Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 2, 2013

Báu vật hoàng cung

Báu vật hoàng cung là những vật quý hiếm thuộc quyền sở hữu của hoàng gia như: ngọc tỉ truyền quốc, kim ấn, bảo kiếm... Hoàng cung vốn bí ẩn với người đời, nên bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn hơn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này hàng trăm năm qua cơ hồ chỉ có mấy người. Chính vì vậy những bảo vật này luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã sớm không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới chứ không còn ở Việt Nam.

Thật may mắn, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những bảo vật của các triều đại Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945): ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... có số lượng tới hàng trăm chiếc vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

Bộ sưu tập hiện vật Bảo vật Hoàng cung bao gồm những báu vật liên quan tới đời sống của các vua, hoàng hậu triều Nguyễn (1802-1945) được bàn giao từ triều đình nhà Nguyễn cho Đại diện lâm thời Chính phủ Việt Nam. Năm 1961, lần đầu tiên những hiện vật này được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trưng bày tại Thủ đô Hà Nội.

Ấn vàng của vua nhà Nguyễn (thế kỉ XIX).

6 thg 2, 2013

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Ngày 24-8-1923, vua Khải Định (1916-1925) ban hành tờ dụ thành lập Bảo tàng Khải Định - tiền thân của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày nay với mục đích: “...Thiên tài của một dân tộc được biểu hiện qua các tác phẩm mỹ thuật, phản ánh những sinh hoạt xã hội, lễ nghi, chính trị và cuộc sống…”. Ngay từ lúc khai sinh, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được giao nhiệm vụ “Làm sống lại những thế hệ nghệ nhân đã làm nên những nét huy hoàng của triều đình Huế”.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nay thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lầ nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày gần 10.000 cổ vật liên quan tới đời sống của triều Nguyễn (1802-1945). Tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng là điện Long An - Huế được coi là một trong những ngôi điện đẹp nhất của Việt Nam còn lại cho đến nay. 

Điện Long An, một trong những ngôi điện có lối kiến trúc cung đình đẹp nhất Cố đô Huế, nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. 

16 thg 1, 2013

Nơi thời gian đi giật lùi



Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.


15 thg 11, 2010

Cà phê Cổ ở Đà Lạt

Nơi thời gian đi giật lùi
TRẦN ĐỨC TÀI

Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.

Không chỉ đối chọi về tỷ lệ khi những chiếc xe kềnh càng sắp cạnh những vật trang trí nhỏ nhắn. Bản thân những đồ trang trí cũng đã mâu thuẫn nhau. Một tượng đồng Quan Công phương đông vui vẻ vung đao bên cạnh chiếc kèn cor phương Tây. Mấy chiếc điện thoại cũ kỹ loại quay số bình lặng nằm ngủ kề chiếc máy chiếu phim nhựa 8mm của Liên Xô vênh mặt nhớ quá khứ vàng son. Nhìn ra ô cửa sổ xanh rợp màu cao nguyên lại là những chiếc đèn bão rỉ sét vị muối mặn của đại dương. Chưa hết những điều tương phản. Trên chiếc máy hát đĩa ở góc nhà, một đĩa nhựa 33 tour còn nguyên bao bì, dù đã sờn ố, lại là một album của chàng ca sĩ mù Feliciano của thập niên 1970 mang kính đen hát bài “Light My Fire” (Thắp sáng ngọn lửa).

1 thg 7, 2010

Chuông đá - Đến quán cafe không phải để uống cafe

Cà phê Chuông đá nằm trên lộ 14, đường vào Buôn Ma Thuột. Khi còn cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, bạn nhìn bên tay phải có một cổng vào nhỏ, rậm dây leo với 2 phiến đá trắng như thế này:


Bảng hiệu

Nếu xét theo tiêu chuẩn quán cà phê thì Chuông đá hơi bị chảnh. Giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thứ hai nghỉ!