Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 12, 2018

Chùa Phổ Minh - Rạch Giá

Rời chùa Sắc Tứ Tam Bảo - một ngôi chùa được xem là phải đến tại Rạch Giá, vì là một di tích quốc gia ở đây - thì trời đã sụp tối, tui hỏi Lê thị Hữu Tâm: còn chỗ nào để tham quan nữa không trước khi đi ăn tối? Tâm suy nghĩ rồi nói: Gần đây còn chùa Phổ Minh, chùa lớn, đẹp và cũng đông Phật tử đến viếng lắm.

Nếu bạn cũng như tui, search Google để tìm hiểu trước những điểm tham quan khi đến một nơi nào đó, như Rạch Giá chẳng hạn, thì bạn sẽ không thấy một gợi ý nào đến tham quan ngôi chùa Phổ Minh này. Điều đó cũng dễ hiểu: chùa Phổ Minh không là một ngôi chùa cổ vì chỉ mới được tạo dựng năm 1964, bên trong chùa không có những tượng Phật đặc sắc, quý giá; chùa tuy cũng khá rộng lớn, nhưng đó là so với diện tích hạn hẹp của những ngôi chùa ở giữa thành phố; chùa không hề là di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh, không có kỷ lục gì cả...

Cổng chùa

8 thg 12, 2018

Chùa Sắc tứ Tam Bảo ở Rạch Giá

Du khách tới Rạch Giá thường được hướng dẫn tới chùa Tam Bảo, với lý do đây là Di tích cấp Quốc gia, là ngôi chùa cổ nhất ở Rạch Giá. Khoảng những năm 1790, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo.

Chùa Sắc tứ Tam Bảo. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

3 thg 12, 2018

Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Nguyễn Trung Trực không sinh trưởng ở Kiên Giang, ông vốn gốc ở Phù Cát, Bình Định, rồi sau đó sống ở Bến Lức, Long An, sau đó nữa là Đầm Dơi, Cà Mau. Thế nhưng tên tuổi của ông gắn liền với Kiên Giang bởi hai sự kiện lớn:
  • Trận đánh đồn Kiên Giang và chiếm giữ được 5 ngày liền, được Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong câu Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
  • Ông rút quân ra Phú Quốc, sau đó chịu nộp mạng để cứu nhân dân và nghĩa binh, để rồi bị Pháp xử tử tại Rạch Giá.
Vì vậy, người dân Kiên Giang yêu kính ông, tôn làm thần. Ở Kiên Giang hiện nay còn đến 9 ngôi đền thờ ông, trong đó ngôi đền thờ đầu tiên và lớn nhất hiện nằm tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Đền thờ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

29 thg 11, 2018

Chim bay về núi tối rồi

Hồi nhỏ, thường nghe má hát ru: 

Chim bay về núi tối rồi
Chị em lo liệu lấy nồi nấu cơm.

Bỏ qua câu sau, có thể có nhiều bản khác như: Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây?/Không cây chim đậu, không mồi chim ăn..., câu đầu Chim bay về núi tối rồi nhắc ta nhớ rằng tổ chim là ở núi, buổi chiều tối là chim bay về tổ ở núi, ở rừng...

Năm 2001, tui có dịp đi công tác ở Cà Mau. Hỏi anh bạn trẻ rằng có nơi đâu gần gần để tham quan không. Ảnh biểu là khi chiều về thì đi tham quan vườn chim Cà Mau, giờ đó chim bay về tổ nhiều lắm. Vườn chim ở ngay trong lòng thành phố hà, không đi đâu xa hết!

Chim ở Vườn chim Cà Mau. Ảnh chụp năm 2001

27 thg 11, 2018

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Đó là chùa Bửu Sơn. Ngôi chùa này nằm ở gần khu vực chợ Biên Hòa, trong một con hẻm lớn số 487 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình. Bạn sẽ dễ dàng thấy chùa Bửu Sơn nếu bạn... đi ăn lẩu tôm Năm Ri, bởi vì ngôi chùa nằm đối diện lối vào quán lẩu tôm.


Đã quen với hình ảnh ngôi chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy ngôi chùa này và tự hỏi: Sao gọi là chùa Một Cột?

26 thg 11, 2018

Ngôi miếu nhỏ ở Năm Căn

Tui đang đứng lớ ngớ ở một quán nước nơi bến tàu Năm Căn (Cà Mau) thì thấy một chiếc xe 7 chỗ, bảng số Sài Gòn trờ tới. Tui nghĩ bụng: Chắc là khách Sài Gòn ra thuê ca nô cao tốc hay vỏ lãi để ra mũi Cà Mau đây mà!

Nhưng không phải. Một người phụ nữ đứng tuổi bước xuống xe và ghé vào quán, hỏi thăm chị chủ quán đường tới một ngôi miếu nào đó. Chị chủ quán vồn vã chỉ đường. Thế rồi trên xe vài ba người nữa bước xuống, có lẽ là con cháu gì đó, mang theo nhang đèn, hoa quả. Họ cùng đi bộ theo con hẻm nhỏ cạnh bến tàu.

Tui thắc mắc tự hỏi: Đã đi gần 400 cây số tới đây rồi sao không phải đi ca nô ra Đất Mũi, cũng không phải tham quan những điểm gần đây mà lại đi ra miếu? Đã chủ tâm đi ra miếu rồi, mang nhang đèn hoa quả rồi, sao lại... không biết miếu nằm ở đâu để phải hỏi đường?

Chùa Sắc tứ Tam Bảo - Kiên Giang

Địa điểm: Phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá
Thành lập năm: Cuối thế kỷ 18
Người sáng lập: Bà Dương Thị Oán
Hệ phái gốc: Bắc Tông
Năm trùng tu: 1915, 1917, 1961, 1972, 1997 đến 2001


Vào thập niên cuối thế kỷ 18, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Đến nay, người ta vẫn chưa rõ tiểu sử của bà Dương Thị Oán cũng như những vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa mà chỉ biết rằng, trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có một thời gian tạm lánh tại chùa Tam Bảo nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa vào năm 1803 và từ đó, được gọi là chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Nhà văn Sơn Nam trong quyển Hồi ký (tập 1 : Từ U Minh đến Cần Thơ) của ông kể lại rằng bà Dương Thị Oán giàu có nhờ buôn bán lúa gạo tại địa phương đã cho Nguyễn Ánh, khi đang trốn chạy Tây Sơn, những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển thay cho loại quai chèo thắt bằng gai, bằng bố dễ đứt và có thể từ công ơn này mà sau này vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa Tam Bảo.

25 thg 11, 2018

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Chùa Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Nam tông Khmer lớn nhất, đẹp nhất ở thành phố Cà Mau. Điều này là chắc chắn, bởi vì đây cũng là ngôi chùa Nam tông Khmer duy nhất tại thành phố này.


Tui hơi bất ngờ với thông tin rằng TP Cà Mau chỉ có duy nhất một ngôi chùa Khmer Nam tông, vì Cà Mau thuộc miền Tây Nam bộ là nơi tập trung nhiều chùa Khmer nhất cả nước, điển hình như Trà Vinh có đến 141 ngôi chùa Nam tông Khmer. Vì vậy, tui thử kiểm tra lại và quả nhiên đúng như vậy thiệt. Cả tỉnh Cà Mau chỉ có 7 ngôi chùa Nam tông Khmer, tập trung ở các huyện Thới Bình, huyện Trần văn Thời và TP Cà Mau, trong đó TP Cà Mau chỉ có một ngôi chùa là Monivongsa Bopharam.

23 thg 11, 2018

Ta gọi tên chùa Khmer

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Miền Tây Nam bộ có nhiều ngôi chùa Khmer đẹp và nổi tiếng. Tên chùa bằng tiếng Khmer dài và khó nhớ (nhớ... chết liền!), cho nên người Việt ta... tự đặt ra những cái tên mới cho dễ gọi, dễ nhớ. Cách gọi tên thường là dựa theo đặc điểm của chùa hoặc phiên âm nôm na tên Khmer theo giọng Nam bộ.

19 thg 11, 2018

Gió đưa bụi chuối sau hè...

Ầu ơ,
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ...

Mấy câu trên là ca dao, và cũng là lời ru của má, tui nghe từ hồi... ừ, chắc là hồi mới được sanh ra, chưa biết gì luôn. Chắc là nhiều bạn cũng đã từng được nghe giống như tui vậy. Hồi nhỏ chưa biết gì nhưng lời ru buồn bã, xa vắng dễ dàng đưa đứa bé vào giấc ngủ. Lớn lên một chút, hiểu ý nghĩa lời ru, càng thấm thía nỗi cô đơn, chịu đựng của người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, ru con giữa tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè...


13 thg 11, 2018

Tản mạn về mít - mít trong văn học

Trái mít thơm ngon như vậy, cây mít hữu dụng như vậy, nhưng không hiểu sao hình ảnh cây mít, trái mít qua thơ ca nếu không thô tục thì cũng hạ cấp. Bài thơ nổi tiếng nhất về trái mít có lẽ là bài Quả mít của Hồ Xuân Hương:

Thân em như quả mít trên cây

Vỏ nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Bài này hay như thế nào thì sách vở đã nói nhiều rồi, chỉ xin đăng lại để nhắc thôi, không dám bình. Ai thắc mắc nó tục như thế nào thì xin hỏi... Hồ Xuân Hương.


12 thg 11, 2018

Tản mạn về mít - Công dụng của mít

Mấy nay nói chuyện lan man về mít, nghĩ ngợi bỗng phát hiện ra một điều: Cây mít thật vĩ đại! Nó sống mãi, sống lung tung trong... cuộc đời của chúng ta!

Bởi vậy bữa nay lại nói chuyện về mít, mà cụ thể bài này nói về Công dụng của mít.


31 thg 10, 2018

Mít tố nữ Long Khánh

Từ hồi tui còn nhỏ xíu, tui đã nghe nói mít tố nữ là loại trái cây đặc sản của Long Khánh. Mít thì ở đâu cũng có, nhưng mít tố nữ hiếm hơn, ngon hơn (tất nhiên là mắc tiền hơn) và Long Khánh là nơi có mít tố nữ nhiều nhứt, ngon nhứt. Là con nít mà, nghe quê mình có loại trái cây như vậy là sướng rồi. Đâu cần biết có chính xác không (có muốn biết cũng... chả có cách nào để biết), chỉ cần sướng là đủ!



Mà mít tố nữ ngon thiệt. Thơm lừng! Đúng như người ta nói thơm như múi mít. Điều tuyệt vời nữa là khi xẻ trái mít tố nữ ra, chỉ cần nắm cái cùi giở lên là ta có một chùm múi mít, chớ không phải ngồi gở từng múi mít ra như mít thường. Đó cũng là lý do tại sao người ta xẻ chớ không chặt trái mít tố nữ.

5 thg 10, 2018

Bò đi Đá Nhảy

Xưa kia có một giai thoại lý thú về câu đối như thế này:

Ông nghè Nguyễn Duy Thiện (làng Lý Hoà, tỉnh Quảng Bình) và ông nghè Trần văn Thống (làng La Hà, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau đi chơi. Khi đến bãi biển Đá Nhảy (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), hai người thở hào hển, vừa nhảy vừa bò qua các tảng đá. Ông Thiện nhìn cảnh ấy, xuất ra câu đối: Hùm hét La Hà.

Câu đối này lắt léo ở chỗ vừa diễn tả con hùm (cọp) hét ở La Hà (là tên làng, quê của ông Thống), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của miệng (hùm - hét - la - hà) và cũng đúng là các động tác mà bạn mình đang thể hiện.

Ông Thống đứng lại để... thở, và đối: Bò đi Đá Nhảy,

Câu đối lại này rất xuất sắc ở chỗ vừa diễn tả con bò đi ở Đá Nhảy (là chỗ hai ông đang đi), lại vừa là 4 động từ diễn tả các hoạt động của chân (bò - đi - đá - nhảy) và cũng đúng là các động tác mà hai ông đang thực hiện.

Có một câu chuyện kể khác về xuất xứ của đôi câu đối này. Rằng sau khoa thi Đình năm Nhâm Tuất 1862, để thử sức các vị tân tiến sĩ, vua Tự Đức ra vế đối: “Bò đi đá nhảy”. Một trong những vị tân tiến sĩ là ông Trần Văn Chuẩn, người làng La Hà tủm tỉm cười rồi thong thả đọc: “Hùm hét la hà”. Ngày nay trong nhà thờ họ Trần vẫn còn ghi lại giai thoại này.


3 thg 10, 2018

Đền thờ và lăng mộ

1.
Ai đến Rạch Giá hay Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đều thấy ngay đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân tôn kính, ngưỡng vọng. Không phải một mà nhiều nơi có đền thờ ông. Không phải nhà nước nào bỏ tiền ra để xây đền thờ hay lăng mộ của ông, cũng chẳng có chỉ thị hay nghị quyết nào yêu cầu như thế cả, mà là người dân tôn kính ông tự lập nên. Chính quyền Pháp lúc ấy coi ông là giặc, là kẻ thù và sẵn sàng đàn áp, bắt bớ những người tôn thờ ông; triều đình Huế thì yếu hèn, nhu nhược cũng không dám hó hé điều gì.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

17 thg 9, 2018

Chùa trên Đồi Lá Giang

Người ta gọi tên chùa là chùa Lá Giang, hay chùa Đồi Lá Giang, bởi vì chùa tọa lạc trên một quả đồi mang tên đồi Lá Giang. Tên chính thức của chùa là Thiền viện Phước Sơn, cũng gọi là chùa Phước Sơn, một ngôi chùa Nam tông ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.

10 thg 9, 2018

Chuyện cái bánh ở miền Tây

Do cách phát âm có phần... dễ dãi của mình, có nhiều từ viết khác nhau nhưng người miền Nam đọc y chang nhau. Với những từ phổ thông, quen thuộc thì dù đọc có giống nhau nhưng dễ dàng phân biệt được, như con vịt khác với dịch thuật, bởi vì khác với bà dì khác với cái gì... Tuy nhiên, với các từ địa phương thì rắc rối hơn nhiều, vì người dân chỉ thường nói từ đó chớ không viết, đến chừng viết thì không biết viết sao cho đúng, vì không thể đối chiếu với từ đó ở miền khác.

Một trong những trường hợp như thế là tên các loại bánh địa phương. Xin kể cho vui vài loại bánh như sau:

1. Bánh cóng hay bánh cống?



9 thg 9, 2018

Chùa Bà Châu Đốc không ở Châu Đốc

Vài năm gần đây khách thập phương thường rủ nhau đến viếng Chùa Bà Châu Đốc 3, ở quận 9, TPHCM. Các trang mạng, báo điện tử viết về du lịch cũng thi nhau viết rất nhiều bài giới thiệu điểm đến độc đáo này. Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3 chính tên là Chùa Phước Long, quận 9. Vì vậy, bạn muốn đọc thêm về chùa này thì hãy lên Google search theo các từ khóa đó, sẽ có vô số kết quả. Còn trong bài này tui không kể những điều mà nhiều người đã kể nữa, chỉ ghi lại vài điều người ta chưa kể và cảm nhận cá nhân của mình thôi. 

Chùa Phước Long nằm ở Cù lao Bà Sang, phường Long Bình, quận 9

6 thg 9, 2018

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy

Trong bài vọng cổ Tình anh bán chiếu có câu:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào

và câu

Hỡi ôi, con sông Phụng Hiệp nó chảy ra bảy ngả, mà sao lệ của tôi nó cũng lai láng muôn dòng. 


Bạn thấy có gì lạ không? Ngã Bảy thì dấu ngã, còn bảy ngả thì dấu hỏi!

Tui nói thiệt nghe, hồi nào tui vẫn quen viết chữ Ngả với ý nghĩa là hướng đi bằng dấu hỏi. Thí dụ như: Mỗi người đi mỗi ngả, Đôi ngả chia ly, Đường đời trăm ngả... Nhưng khi viết ngã ba, ngã tư, ngã bảy... thì lại viết dấu ngã (chắc chắn cách viết này đúng, vì có rất nhiều địa danh mang dạng Ngã x, và được thấy viết dấu ngã trên rất nhiều văn bản, bảng tên đường, bảng hiệu...).

Chợ Ngã Bảy ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

3 thg 9, 2018

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân năm 2018

Sáng 1/9/2018, Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân đã diễn ra phần hội Nghinh Ông xuất du các tuyến đường phố Phan Thiết được người dân, du khách mong đợi nhất. Ngay từ sáng sớm, dọc các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Huệ, Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Tri Phương, Ngô Sĩ Liên…của thành phố Phan Thiết đã rộn ràng tiếng trống, tiếng nhạc, cờ hội, kiệu rước… với sự tham gia của gần 1.000 người biểu diễn đến từ các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu và Quan Đế Miếu…


Tại các tuyến đường, dọc hai bên đường hàng ngàn người dân địa phương, du khách các nơi đã tập trung chật kín chờ đợi rất lâu để xem lễ hội, nhiều tiếng vỗ tay khen ngợi nét đặc sắc mỗi khi có đoàn nghinh ông diễu hành qua. Cứ mỗi hội quán có hơn cả trăm người tham gia diễu hành, mỗi hội quán đến đoạn đường nào thì thu hút sự chú ý, yêu thích của người xem. Bởi mỗi hội quán đều tái hiện cho người xem những hình ảnh trong các bộ trang phục truyền thống hoá thân thành các nhân vật như Thầy trò Đường Tăng, Bao công xử án, Quan âm Bồ tát, thần tài…