Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 7, 2019

Có một ngôi đình và có những cái cây

Ngôi đình tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tên đình gọi theo tên xã là đình Tân Đông, nhưng người dân cũng gọi theo tên ấp là đình Gò Táo. Nằm ở nơi thôn xóm khá vắng vẻ, lại không phải là ngôi đình có giá trị kiến trúc hay giá trị lịch sử lớn nên dù ngôi đình tồn tại đã lâu mà ngoài dân địa phương hầu như không ai biết đến.

Sau năm 1975, ngôi đình đã hoang vắng lại càng trở nên hoang phế, kết cấu hư hỏng dần. Thế rồi cách đây khoảng 30 - 40 năm, xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người gỡ về làm cảnh, người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói khỏi mục nát và xuống cấp theo thời gian.


10 thg 7, 2019

Tên đường nào ngắn nhất Việt Nam?

Lưu ý câu hỏi nhé: Tên đường nào ngắn nhất? chớ không phải Con đường nào ngắn nhất? Ý nói là tên đường nào có ít chữ cái nhất?

Ở đây ta không kể các tên đường bằng con số, vì kể như vậy thì nhiều lắm. Đặc biệt là tên đường ngắn nhất lại là con đường dài nhất. Đó là Quốc lộ 1, tên đường thì chỉ có mỗi con số 1 thôi mà dài tới 2.301 km! Cũng không kể luôn các tên đường bằng ký hiệu, như D1, D2, N1, N2... vì những tên đường này thì vô số mà không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Tóm lại là chỉ xét những đường mang tên người hay sự kiện mà thôi.

Ở Biên Hòa có con đường mang tân Lê A (Lê A là một chiến sĩ du kích, hy sinh ở Long Khánh, Đồng Nai năm 1972 khi 19 tuổi). Tính ra là có 3 chữ cái L, E, A - chắc cũng thuộc loại ngắn nhứt Việt Nam. Nhưng xét cho kỹ thì tên đường này có 4 ký tự L, E, dấu cách, A. Như vậy vẫn dài hơn một tên đường khác chỉ có 3 ký tự thôi. Đó là đường WỪU.

Đường Wừu là một trong những con đường sầm uất ờ Pleiku. Trong ảnh là Trung tâm Hội nghị tiệc cưới trên đường Wừu.

7 thg 7, 2019

Hương đồng gió nội bay đi

Vậy là Long Khánh đã chính thức lên thành phố từ ngày 1/6/2019.

Thành phố Long Khánh 2019. Ảnh: Báo Đồng Nai

Nhớ ngày xưa, khi tôi sinh ra và lớn lên nơi đây thì đây là một tỉnh: Tỉnh Long Khánh. Nơi tôi ở là quận Xuân Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh

6 thg 7, 2019

Dạ lý hương

Dạ lý hương là một loài hoa mà nghe cái tên thôi đã thấy lãng đãng phiêu bồng. Hoa dạ lý hương không rực rỡ thắm tươi, chỉ là những chùm hoa trắng nhỏ li ti nhưng nhìn xa từng chùm hoa như vậy rất thanh khiết, đáng yêu. Thế nhưng đặc sắc nhất chính là hương hoa, mùi hương chỉ tỏa về đêm, đúng như cái tên dạ lý hương cuả nó. Người yêu hoa đã viết về hương hoa dạ lý như sau:

Hương thơm của dạ lý hương đặc biệt quyến rũ mê hoặc lòng người. Đó là một mùi hương kì lạ, vừa thực vừa ảo, có lúc xa nhưng đôi khi lại gần kề. Hương thơm của dạ lý hương về đem sẽ len lỏi trong gió, dịu dàng, khi thoảng thoảng quấn quýt, lúc lại ào ạt mạnh mẽ.




28 thg 5, 2019

Hoa Phượng, đâu chỉ là mùa hè

Nhắc đến mùa hè, người ta nghĩ tới hoa phượng. Nhắc đến hoa phượng, người ta nghĩ tới... Hà Triều. Hà Triều - Hoa Phượng chắc là cặp soạn giả nổi tiếng nhứt của sân khấu cải lương miền Nam trước 1975 (và như vậy cũng tương đương với nhứt Việt Nam từ xưa tới nay).

Lúc hai ông bắt đầu nổi tiếng với vở tuồng cải lương Khi hoa anh đào nở (1957) thì tui vẫn chưa sinh ra đời. Thế nhưng ngay từ lúc còn nhỏ chưa biết đánh giá tuồng tích hay dở ra sao, tui đã mặc nhiên hiểu như vầy: tuồng cải lương nào ghi tên soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng thì là tuồng cải lương hay - và ngược lại - tuồng cải lương nào hay thì chắc hẳn soạn giả phải là Hà Triều - Hoa Phượng. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì thời đó rất nhiều vở tuồng nổi tiếng mang tên hai ông, như: Khi hoa anh đào nở, Nửa đời hương phấn, Tấm lòng của biển, Mưa rừng, Thái hậu Dương Vân Nga, Tần nương thất, Đường gươm Nguyên Bá...

Quang cảnh Núi Sập, quê hương của soạn giả Hoa Phượng

21 thg 5, 2019

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Đường xưa lối cũ
Có bóng tre
Bóng tre che thôn nghèo...

Bước qua cổng Làng tre Phú An, bạn sẽ đi vào một con đường rợp bóng tre. Nếu bạn là người từ lâu xa quê hương, và lúc ấy nước mắt chợt rưng rưng nhớ đến những lời ca tha thiết của bài Đường xưa lối cũ như trên, thì hãy cứ để lòng mình tuôn trào cảm xúc vì có mấy khi bạn được ôm ấp bên lũy tre xanh làng quê như vậy đâu!


20 thg 5, 2019

Tre xanh xanh tự bao giờ

Tôi đến Làng tre Phú An 2 lần, cách nhau đúng 10 năm. Lần thứ nhất vào tháng 8/2008, khi khu du lịch sinh thái làng tre Phú An mới chính thức mở cửa và phục vụ du khách được 4 tháng. Lần thứ hai vào ngày cuối cùng của năm 2018.

Lý do thôi thúc tôi đến Làng tre Phú An lần đầu là bởi câu chuyện có phần như... cổ tích của người lập ra nó: Tiến sĩ Diệp thị Mỹ Hạnh. Đáng tiếc là cả 2 lần đến đây tôi đều không có dịp gặp người phụ nữ đáng kính này.



13 thg 5, 2019

Cho tôi xin em như gối mộng

Mộng, có nhiều mộng

Trong tiếng Việt, mộng có nhiều nghĩa. Cái nghĩa thường dùng và cũng nên thơ nhất là chữ mộng trong mộng mơ, nó được vận dụng vô trong quá trời thơ, văn, nhạc... 

Ít thơ mộng hơn, mộng là cái mầm mới nhú từ hột, như trong mọc mộng (tương tự nẩy mầm)


Khô khốc theo nghĩa kỹ thuật, mộng là một bộ phận lồi để gắn chặt vào bộ phận lõm, kiểu như mấy ông thợ mộc làm mộng gỗ.

Đáng sợ là mộng trong đau mắt nổi mộng.

Nghĩa cuối cùng thì mâu thuẫn hoàn toàn với nghĩa nên thơ ở trên kia, mộng nghĩa là to béo. Thử so sánh Người tình trong mộng với Người tình bò mộng coi! 

12 thg 5, 2019

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long... tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều. Một ngôi trường nữ sinh khác, nhỏ hơn và ít được biết hơn, là trường Lê văn Duyệt. Người ta nói tại chữ Lê văn Duyệt khó đưa vào nhạc, vào thơ hơn Gia Long hay Trưng Vương chớ cứ nữ sinh là nên thơ, là đáng yêu...

Trường Nữ sinh Gia Long. Ảnh: Hội Ái hữu Cựu Nữ sinh Gia Long Bắc California

Tui thì lại thắc mắc vì chuyện khác. Rằng trường nữ sinh mang tên Trưng Vương thì đúng rồi, nhưng tại sao lại mang tên ông vua (Gia Long) hay ông hoạn quan (Lê văn Duyệt)? Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi ngớ ngẩn, vì đâu nhất thiết trường nữ phải mang tên phụ nữ, miễn đó là một tên danh nhân là được rồi. Ừ, đúng là ngớ ngẩn thiệt, nhưng mà...

10 thg 5, 2019

Tên người gắn với nhiều địa danh nhất ở Việt Nam

Ngày nay, tên người được dùng làm tên đường là một sự vinh danh, nhưng không phải hiếm và lạ. Ngày xưa, tên người được đặt cho tên sông, tên núi - mà lại do vua ban tặng nữa - mới thực sự hiếm có và vẻ vang. Có một người đã được hưởng vinh dự ấy, và còn hơn vậy nữa, nhờ công lao của mình: Thoại Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại.

Tượng Thoại Ngọc Hầu bên bờ hồ Ông Thoại, phía sau là núi Thoại Sơn. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

7 thg 5, 2019

Chùa Ba Vàng là chi và ở nơi nao?

Gần đây, tôi thấy khá nhiều bài trên các trang du lịch giới thiệu về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, nói rằng đây là một điểm du lịch tâm linh quy mô lớn, hoành tráng. Tôi tò mò, tìm đọc lại các tài liệu hiện có của mình, xem ngôi chùa này có lịch sử thế nào. Lạ thay, không thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng Quảng Ninh có một ngôi chùa nổi tiếng tên là chùa Ba Vàng hết.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn

29 thg 4, 2019

1/7 ngày trong Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước diện tích khoảng 700.000 ha của đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong đó nhiều nhất là ở Long An. Thủ phủ của vùng đất này là Kiến Tường - Mộc Hóa của Long An.

Xưa kia Nguyễn Hiến Lê viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nay để tiết kiệm thời gian ta chỉ đi tới chỗ trung tâm của Đồng Tháp Mười cho gọn, và dĩ nhiên là tới chỗ đã tổ chức thành điểm tham quan du lịch cho đỡ nhọc công thám hiểm. Hành trình vì thế trở thành Một phần bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, tức khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ thôi. Điểm du lịch đáp ứng được điều này là Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, ở Mộc Hóa, Long An.

Rừng tràm Đồng Tháp Mười

28 thg 4, 2019

Đồng Tháp - Tháp Mười - Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp và Đồng Tháp Mười

Nói đến Đồng Tháp Mười, nhiều người (trong đó có tui) nghĩ ngay rằng đó là vùng đất thuộc tỉnh Đồng Tháp. Thiệt ra thì không phải vậy! Đồng Tháp Mười là tên gọi một vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000 ha, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó Long An chiếm hơn phân nửa, thủ phủ vùng là thị xã Kiến Tường.


Còn Đồng Tháp là tên tỉnh như chúng ta đều đã biết. Điều cần biết là tên này chỉ mới được chính quyền cách mạng đặt từ 1976 thôi, trước đây chỗ này thuộc hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc. Đồng Tháp quả là có liên quan đến Đồng Tháp Mười, vì một phần vùng đất này nằm trong địa phận Đồng Tháp, nhưng chỉ là phần nhỏ thôi, còn hơn phân nửa Đồng Tháp Mười thuộc về Long An kia mà. Thủ phủ của vùng Đồng Tháp Mười cũng thuộc về Long An đó thôi.

27 thg 4, 2019

Cá vồ đém

Khi anh Lâm văn Sơn dẫn tui vô bếp của Vườn trái cây Vàm Xáng để chọn món ăn, tui được hỏi: Ăn cá gì? Cá lóc hay cá vồ đém?

Tui hả họng, hỏi anh Sơn: Cá vồ đém là cá gì? Ảnh nói: Nó là một loại cá tra, hiếm và ngon hơn cá lóc. Chọn ăn vồ đém đi. Và ảnh chỉ cho tui coi một dĩa cá vồ đém đã làm sẵn như trong hình sau.


Tui hỏi: Sao kiu là vồ đémAnh Sơn trả lời là: Tại hai bên ngực nó có hai cái đémMấy bạn nhà bếp nghe vậy liền kêu lên: Dẫn ổng ra ngoài ao bắt con vồ đém còn sống lên coi thì mới biết chớ con này đã chặt khúc ra rồi sao thấy cái đém!

25 thg 4, 2019

Chùa Hội Khánh - không chỉ là ngôi chùa

Chùa Hội Khánh là một Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc tại số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Có lẽ đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Dương, vì rất nhiều điều...

Cổ kính, trang nghiêm

Chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Dương. Chùa được khai sơn năm 1741, trên một ngọn đồi cao. Tuy nhiên đến năm 1868 chùa bị hư hỏng nặng, hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới dưới chân đồi, cách vị trí cũ khoảng 100 met. Chùa tọa lạc ở đó cho đến nay.

Ngôi chánh điện chùa Hội Khánh

16 thg 1, 2019

Ngôi chùa mang tên Chùa Cô hồn

Dân Biên Hòa hầu hết đều biết hoặc nghe tên chùa Cô hồn, cái tên nghe là lạ. Thật ra chùa có tên là Bửu Hưng, nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng. Nguồn gốc tên chùa Cô hồn là một câu chuyện lịch sử bi tráng.


Đầu thế kỷ 20, một Hội kín yêu nước được lập nên ở Biên Hòa, mang tên trại Lâm Trung. Trại chiêu tập người, tổ chức luyện tập võ nghệ, trang bị vũ khí, tích trữ lương thực…chờ thời cơ đánh Pháp. Người dân xem những trại viên Lâm Trung trại như những vị hảo hán Lương Sơn Bạt. Căn cứ trại đóng tại núi Gò Mọi, vùng Thiện Tân, Vĩnh Cửu.

30 thg 12, 2018

Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Đầu thập niên 1970, ở Long Khánh có một nơi gọi là Tiểu chủng viện. Thuở ấy tui còn nhỏ, và lại không phải người công giáo nên không có dịp vào đó, thậm chí còn không biết... Tiểu chủng viện nghĩa là gì! Chỉ có cảm giác nơi ấy là một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Rồi có một dịp, dường như khoảng năm 1972 - 1973 gì đó (khi đó tui 13, 14 tuổi), một người bạn dẫn tui vào đó xem cho biết, chỉ là rảo bước ở những lối đi bên trong tiểu chủng viện thôi. Cảm nhận còn lưu lại là đây là một chốn trang nghiêm, yên tĩnh và thật đẹp.

Sau này tui biết tên chính thức nơi đây là Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, được khởi công xây dựng năm 1966, khánh thành năm 1970. Đây là nơi đào tạo các vị tu sĩ công giáo. Đáng buồn, từ 1975 các chủng viện (tiểu chủng viện và đại chủng viện) trên toàn quốc bị chính quyền đóng cửa, không cho phép hoạt động đào tạo linh mục, giáo sĩ. Tui cũng rời Long Khánh, dần dần không còn nhớTiểu chủng viện nữa.

Năm 2010, tui về thăm Long Khánh. Nghe nói rằng Đại chủng viện mới xây dựng xong, đẹp lắm. Tui đến xem và thật sự choáng ngợp. Kiến trúc Đại chủng viện rất đẹp, phảng phất nét kiến trúc nhà thờ ở châu Âu.




17 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông khởi lập từ thế kỷ 13. Sau nhiều năm tháng, thiền phái này bị quên lãng. Từ năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ là người đã gầy dựng lại Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Ngài đã cho xây dựng nhiều thiền viện Trúc Lâm trên khắp cả nước (và cả ở nước ngoài), trong đó được biết đến nhiều nhất là Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (tức Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, 1993), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh, 2002), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc, 2005)... Thế nhưng mãi đến năm 2012 vẫn chưa hề có ngôi thiền viện Trúc Lâm nào ở miền Tây Nam bộ (trong khi sinh quán của ngài Thích Thanh Từ là ở Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam bộ).

Để thỏa ước mong của Phật tử nơi đây về một nơi tu tập, ngôi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công năm 2012 tại Tiền Giang, và khánh thành ngày 22/11/2015. Gần như đồng thời, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khởi công tại Cần Thơ ngày 16/7/2013, khánh thành ngày 17/5/2014. Kế đến là Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh, khởi công năm 2014, khánh thành ngày 31/1/2016.

Ngôi chánh điện
.

13 thg 12, 2018

Chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen, Đồng Tháp)

Phước Kiển chỉ là một  ngôi chùa nhỏ ở miền quê, về mặt kiến trúc cũng như lịch sử không có gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên những năm gần đây ngôi chùa nhỏ này luôn nhộn nhịp khách du lịch viếng thăm, vì người ta phát hiện ra nơi đây có loài sen lá rất to, người lớn có thể đứng lên được. Và cũng do đó chùa có thêm tên mới: Chùa Lá Sen.


Cho đến trước năm 1992, đây vẫn chỉ là ngôi chùa bình dị, không mấy ai biết tới. Hòa thượng Thích Huệ Từ (trụ trì chùa Phước Kiển) kể lại: Năm 1992, sư phát hiện dưới ao xuất hiện loài sen lạ xen lẫn với đám bông súng. Thấy vậy, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Họ không biết tên thật của loài sen này là gì nên nhìn vào hình dáng của lá mà gọi là sen vua, sen nia (lá to bằng cái nia)... Cái tên chùa Lá Sen cũng ra đời từ đó.