc) là một trong số ít nơi còn lưu giữ được những nét đẹp của làng cổ.
17 thg 1, 2022
Độc đáo đình Quan Lộc
Đình Quan Lộc ở xã Tiên Động (Tứ Kỳ) - nơi thờ bốn vị tướng thời Hùng Vương còn lưu giữ nhiều bức chạm khắc gỗ cổ kính, độc đáo, tinh xảo mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
6 thg 1, 2022
Đình Tâng - nơi thờ 6 vị thành hoàng
Hiếm có di tích thờ đến 6 vị thành hoàng như đình Tâng thuộc thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên (TP Hải Dương).
Ngôi đình tọa lạc trên khu đất cao, thoáng rộng, mặt tiền quay về hướng đông nam, một bên là đường liên xóm, một bên là giếng và cây cổ thụ, phía sau là khu dân cư, phía trước là đường và chợ làng khiến cho ai đến đây cũng có cảm giác như đang được hòa mình vào một ngôi làng nông thôn xưa.
Đình Tâng ngày nay
Ngôi đình tọa lạc trên khu đất cao, thoáng rộng, mặt tiền quay về hướng đông nam, một bên là đường liên xóm, một bên là giếng và cây cổ thụ, phía sau là khu dân cư, phía trước là đường và chợ làng khiến cho ai đến đây cũng có cảm giác như đang được hòa mình vào một ngôi làng nông thôn xưa.
Khám phá chùa Sùng Ân
Nằm khuất sâu ở xã Đông Xuyên (Ninh Giang), chùa Sùng Ân (hay còn gọi là chùa Đông Cao) có hệ thống tượng Phật cổ kính và vô cùng độc đáo của Việt Nam.
Chùa Sùng Ân thuộc thiền phái Trúc Lâm, có tuổi đời trên 700 năm. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc năm 1974 và cũng là ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia sớm nhất của huyện Ninh Giang.
Chùa Sùng Ân có từ thời Lý, bố cục kiểu nội công, ngoại quốc
31 thg 12, 2021
Linh thiêng đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn
Đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (còn gọi là đền Quốc Phụ) nay thuộc khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh, TP Chí Linh, nổi tiếng linh thiêng.
Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).
Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 3, mặt khắc 18 ghi về cuộc đời và sự nghiệp của Huệ vũ đại Vương Trần Quốc Chẩn
Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).
Cam đường Hải Dương - sản vật tiến vua
Ngoài quả vải, Hải Dương còn có 1 loại quả khác cũng từng được tiến vua là cam đường.
Ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa bao gồm hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó đã được chọn để đưa vào cung đình dâng tiến lên các bậc vua chúa. Những món ăn được cung tiến đều có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời, hiếm thấy.
Dưới triều Nguyễn, mỗi khi Tết đến xuân về, cam đường Hải Dương đều được dâng lên nhà vua. Trong ảnh: Ngày nay, cam đường ở xã Thất Hùng (Kinh Môn) mang lại thu nhập cao cho người dân
28 thg 11, 2021
Chùa Côn Sơn: Kiến trúc tâm linh độc đáo
Chùa Côn Sơn, hay còn gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa có tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.
14 thg 10, 2021
Nguyễn Dữ và tác phẩm bất hủ Truyền kỳ mạn lục
Nguyễn Dữ là con trai Nguyễn Tường Phiên, đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ27 đời Lê Thánh Tông (1496), làm quan tới chức Thừa chánh sứ, sau khi mất, được phong chức Thượng thư và được phong làm Phúc thần.
Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân xưa, nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha (Thanh Miện). Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Nhưng căn cứ vào tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của ông và bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất đời Mạc Phúc Nguyên (1574) cùng những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, ta có thể khẳng định, Nguyễn Dữ là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585).
Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân xưa, nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha (Thanh Miện). Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Nhưng căn cứ vào tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của ông và bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất đời Mạc Phúc Nguyên (1574) cùng những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, ta có thể khẳng định, Nguyễn Dữ là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585).
Ký ức hội Giằng
“Hội Dâu, hội Gióng không bằng cái bóng hội Giằng”. Không biết từ bao giờ câu ca trên đã đi vào đời sống văn hóa, tâm linh của người dân làng Giằng xưa, tức thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên (Cẩm Giàng) ngày nay.
20 thg 6, 2021
Ngôi đền “cầu tự” nổi tiếng bậc nhất Việt Nam
Đền Sinh, đền Hóa ở xã Lê Lợi (Chí Linh) được biết đến là một trong những ngôi đền “cầu tự” linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.
Chùa Thanh Mai trong hệ thống di sản Phật giáo Trúc Lâm
Cùng với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai của Hải Dương là mắt xích không thể tách rời trong quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, nơi gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm.
Cổ kính đình Nội Hợp
Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, di tích đình Nội Hợp ở xã Lê Ninh (Kinh Môn) vẫn giữ được kiểu dáng, kiến trúc với những bản chạm khắc gỗ đạt đến độ tinh xảo, được đánh giá là di sản văn hóa quý.
28 thg 5, 2021
Miếu Tây Đà Phố - di tích có bề dày lịch sử
Căn cứ vào các tài liệu và thư tịch cổ thần tích, bia ký, sắc phong, miếu Tây là nơi thờ hai vị tướng Trương Uy và Trương Diệu, có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI, thời tiền Lý.
Địa danh Đà Phố (nay thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang) là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng. Nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử như miếu Tây, miếu Đông, đình Đà Phố, chùa Khánh Linh… Tiêu biểu trong số đó là miếu Tây - một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng.
Miếu Tây Đà Phố hôm nay
Địa danh Đà Phố (nay thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang) là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng. Nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử như miếu Tây, miếu Đông, đình Đà Phố, chùa Khánh Linh… Tiêu biểu trong số đó là miếu Tây - một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng.
Gìn giữ lễ hội chùa Trông
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) đã hai mùa không thể tổ chức.
Nức tiếng một vùng
Ông Bùi Trác Nghiên, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống, đầu tháng 4, Ban Tổ chức lễ hội đã họp bàn phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể trong xã để tổ chức lễ hội tốt nhất.
Lễ hội truyền thống chùa Trông thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự
Nức tiếng một vùng
Ông Bùi Trác Nghiên, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống, đầu tháng 4, Ban Tổ chức lễ hội đã họp bàn phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể trong xã để tổ chức lễ hội tốt nhất.
24 thg 5, 2021
Đình Phương Độ lưu giữ kho di sản quý
Đình Phương Độ, xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) được xếp hạng cấp tỉnh tháng 1.2021. Với số gần 50 cổ vật hiện còn, đình xứng đáng là kho cổ vật cần được giữ gìn và bảo vệ chu đáo.
Ngôi đình thờ 7 vị thành hoàng làng là anh em
Đình An Điền còn có tên nôm là đình Cả, nằm ở trung tâm thôn An Điền, xã Cộng Hòa (Nam Sách). Đình khá đặc biệt vì thờ đến 7 vị thành hoàng làng là anh em trong một gia đình.
Tích xưa truyền lại, cuối thế kỷ thứ VIII anh em họ Phùng được vua sai đi dẹp giặc Triệu Hồ Lắc vào xâm lấn nước ta và dẹp loạn trong nước. Sau khi đánh thắng quân giặc, 7 ông về làng An Điền, hóa ngày 15 tháng 9. Nghe tin, vua vô cùng thương xót, truyền chỉ cho nhân dân lập miếu phụng thờ, tặng phong cho các ngài là Thượng Đẳng phúc thần. Do có công lao với dân với nước nên 7 vị thành hoàng được vua Nguyễn ban nhiều sắc phong qua các triều đại: Tự Đức thứ 6 (1853), Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 1 (1907); Khải Định thứ 9 (1942). Song các sắc phong trên đã bị thất lạc trong kháng chiến chống Pháp.
Mặt chính đình An Điền
Tích xưa truyền lại, cuối thế kỷ thứ VIII anh em họ Phùng được vua sai đi dẹp giặc Triệu Hồ Lắc vào xâm lấn nước ta và dẹp loạn trong nước. Sau khi đánh thắng quân giặc, 7 ông về làng An Điền, hóa ngày 15 tháng 9. Nghe tin, vua vô cùng thương xót, truyền chỉ cho nhân dân lập miếu phụng thờ, tặng phong cho các ngài là Thượng Đẳng phúc thần. Do có công lao với dân với nước nên 7 vị thành hoàng được vua Nguyễn ban nhiều sắc phong qua các triều đại: Tự Đức thứ 6 (1853), Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 1 (1907); Khải Định thứ 9 (1942). Song các sắc phong trên đã bị thất lạc trong kháng chiến chống Pháp.
8 thg 3, 2021
Ngôi đình thờ danh tướng giúp Lý Nam Đế đánh giặc
Đình Hoàng Sơn là một di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2010.
2 thg 3, 2021
Độc đáo xôi củ đỏ Tân Việt
Chẳng biết tự bao giờ, người dân xã Tân Việt (Thanh Hà) có tục nấu xôi củ đỏ để thờ cúng tổ tiên vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Gọi là củ đỏ nhưng lại có màu tím sẫm nên khi trộn với gạo nếp để đồ thành xôi cũng mang màu tím đặc trưng. Củ đỏ là tên gọi dân dã của người dân nơi đây, thực chất là củ khoai mỡ, thuộc dòng dây leo, cùng họ với củ từ. Bề ngoài củ đỏ khá to, giống củ sắn dây, vỏ xù xì, khi thu hoạch thường nặng từ 5-7 kg/củ. Củ đỏ là cây ăn củ, có thể trồng hầu hết trên các loại đất. Ở Tân Việt, củ đỏ được trồng nhiều ở thôn Cam Lộ.
Củ đỏ được sơ chế để đồ xôi
Gọi là củ đỏ nhưng lại có màu tím sẫm nên khi trộn với gạo nếp để đồ thành xôi cũng mang màu tím đặc trưng. Củ đỏ là tên gọi dân dã của người dân nơi đây, thực chất là củ khoai mỡ, thuộc dòng dây leo, cùng họ với củ từ. Bề ngoài củ đỏ khá to, giống củ sắn dây, vỏ xù xì, khi thu hoạch thường nặng từ 5-7 kg/củ. Củ đỏ là cây ăn củ, có thể trồng hầu hết trên các loại đất. Ở Tân Việt, củ đỏ được trồng nhiều ở thôn Cam Lộ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)