Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 6, 2020

Rừng cao su Bù Đăng

Bình Phước nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn, tuy nhiên nơi trồng nhiều cao su nhất có lẽ là Bù Đăng. Nơi đây người ta trồng cây cao su giữa các rừng cây non và già tạo nên một bức tranh sơn mài đủ gam màu từ xanh vàng đến cam đỏ trên một dải đất rộng bạt ngàn. Vào khoảng cuối năm, lúc trời đất chuyển giao năm cũ và năm mới, bạn có thể đến đây tổ chức picnic, ngồi trên thảm lá khô dày và ngắm những chiếc lá vàng rơi mỗi khi có gió thổi qua.


22 thg 6, 2020

Có một Hóc Môn đẹp xao xuyến trong ánh bình minh

"Dân Hóc Môn còn chưa biết có cảnh đẹp quanh mình luôn đó", Mạnh trích một bình luận khiến anh bật cười.

Một bức ảnh chụp "quê mình" ở Hóc Môn (TP.HCM) của Võ Hùng Mạnh 

Gần giữa tháng 6 năm nay, Võ Hùng Mạnh đăng bộ ảnh chụp cảnh vật huyện Hóc Môn (TP.HCM) dưới ánh bình minh vàng ruộm lên một nhóm du lịch trên Facebook mà anh tham gia cùng chú thích: "Quê mình ở Hóc Môn có bình minh rất đẹp".

21 thg 6, 2020

Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa

Chợ Bà Hoa nằm trên đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TP HCM) nhiều năm qua là nơi những người con miền Trung ghé đến để tìm kiếm hương vị quê nhà. 

Cổng khắc tên Chợ Phường 11 nhưng lại "vang danh" với cái tên thân thương là chợ Bà Hoa. Nhiều người dân ở đây cho hay đó là tên của người phụ nữ gốc Bắc yêu mến ẩm thực miền Trung nên mua đất, thành lập chợ từ những năm đầu thập niên 1970.


Theo thời gian, chợ Bà Hoa ngày càng phát triển, đa dạng mặt hàng như bao ngôi chợ khác. Đặc biệt, lúc nào cũng vậy, chợ này luôn có những quầy ăm ắp sản vật miền Trung. Nhiều người xa quê ghé chợ ăn dĩa bánh bèo, bánh lọc hay mua lọ mắm, hũ ớt… để dành mỗi lúc nhớ nhà. Cũng có người chỉ vì thèm nghe cái giọng quê hương nằng nặng mà da diết nghĩa tình nên vượt đường xa đến đây.

Côn Đảo - thiên đường của bình minh

Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu. 

Côn Đảo thường được nhắc tới như chốn du lịch tâm linh, nơi in dấu ấn của lịch sử cách mạng với di tích nhà tù hay nghĩa trang Hàng Dương nổi tiếng. Tuy nhiên, có một Côn Đảo khác, đẹp nguyên sơ trong từng điểm, từng khoảnh khắc. Bình minh chính là thời khắc đẹp nhất của hòn đảo này. Do địa hình của đảo nên mặt phía đông là hướng chính, nơi tập trung dân cư, đường giao thông chính và các điểm ngắm bình minh đẹp như thiên đường. 

Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2

21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.

Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn. 

17 thg 6, 2020

Vẻ đẹp Tây Ninh

Vùng đất giáp biên hiện lên trong bộ ảnh của Nguyễn Tấn Tuấn đầy sắc màu với núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, rừng cao su thay lá... 

Toàn cảnh núi Bà Đen nhìn từ những ô ruộng xanh mướt, điểm xuyết bởi cây thốt nốt. “Đệ nhất thiên sơn” Núi Bà Đen cao 986 m, được xem là “nóc nhà” của vùng Nam bộ, là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn, hiện sống và làm việc tại TP HCM, thực hiện trong các lần về thăm nhà. 

16 thg 6, 2020

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm) - Ảnh: T.T.D.

Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo

Không chỉ có nhiều di tích lịch sử, Côn Đảo còn hút khách du lịch bởi sự yên bình và những bãi biển đẹp.

Cách trung tâm thị trấn khoảng 6 km, bãi Nhát mang vẻ hoang sơ, hòa quyện với màu xanh của trời và biển cả rộng lớn. Mây trời, sóng biển, sỏi đá quyện vào nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Mặt biển phẳng lặng, thi thoảng có đợt sóng nhẹ dạt vào bờ làm óng lên những hàng sỏi xếp chồng. Ảnh: Tappasan Phurisamrit/Shutterstock. 

27 thg 5, 2020

Thiềng Liềng ngộ quá hén!

Tên lạ hoắc, không có trong từ điển tiếng Việt. Hỏi ý nghĩa tên gọi, ai cũng cười trừ.

Đường từ Sài Gòn xuống Cần Giờ (đoạn qua cầu Dần Xây). Ở Thiềng Liềng đường nông thôn mới hẹp

Có người bảo Thiềng Liềng đọc trệch từ Thuồng Luồng, loài thủy quái truyền thuyết khổng lồ, hung dữ. Có người nói do phát âm theo phương ngữ Nam bộ, Thiền Liền thành Thiềng Liềng.

Thiềng Liềng không xe hơi, không bến xe, không tệ nạn. Nước ngọt được bù lỗ. Đường độc đạo hình ô van chừng 4km, như dải lụa, điệu đà uốn quanh ruộng muối, sông, rạch; rừng ngập mặn; bạt ngàn đước, mắm, bần…

23 thg 5, 2020

Tục Teh Bo’k và lễ quay đầu trâu của người S’tiêng

Trong nhiều phong tục tập quán thể hiện văn hóa lâu đời của người S’tiêng ở Bình Phước, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu là loại hình văn hóa thuộc phạm vi nhóm cộng đồng, khu vực.

Teh Bo’k có nội dung và hình thức tương tự lễ kết nghĩa của một số dân tộc khác. Có một điều rất dễ nhận diện là tục này gắn liền với lễ hội quay đầu trâu. Teh Bo’k chỉ phổ biến ở nhóm người S’tiêng ở 2 huyện Bù Gia Mập, Bu Đăng và một số ít người Mơnông của địa phương này.

Theo lời kể của nhiều già làng ở vùng Bù Đăng, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu của người S’tiêng đã hình thành từ lâu đời. Những người con trai trong một nhà sau khi lập gia đình, họ ở nhiều sóc khác nhau. Sợ lâu ngày tình cảm gia đình không còn gắn kết nên họ phải hình thành tục này để các thành viên trong gia đình có dịp kết nối với nhau. Ngoài ra, hình thức này còn tồn tại với những người không phải là anh em ruột trong một gia đình. Song đều có chung đặc điểm về hình thức thực hiện phong tục và tổ chức lễ hội.


Hình ảnh giã gạo quen thuộc của người S’tiêng (Bình Phước) - Ảnh tư liệu

Happy Garden - điểm đến lý tưởng ở Bình Phước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng Happy Garden đã trở thành điểm đến lý tưởng của khu du lịch sinh thái, thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh khu du lịch sinh thái Happy Garden, khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài

Đến với khu du lịch sinh thái Happy Garden, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, thiên nhiên trong lành, giúp mọi người quên đi những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống thường ngày.

19 thg 5, 2020

Quận có tên đường hai vị hoàng tử

Quận 8 của Sài Gòn có hình thế khá đặc biệt, nằm giữa xung quanh kênh rạch. Những câu chuyện về một vùng đất xưa kia “trên bến dưới thuyền” tạo nên nét riêng biệt, vốn được mệnh danh là miền đất 5 cù lao.

Kênh Tàu Hủ nhìn từ phía đại lộ Võ Văn Kiệt 

18 thg 5, 2020

Đi chợ hải sản

BR-VT có nhiều chợ hải sản và ở đâu cũng có đủ thứ tôm, cá tươi ngon, đặc trưng. Khách du lịch đến BR-VT ngoài chuyện thưởng thức hải sản tươi sống, đều rất muốn mang tôm cá về làm quà. Chỉ tiếc, trong chừng đó chợ, chưa có chợ nào đủ tầm để làm “nức tiếng” hải sản BR-VT. 

NHỮNG CHỢ HẢI SẢN ĐÃ THÀNH TÊN


Khi đi chợ hải sản ở BR-VT, du khách thường tới chợ Vũng Tàu, chợ Xóm Lưới (góc đường Phan Bội Châu-Nguyễn Công Trứ); chợ Bến Đình và Bến Đá (phường 5), chợ Long Hải, Phước Hải hay Bình Châu. Các chợ này hoạt động cả ngày và có nguồn hải sản vô cùng phong phú. 

Bến cá Long Hải (huyện Long Điền) là nơi có nhiều du khách và người dân tới mua hải sản. 

11 thg 5, 2020

Trắng đêm ở chợ rau đầu mối

Không phải là chợ đêm, nhưng cứ 10 giờ tối, tiểu thương ở chợ Bà Rịa đã nhóm họp. Họ làm suốt đêm với những chuyến xe chở rau, trái cây từ các tỉnh, thành lân cận, các huyện trong tỉnh đưa về. Người dỡ hàng từ xe tải xuống, người bốc hàng ra xe kéo, rồi phân loại, cân kéo… Trên gương mặt mọi người ánh lên niềm hy vọng cho một ngày “buôn may bán đắt”.

Một nhóm người được thuê gọt rau, củ tại chợ Bà Rịa.

Ngay đầu cổng vào chợ Bà Rịa, những chiếc xe tải “cõng” trên mình hàng chục tấn cà chua, khoai tây, rau xanh… tấp vào đậu sát nhau. Ngay sau đó, “gánh nặng” này được “trút sang” đôi vai những người đàn ông to khỏe với những chiếc xe kéo đang chờ sẵn bên cạnh. Dưới ánh đèn neon sáng rực, những đôi tay căng vồng cơ bắp ra sức kéo chiếc xe hàng chất đầy những sọt rau về nơi tập kết. Những sọt cà chua chín đỏ, cà rốt, khoai tây, bắp cải, những sọt xoài, cam, thanh long… đầy ắp, tươi ngon, được tiểu thương tiếp tục chuyển xuống các xe kéo nhỏ, phân loại vào từng bao lưới chừng 10-20kg/bao. Sau đó, số hàng này được chuyển lên các xe ba-gác, xe máy chở về các chợ ở Bà Tô (Xuyên Mộc), Phước Hải (Long Điền), Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), chợ Vũng Tàu. Rau muống, rau bí, các loại cải… cũng được phân loại, cột thành từng bó, xếp gọn gàng vào các sọt tre, sọt nhựa gần đó. Phía trong chợ, một vài người phụ nữ đứng tuổi đưa tay nhẩm tính từng lô hàng. Tiếng nói cười, xì xào, ra giá, tiếng bước chân hối hả của tiểu thương, của đầu mối đến lấy hàng… nhộn nhịp, tất bật.

10 thg 5, 2020

Làng nghề đúc đồng Long Điền

Long Điền là một huyện nằm trên trục lộ 55 nối liền thành phố Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh với huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bình Thuận. Do vị thế thuận lợi, cách đây 300 năm, những người Việt trên con đường mở đất về phương nam đã chọn vùng đất trù phú này làm nơi an cư và lập nghiệp. Sự quy tụ được nhiều dân cư nhiều nơi về đây sinh sống đã làm cho thôn xóm trở nên đông đúc kéo theo là sự phát triển mạnh của các nghề nông, diên, ngư nghiệp và thương nghiệp, tiếp đó là hàng loạt các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ những lĩnh vực này ra đời như nghề đóng ghe, nghề đục đá, nghề mộc, nghề làm bún… Đặc biệt là nghề đúc đồng tương đối phát triển. Nhiều sản phẩm bằng đồng của Long Điền đã nổi tiếng khắp thị trường miền tây Nam Bộ.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, đến nay đã được truyền qua nhiều đời. Không một dòng gia phả ghi chép lại và những người thợ đúc chuông cũng không ai biết xóm chuông có từ khi nào và ông tổ của làng nghề truyền thống này là ai. Đúc chuông đồng là một sáng tạo văn hoá độc đáo mang đậm chất dân gian truyền thống. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ đúc phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn như théc chuông, song sườn, vẽ hoa văn, tiết hoạ… Đúc đồng là nghề có một sức sáng tạo độc đáo với những hoa văn phức tạp trên sản phẩm mang đậm nét dân gian truyền thống đòi hỏi người thợ phải có cặp mắt tinh tường, đôi tay khéo léo và phải là những nghệ sỹ bậc thầy về âm thanh. "Quá khứ vàng son" của nghề là vào thời Chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn khi mà triều đình phong kiến còn tồn tại với sự phát triển mạnh của các đền miếu, chùa chiền,…

Nghệ nhân đang thao tác trên sản phẩm.

8 thg 5, 2020

Linh Bửu Tự - Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc…


Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…

12 thg 4, 2020

Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

Khách du lịch đi Thành phố Hồ Chí Minh thường chủ yếu “ăn quận Năm, nằm quận Ba, là cà quận Nhất”, có chăng là tham quan thêm Củ Chi. Nếu cùng người địa phương, đi lang thang mới thấy thành phố này rộng mênh mông như thế nào. Nhiều người chê rằng tên Thành phố Hồ Chí Minh quá dài, nhưng nếu gọi đúng ra theo địa danh thì phải là thành phố Sài Gòn-Gia Định hay thành phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn còn dài nữa. Rời trung tâm Sài Gòn, đi về phía đông tức tỉnh Gia Định cũ, ta vẫn còn tìm thấy nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô. Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú. Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”.

6 thg 4, 2020

Thiền viện Toàn Giác ở Trảng Bom

Thật tình là trước đây tui chưa hề biết hay nghe nói gì đến ngôi thiền viện này, cho đến khi tui đi tìm ngôi chùa mang tên chùa Đèn Cầy, tức Viên Giác thiền tự, ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom. Trên đường đi tìm Viên Giác thiền tự, tui gặp một cổng chùa không phải Viên Giác mà là Toàn Giác. Dường như là khuôn viên chùa khá rộng, vì xe chạy lòng vòng khá xa thì lại thấy tiếp một cổng thiền viện Toàn Giác nữa!

Cổng tam quan Thiền viện Toàn Giác

Khi tìm hiểu về Viên Giác thiền tự, tui lại phát hiện thêm một chi tiết: vị sư sáng lập ra Viên Giác thiền tự và hiện là trụ trì nơi đây vốn xuất thân tu tập ở Toàn Giác thiền tự. Vậy là tui tò mò quay trở lại xã Giang Điền để viếng ngôi Toàn Giác thiền tự.

Bánh mì thanh long

Sau khi ra mắt bánh mì thanh long được người Sài Gòn yêu thích, xếp hàng dài chờ mua, "vua" bánh mì Kao Siêu Lực đã chia sẻ công thức làm bánh mì thanh long, hy vọng giúp giải cứu cho người nông dân trong thời dịch COVID - 19. 
Một số địa chỉ mua bánh mì thanh long:
  • Tiệm bánh ABC Bakery trên đường Nguyễn Trãi 
  • (quận 5, Tp. HCM)
  • Một số siêu thị BigC chi nhánh miền Bắc như BigC Thăng Long (Hà Nội), BigC Hạ Long (Quảng Ninh) và BigC Đà Nẵng.

Ông Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu bánh kẹo Á Châu - ABC và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á cho biết, ông quyết định công bố công thức bánh mì thanh long để tất cả mọi người đều có thể làm loại bánh mì này, giúp giải cứu nông dân đang phải bán đổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được.

Những quả thanh long là nguyên liệu đặc biệt để chế biến thành món bánh mì mới lạ.

5 thg 4, 2020

Cổ vật trong tòa nhà hơn 120 năm tuổi

Tầng trệt của Bạch Dinh là nơi trưng bày những cổ vật từ con tàu Trung Hoa bị đắm trên vùng biển Côn Đảo cách đây 3 thế kỷ. 


Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19.