30 thg 6, 2025

Ngôi chùa cổ ở Thanh Hóa có tượng Phật khắc đá nổi cao 6 mét

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6 m “độc nhất vô nhị”.

Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).

Toàn cảnh chùa Vồm bên bờ sông Mã giữa khu dân cư

Chiêm ngưỡng kiến trúc châu Âu gần 100 tuổi của nhà thờ Con Gà giữa phố Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà với diện tích khoảng 5.000 m², tồn tại gần 100 năm, mang kiến trúc cổ kính Pháp nằm giữa trung tâm TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nằm trên đường Trần Phú, trung tâm TP Đà Lạt còn được gọi là Nhà thờ Con Gà với tổng diện tích khoảng 5.000 m².

Tên gọi nhà thờ Con Gà bắt nguồn từ bức tượng gà trống bằng đồng cao 66 cm đặt trên đỉnh tháp chuông. Gần 100 năm tồn tại, nhà thờ không chỉ là công trình tôn giáo mà còn trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt.

Giáo dân ‘gùi đá’ dựng nhà thờ giữa đại ngàn Tây Nguyên

Hàng nghìn giáo dân ở huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) đã góp sức gùi từng viên đá từ sông Krông Nô, suối Đạ Tông, suối Rô Men đưa về đục đẽo, chẻ ra để dựng nên nhà thờ đá Đạ Tông, một công trình tôn giáo độc đáo giữa đại ngàn Tây Nguyên.


Nhà thờ đá Đạ Tông nằm giữa xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, là nơi hành lễ chính cho hơn 10.000 giáo dân thuộc các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Long, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số như M’nông, K’Ho, Cill theo đạo Công giáo.

Mỗi sáng cuối tuần, từng dòng người lặng lẽ đi bộ từ sớm tinh mơ, mặc trang phục truyền thống, len lỏi theo lối mòn rừng núi để về làm lễ.

2.500 tấn đá nguyên khối tạc hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á

Hành lang 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh ở chùa Bái Đính được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.

Hành lang tả và hữu từ cổng Tam Quan đi vào chùa Bái Đính được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi tượng cao khoảng 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Hành lang còn được gọi là La Hán đường và có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng La Hán được đánh số chẵn một bên, số lẻ một bên.

Với hành lang này, Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.

Hành lang La Hán có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng

29 thg 6, 2025

Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi phiến đá một bản tình ca

Rong ruổi trên những con đường đèo quanh co uốn lượn, hay đi ‘lạc’ trong những bản làng của người Mông, người Lô Lô… đều thấy đá tai mèo ở đó, mỗi phiến đá ở cao nguyên đá Đồng Văn như một bản tình ca êm dịu.

Mùa xuân ở Lao Xa - Ảnh: NAM TRẦN

Dù xuân, hạ, thu, đông… mùa nào cũng vậy, Hà Giang luôn ấm áp, chân tình. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ khiến bất cứ ai lần đầu đến Hà Giang cũng phải ngỡ ngàng, nơi đây còn có những nét văn hóa lâu đời, đậm đà làm say lòng du khách.

Gác chuông cổ, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của một huyện ở Thanh Hóa

Gác chuông cổ ở chùa Trần là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đã một thời gian dài trôi qua, đến nay, gác chuông và tấm bia cổ vẫn còn đó.

Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.

Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.

Cổng vào chùa Trần

Ngôi chùa sở hữu những di sản cổ nhất, lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam và thế giới

Chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) không chỉ có kiến trúc độc đáo và khác biệt, có vườn tháp lớn nhất Việt Nam. Điểm nổi bật nhất là ngôi cổ tự đã được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt này còn lưu giữ bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới.

Nằm uy nghi trên dãy Bổ Đà sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Chùa Bổ Đà không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam mà còn là một quần thể di tích mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quý giá, được vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2016.

Đặc biệt, ngôi cổ tự này còn ẩn chứa những báu vật vô song, trong đó nổi bật nhất là bộ Mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới và vườn tháp khổng lồ, độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499 ngày 22/12/2016. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật.

Sắc sen cổ ở toà thành đá hơn 600 tuổi

Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trải qua hơn 600 năm, toà thành đá vẫn giữ nguyên nét đẹp độc nhất vô nhị. Đặc biệt, trong nội thành nhà Hồ còn có 4 đầm sen cổ - nơi mà bất kỳ ai khi đến thăm cũng phải dừng chân để tận hưởng vẻ đẹp thanh tao này.

Cứ mỗi độ hè về, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm, hoa sen ở Thành nhà Hồ lại tỏa hương thơm ngát.

28 thg 6, 2025

Ngôi chùa Khmer xứ biển Bạc Liêu, trăm năm quay mặt về hướng Đông

Chùa Xiêm Cán ở tỉnh Bạc Liêu được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Tất cả các hạng mục trong chùa đều được xây dựng quay về hướng Đông.

Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hơn 10 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người Khmer

Độc đáo bộ Lịch Rọi của người Mường

Lịch Rọi – loại lịch cổ xưa của người Mường, là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh tri thức và thế giới quan gắn bó mật thiết với tự nhiên, mùa màng và tín ngưỡng dân gian.

Người Mường ở Hòa Bình tự hào giới thiệu bộ Lịch Rọi truyền thống.

Lịch Rọi, còn gọi là lịch tre hay lịch Mường thường được làm từ tre già hoặc nứa thẳng, dài khoảng 40–60 cm. Mỗi bộ lịch gồm 12 thẻ tương ứng với 12 tháng, trên đó khắc các vạch và ký hiệu như hình tròn, dấu gạch chéo, hình tam giác… Những dấu hiệu này cho biết ngày tốt – xấu, ngày đại cát – tiểu cát, ngày kiêng kỵ hoặc phù hợp cho từng việc cụ thể như dựng nhà, cưới xin, lên rừng, xuống suối, gieo trồng, làm lễ…

Trạng vật đất Mộ Trạch và lời thách đấu thời vua Lê

Làng tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) là nơi sản sinh 5 vị trạng nổi tiếng, gắn liền với nhiều giai thoại dân gian, trong đó có trạng vật Vũ Phong.

Nhà thờ Lệ trạch đường, chi 5 họ Vũ làng Mộ Trạch

Trong lịch sử, có những người tuy không đỗ danh hiệu cao nhất Trạng nguyên mà chỉ đỗ tiến sĩ hoặc không xuất phát từ con đường khoa cử nhưng vì khâm phục tài năng, đức độ của họ mà trong dân gian vẫn phong là trạng như: trạng toán, trạng chằm, trạng ăn, trạng vật, trạng cờ, trạng chữ, trạng cầu…

Thật tự hào ở làng tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang) có tới 5 vị trạng được lưu truyền nhiều giai thoại dân gian: trạng toán Vũ Hữu, trạng cờ Vũ Huyên, trạng chạy Vũ Cương Trực, trạng ăn Lê Nại và trạng vật Vũ Phong. Đặc biệt, Vũ Phong được vua phong là trạng và ban chức quan sau một keo vật lịch sử.

Theo sách Tộc phả họ Vũ (Võ) thế kỷ IX - XIX và các nguồn tư liệu khác, Vũ Phong tên hiệu là Tồn Trai, là con trai thứ 5 của cụ Vũ Bá Khiêm, là em ruột của quan Thượng Thư Hoàng Giáp Vũ Hữu (1437 - 1530). Vợ ông là Nguyễn thị Nhi, hiệu là Gia Thận phu nhân sinh được 5 người con trai, 1 người con gái, trong đó con trai trưởng là Vũ Giản đỗ Hương cống, làm đến chức Viên ngoại lang và con trai thứ hai là Vũ Soạn làm đến chức Huyện thừa.

Vũ Phong là người tướng ngũ đoản (chân tay ngắn) nhưng có sức khỏe và bản lĩnh cao cường, chăm học, có tài vật giỏi, ai đấu với ông cũng bị thua. Ông còn có những động tác bất ngờ nhanh như cắt và chân tay mềm dẻo, uyển chuyển như mèo. Theo sách “Hải Dương phong vật chí”, người dạy võ cho Phong chính là anh của ông - Hoàng giáp Vũ Hữu.

Trong Công dư tiệp ký (quyển 1) của Vũ Phương Đề có chép giai thoại ông thách đấu với lực sĩ của vua đầy mưu mẹo: Đời Lê Thánh Tông, một hôm, nhân ra học ở kinh đô, ông được chứng kiến cuộc tuần du của nhà vua. Bấy giờ có viên Đô Lực Sĩ, vác chiếc chùy đồng đứng hầu, mặt có vẻ dương dương tự đắc. Thấy thế, ông quay sang hỏi người bên cạnh: Này bác, người kia là ai, phỏng có tài cán gì mà hắn lại dám nghênh nghênh cái mặt lên như thế!

Người ấy bèn đáp: Đó là một võ sĩ, rất sở trường về môn đánh vật, hiện thời chưa có ai địch nổi cả. Đấy cũng là một cách tiến thân, bác biết không.

Nghe xong, ông hỏi: Vậy, tôi muốn thử tài ngay với hắn liệu có được không ? Người ấy thoạt nghe đã vội vã can rằng: Hắn cao lớn thế kia mà bác thì bé loắt choắt như thế này, sợ ra đó chỉ làm trò cười cho thiên hạ thôi.

Ông cười đáp: Xin bác chớ lo ngại gì. Tôi đây bản lĩnh cao cường, chưa ai địch nổi. Hắn chẳng qua chưa gặp đúng địch thủ nên mới nổi danh. Bác coi, tôi sẽ thắng hắn một cách dễ dàng cho mà xem.

Nói rồi, ông viết tờ tấu, xin nhà Vua cho được so tài với viên Đô Lực Sĩ. Vua xem tờ tấu, phán rằng:

Ta phải tuyển chọn trong muôn ngàn người mới được một lực sĩ, thử hỏi còn có ai hơn. Tên kia tài nghệ ra sao mà dám to gan đến thế.

Ban thờ dòng họ chi V, Họ Vũ làng Mộ Trạch

Nói vậy nhưng nhà Vua cũng chuẩn phê và định ngày giờ cho hai bên so tài để nhà Vua thân hành đến coi. Đến ngày thách đấu, khi lên sới vật, ông giấu nắm cát trong tay, bất ngờ tung ra khiến viên lực sĩ không mở được mắt. Ông tức thì dùng miếng xuyên cánh khuỷu quật hắn xuống đất. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên một con người nhỏ thấp như vậy lại có thể quật ngã chàng lực sĩ khổng lồ trong nháy mắt. Vua bèn phong cho ông là trạng vật và ban cho chức Cẩm y vệ úy chỉ huy sứ.

Thế là qua một cuộc tỉ thí hiếm có, Vũ Phong đường hoàng tiếp bước anh là Vũ Hữu vào làm quan triều Lê. Theo sách “Hải Dương phong vật chí”, ông có tiếng là chính trực, tháo vát, được Vua tin dùng, sau làm đến chức Đình úy.

Có lần ông được sung vào sứ bộ sang nhà Minh biểu diễn tài đô vật. Ông đã thắng các tay đô vật nổi tiếng khiến vua Minh Hiến Tông phải khen ngợi, gọi ông là “Lý Tôn Hiến An Nam”, ý sánh ông với danh tướng họ Lý đời Đường Hy Tông, cũng vóc người nhỏ bé nhưng giỏi võ và sức mạnh phi thường, có công dẹp yên loạn Hoàng Sào. Hoàng giáp Lê Quang Bí có thơ vịnh ca ngợi ông:

Ngũ đoản tằng xưng tướng mạo kỳ
Tang bồng hồ thỉ hảo nam nhi
Nhất môn bá trọng quang tiền nghiệp
Thiên tải minh lương kết chủ tri
Ứng biến đại tài thi hữu chính
Sinh Bình Lệnh dự bá vu thì
Tử tôn vinh thịnh sơ phi ngẫu
Chủng đức cao đào thị ngã sư

Dịch thơ:

Tướng xem ngũ đoản thật phi thường
Hồ thỉ làm trai chí bốn phương
Nếp cũ thêm tươi hàng bá trọng
Nghìn xưa được tặng chúa minh lương
Khen tay chính trị tài thông biến
Giữ mực công minh tiếng chẳng thường
Con cháu vinh hoa âu cũng bởi,
Ai trồng cây đức để làm gương

(Bản dịch từ Nhân vật lịch sử Việt Nam)

Ông giỗ ngày 11/1 nhưng không rõ năm mất, táng ở xứ Mả Miếu. Qua thời gian, hậu duệ đã xây dựng và tôn tạo ngôi mộ của ông khá to đẹp.

Ông được tôn là thủy tổ của chi thứ V, họ Vũ ở làng Mộ Trạch. Để tưởng nhớ công lao của ông, hậu duệ đã lập nhà thờ mang tên Lệ trạch đường, tọa lạc gần cổng phía Nam của làng. Trải qua thời gian, nhà thờ bị hư hại và đã được con cháu trùng tu, xây dựng lại trong những năm gần đây.

TÂM HÀ

Chiêm ngưỡng chính điện dát vàng ở khu di tích lịch sử Lam Kinh

Nội thất trong khu chính điện Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) được dát vàng với số lượng lớn, nơi đây hằng năm đón lượng khách lớn về thăm, chiêm bái.

Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ) lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long và lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: vừa là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; vừa là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Chính điện ở khu di tích lịch sử Lam Kinh

27 thg 6, 2025

Cách người Gié Triêng giữ lửa nghề, bất ngờ với món quà cưới thiếu là bị chê

Ở vùng núi cao Nam Giang, đồng bào Gié Triêng vẫn ngày ngày dệt nên bản sắc văn hóa riêng bằng bàn tay khéo léo và tinh thần bền bỉ - từ khung cửi mộc mạc, chiếc gùi tre... Những nghề xưa tưởng đã mờ phai, nay vẫn sống động như hơi thở bản làng.

Chúng tôi về xã Đắc Pring (huyện Nam Giang, Quảng Nam) – nơi biên giới giáp ranh với Lào, vào những ngày nắng đầu hè. Dưới tán rừng xanh, từng căn nhà sàn nép mình bên sườn núi, tiếng cửi dệt vang lên nhịp nhàng giữa trưa vắng, tạo thành giai điệu bình yên của một bản làng còn lưu giữ nguyên vẹn truyền thống.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Thanh Hóa lưu giữ nhiều dấu tích cổ

Chùa Long Cảm ở thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung (Thanh Hóa) được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, đến nay đã hàng nghìn năm, ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích cổ.

Theo sư thầy Thích Đàm Hảo, Phó trụ trì chùa Long Cảm, chùa tọa lạc trên núi Ốc Sơn thuộc thôn Trang Các, thị trấn Hà Trung, được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ.

Sử sách cũ ghi lại, vào năm 1020, trên đường đi chinh phục đất phương Nam, vua Lý Thái Tổ đã cùng đoàn quân của mình đóng quân trên núi Ốc Sơn. Đêm đến nhà vua nằm mộng thấy vị thần linh ở núi hiện đến và hứa sẽ trợ lực cho nhà vua trong cuộc tiến quân này.

Toàn cảnh ngôi chùa cổ nằm trên núi Ốc Sơn. Ảnh: Lê Dương

Vẻ đẹp mộc mạc, trong lành của bãi biển Thạch Hải

Bãi biển Thạch Hải được ví là “viên ngọc xanh” của du lịch Hà Tĩnh. Bãi biển đang được đầu tư, nâng cấp, mở ra không gian mới, thu hút du khách.

Bãi biển Thạch Hải mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc.

Bãi biển Thạch Hải thuộc địa phận xã Thạch Hải, cách trung tâm TP Hà Tĩnh chỉ 10 km về phía Đông. Từ lâu, bãi biển đã thu hút du khách và người dân địa phương vì sở hữu bờ cát dài, trắng mịn, làn nước trong xanh. Với đường bờ biển dài khoảng 9 km, Thạch Hải hình thành quần thể tự nhiên hài hòa giữa rừng và biển, đồng thời gắn liền với nhiều địa danh mang dấu ấn lịch sử. Yếu tố đặc trưng nữa, bãi biển Thạch Hải gần như vẫn còn giữ nét hoang sơ, chưa bị khai thác quá nhiều nên giữ được sự hấp dẫn và mang tính du lịch trải nghiệm cao.

Núi Nài, sông Phủ - bức tranh thơ mộng, trữ tình giữa lòng thành phố

Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.

Từ giữa thế kỷ XIX, quần thể núi Nài - sông Phủ - chùa Cảm Sơn đã nổi tiếng gần xa và được xếp là một trong những cảnh đẹp của thành phố Hà Tĩnh. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, địa danh này gắn liền với những chiến công vang dội của quân và dân Hà Tĩnh. Dù trải qua bao biến đổi thăng trầm, sông Phủ, núi Nài, chùa Cảm Sơn vẫn luôn là địa chỉ không thể quên với tên gọi bình dị mà thân thương là Đại Nài. 

"Quê em sông Phủ, núi Nài/ Tình cao hơn núi, nghĩa dài hơn sông…"

Ngôi chùa trên khu đất hình đầu rồng, sở hữu 2 cây di sản đầu tiên ở Ninh Bình

Chùa Hưng Long (hay Gác Chuông) ở Ninh Bình sở hữu 2 “cụ cây” thị và bàng hàng trăm năm tuổi, chứng kiến sự phát triển của làng Thư Điền.

Hưng Long là ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi tọa lạc trên diện tích khoảng 10.000 m² ở làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, TP Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa còn có tên gọi khác là Gác Chuông.

Ban đầu, chùa chỉ có tường đất, mái tranh. Đến tháng chạp năm Nhâm Thìn 1592 (thời vua Lê Thế Tông), một sư ông họ Nguyễn, hiệu Huệ Gia (Huệ Gia thiền sư Nguyễn Ông) mới sửa sang, xây tường đá, lợp ngói cho ngôi chùa.

Chùa tọa lạc trên khu đất cao giữa làng. Theo phong thủy, khu đất giống hình đầu rồng nên gọi là chùa Hưng Long (Hưng Long cổ tự). Còn sở dĩ có thêm tên Gác Chuông bởi vì trước chùa có gác chuông cổ được xây dựng cách đây 300 năm, dưới tán cây bàng cổ thụ.

Chùa Hưng Long được xây dựng hàng trăm năm trước và được tu bổ, sửa chữa lại năm 2018

26 thg 6, 2025

Chùa Sắc tứ Thập Phương ở Rạch Giá

Ở Rạch Giá có đến 2 ngôi chùa Sắc tứ được khởi dựng cùng thời gian, khoảng cuối thế kỷ 18. Đó là chùa Sắc tứ Tam Bảo  Sắc tứ Thập Phương. Trong khi chùa Sắc tứ Tam Bảo được công nhận Di tích cấp quốc gia và được chọn là điểm đến trong các tour du lịch Rạch Giá - Kiên Giang thì chùa Sắc tứ Thập Phương nằm lặng lẽ yên bình ở mé sông.

Chùa Sắc tứ Thập Phương, Rạch Giá, năm 1990. Ảnh Võ văn Tường

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù tọa lạc ở khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Chùa Nán đã có từ xa xưa, trước năm 1420 giặc Minh xâm lược đã tàn phá chùa, nhân dân phải sơ tán vào hang Bàn Bù lập bàn thờ Thần nước và thờ Phật.

Khu vực hang Bàn Bù vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn.

Toàn cảnh khu danh thắng Bàn Bù.

Sống ở ngôi làng của người Tày lọt top đẹp nhất thế giới

Như một ốc đảo giữa lòng Thái Nguyên, làng Thái Hải không vang tiếng máy móc, không sáng ánh đèn của thành phố chỉ có tiếng mõ tre, lời ru và những mái nhà sàn còn thở cùng ký ức.

Người Tày nơi đây sống như cách cha ông từng sống: lặng lẽ, bền bỉ và yêu thương. Một nơi không cần dựng bảo tàng, bởi mỗi bước chân, mỗi ánh nhìn đã là di sản.

BƯỚC QUA CÁNH CỔNG MÕ

Làng Thái Hải vào một sáng tinh mơ sau cơn mưa đêm, khi không khí còn đẫm vị đất ẩm và lá cây còn lưu giữ giọt ngọc trời. Cơn mưa như một cuộc thanh tẩy, trả lại cho mảnh đất này vẻ nguyên sơ mướt mát đến ngỡ ngàng. Ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh trong không gợn, nơi cánh diều của lũ trẻ đang chao liệng như những nét mực mỏng manh vẽ lên nền giấy lụa. Trong khoảnh khắc ấy, tự hỏi: phải chăng thiên nhiên đã “dồn” tất cả dịu dàng và tinh khiết cho riêng nơi này?

Lối vào những căn nhà sàn ở làng Thái Hải, rợp bóng tre xanh. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Vị quan nghè họ Phạm ở Nam Sách hết lòng phụng sự quê hương

Dù được triều đình ban nhiều bổng lộc nhưng quan nghè Phạm Đồng Viện không giữ cho riêng mình mà góp phần xây dựng quê hương.

Đình La Đôi ở xã Hợp Tiến (Nam Sách), nơi thờ Tiến sĩ Phạm Đồng Viện

Theo "Phạm tộc gia phả" và các nguồn tư liệu lịch sử, Phạm Đồng Viện sinh năm 1717 trong một gia đình trung lưu có truyền thống hiếu học tại xã La Đôi, huyện Thanh Lâm (nay thuộc thôn La Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dương).

25 thg 6, 2025

Nghề làm ngói âm dương 'biến đất thành tiền' của đồng bào Nùng ở Lũng Rì

Thuộc một trong 3 làng nghề được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là làng nghề truyền thống vào đầu năm 2024, đến nay, 23/80 hộ dân xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề làm ngói âm dương tăng thu nhập, bảo tồn nghề truyền thống của địa phương.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng được biết đến là làng nghề truyền thống trăm năm của người Nùng chuyên sản xuất ngói âm dương.

Hiện nay, 23/80 hộ dân ở xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề này, các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định, kinh tế gia đình phát triển, thu nhập từ làm ngói âm dương của các hộ bình quân từ 25-40 triệu đồng mỗi năm.

Ông Lương Văn Né có trên 30 năm kinh nghiệm làm ngói đất nung. Ông kể: Để làm ra những viên ngói âm dương chất lượng cao, công đoạn chọn đất đóng vai trò vô cùng quan trọng và được thực hiện một cách tỉ mỉ, thủ công.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của 80 hộ dân người Nùng và là làng nghề làm ngói âm dương truyền thống hàng trăm năm

Vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng được chúa Trịnh trọng dụng

Không xuất thân từ khoa bảng song nhờ tính cẩn thận, kín đáo, mưu lược, tể tướng Vũ Duy Chí, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) vẫn được chúa Trịnh trọng dụng.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các vị vua chúa thường tổ chức các khoa thi Nho học để kén chọn nhân tài. Qua đó, tìm ra những người đỗ đạt cao, tin cậy ban cho những chức phẩm quan trọng trong triều đình và địa phương để giúp dân, giúp nước.

Tuy nhiên, có một vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ tính cẩn thận kín đáo, có nhiều cơ mưu nên được chúa Trịnh Tạc trọng dụng, đó chính là Vũ Duy Chí.

Mộ Tể tướng quốc lão Vũ Duy Chí

Chuyện ít biết về hai vị thám hoa làng An Dật

Làng An Dật có 2 vị thám hoa, đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.

Đình An Dật

An Dật là một làng cổ nằm ven sông Thái Bình thuộc xã Thái Tân (Nam Sách, Hải Dương). Xưa kia, làng còn có tên là làng Dẹt, được hình thành từ thế kỷ thứ X. Tương truyền, các dòng họ đến khai phá lập làng đầu tiên là họ Trần và họ Đinh.

Từ xưa đến nay, người dân trong làng sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá, tôm. An Dật không chỉ là một làng quê có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, với những phong tục, tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà nơi đây còn là mảnh đất hiếu học. Nhân dân có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong lịch sử giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam, làng có 2 vị thám hoa đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.

Ngôi chùa gần 1.000 năm mang dấu ấn Phật giáo và khảo cổ độc đáo

Chùa Nhẫm Dương (Kinh Môn) không chỉ là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử Phật giáo, mà còn là một di sản văn hóa - khảo cổ có giá trị đặc biệt.

Chùa Nhẫm Dương vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính

Theo sử liệu, chùa Nhẫm Dương được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400) - giai đoạn mà Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Đặc biệt, vào khoảng thế kỷ XVII, chùa trở thành trung tâm tu tập, hoằng pháp và đào tạo tăng tài quan trọng của Thiền phái Tào Động tại Việt Nam.

Nằm ẩn mình giữa hệ thống núi Nhẫm Dương thuộc phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, chùa Nhẫm Dương hay còn gọi là Thánh Quang tự là một trong ba ngôi chùa cổ kính từ thời Trần tọa lạc ở trên dãy núi này, cùng với chùa Châu Xá (Hoa Nghiêm tự) và chùa Xanh (Thiên Quang tự). Không chỉ nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, chùa Nhẫm Dương còn mang trong mình những giá trị đặc biệt về lịch sử Phật giáo, khảo cổ học và văn hóa trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

24 thg 6, 2025

Rực rỡ hoàng hôn Tuy Hòa

Khi hoàng hôn dần buông, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) chìm trong sắc cam vàng ấm áp, như khoác lên mình tấm áo lộng lẫy, rực rỡ, vừa ẩn hiện nét hoài cổ vừa mang dáng vóc hiện đại.

Hoàng hôn lộng lẫy nhìn từ cửa sông Đà Rằng lên cầu Hùng Vương của TP Tuy Hòa, xa xa là ngọn núi Chóp Chài.

Đình Thúy Lâm - nơi phối thờ 'ông tổ vải thiều' Thanh Hà

Đình Thúy Lâm ở xã Thanh Sơn (Thanh Hà, Hải Dương) như một biểu tượng văn hóa tâm linh, ghi dấu trầm tích lịch sử và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người dân nơi đây.

Đình Thúy Lâm là nơi phối thờ 3 vị thành hoàng và cụ Hoàng Văn Cơm

Rượu ghè men lá H’nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Sản phẩm rượu ghè trưng bày, giới thiệu tại một số sự kiện. Ảnh: H.T

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ thác nước 3 tầng ở Kỳ Sơn

Đến huyện Kỳ Sơn mùa nắng nóng này, ngoài việc tận hưởng khí hậu mát mẻ ở Mường Lống, sẽ là một thiếu sót nếu mọi người không đến khám phá thác 3 tầng ở Nậm Cắn.

Cách trung tâm huyện Kỳ Sơn khoảng 12 km, mọi người sẽ được khám phá vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát lạnh, cảm giác sảng khoái khi hòa mình cùng kiệt tác của thiên nhiên tại thác nước 3 tầng ở Nậm Cắn. Ảnh: Ngọc Phương

23 thg 6, 2025

Ngôi làng hiếm hoi ở Tứ Kỳ thờ danh tướng Yết Kiêu làm thành hoàng

Làng chài Tứ Kỳ, xưa gọi Tứ Kỳ phường thuộc tổng Mặc Xá, nay thuộc thôn An Phòng Giang, xã Quang Phục là ngôi làng hiếm hoi ở Tứ Kỳ có đình thờ danh tướng Yết Kiêu.

Đình thờ Yết Kiêu và biển chỉ đường vào

Theo sách Tứ Kỳ huyện học nha phụng ký, phố Phủ là huyện thành Tứ Kỳ được dựng ở làng An Phòng. Đây là tòa thành đất, hình thang, cao 4 thước, rộng 9 sào 2 thước 3 tấc. Mặt đông, tây dài 11 trượng, mặt nam 17 trượng 5 thước, mặt bắc 14 trượng 5 thước.

Nhà cổ Ngọc Sơn - tuyệt tác điêu khắc ở làng cổ ven dòng Lam

Tồn tại lâu đời, những ngôi nhà cổ trăm tuổi ở xã Ngọc Sơn, Thanh Chương đang được người dân gìn giữ khá nguyên vẹn. Điều đặc biệt là trên khung gỗ những ngôi nhà này được điêu khắc, chạm trổ khá độc đáo.

Ở làng cổ Ngọc Sơn có một ngôi nhà đã đứng vững 106 năm. Năm thế hệ của một gia đình đã lớn lên, đi về dưới mái nhà này. Thời gian qua, dù nhiều người tìm đến trả giá cao, nhưng chủ nhân của nó vẫn kiên quyết lắc đầu không bán. Ảnh; Huy Thư

Sa Lý có núi Cặm, ao Trời

Xã Sa Lý trong suy nghĩ của nhiều người là vùng đất xa xôi, cách trở nhất của huyện Lục Ngạn, địa hình núi non điệp trùng, lắm dốc, nhiều đèo, ngầm sâu, suối dữ. Đây từng được xem là nơi thâm sơn cùng cốc. Bởi thế, dù từ lâu đã nghe về những địa danh như: Núi Cặm, ao Trời, suối Ngà, đỉnh Cọoc Mò… song nay tôi mới có dịp được khám phá.

Sa Lý giáp ranh với huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) không chỉ có thiên nhiên tuyệt đẹp với thác nước, đồng cỏ bao la và rừng nguyên sinh kỳ thú mà còn là vùng đất của cộng đồng người Tày, Nùng, Sán Chí với sự mộc mạc, chất phác, đậm đà bản sắc.

Ao Trời nằm giữa rừng và hầu như không bao giờ hết nước.

Người Mảng ở bản Nậm Xẻ


Ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) là nơi lưu giữ nền văn hóa độc đáo của dân tộc Mảng. Dù là một trong những dân tộc thiểu số với dân số ít nhất Việt Nam, người Mảng vẫn âm thầm duy trì những giá trị truyền thống đặc sắc, góp phần tạo nên bức tranh đa dạng và sinh động về văn hóa Việt Nam.

22 thg 6, 2025

Vẻ đẹp hùng vĩ của con đèo dài nhất miền Tây Nghệ An

Nằm gần Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, đèo Noọng Dẻ trên Quốc lộ 7 là con đèo dài nhất ở khu vực miền Tây Nghệ An. Nhìn từ trên cao, con đèo này rất hùng vĩ, không kém gì so với những "đại đèo" trên khắp đất nước Việt Nam.

Đèo Noọng Dẻ (còn gọi là Noòng Dẻ), thuộc địa phận xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, nằm trên Quốc lộ 7. Đỉnh đèo cách Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn khoảng 8 km. Ảnh: Tiến Đông

Đặc sản 'dưới bùn' ở Quảng Ninh nhìn kỳ dị, xào su hào ăn ngọt, ngon

Mặc dù có vẻ ngoài kỳ dị, kém hấp dẫn nhưng sản vật này lại được nhiều du khách ưa chuộng, tìm mua và thưởng thức khi du lịch Quảng Ninh.

Ở Quảng Ninh, ngoài sá sùng, hàu, ngán… còn có 1 đặc sản “trời ban” tên lạ, hình thù kỳ dị nhưng ăn ngon, được nhiều du khách tìm mua. Đó là con bông thùa (hay còn gọi là sâu đất, giun biển, giun biển đen).

Chúng phân bố ở nhiều địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên.

Bông thùa là đặc sản ngon có tiếng ở Quảng Ninh. Ảnh: Đinh Huy Hoàng

Ngôi chùa ở An Giang như 'lơ lửng trên cao', khách leo 240 bậc đến chiêm bái

Nhờ những chiếc cột khổng lồ được thiết kế chắc chắn làm nhiệm vụ nâng đỡ, ngôi chùa đẹp lạ ở Tri Tôn (An Giang) nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Chùa Tà Pạ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở huyện Tri Tôn bởi tọa lạc ở nơi “bồng lai tiên cảnh”, nằm giữa lưng chừng trời. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Nằm cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 44 km, chùa Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là địa điểm du lịch tâm linh có tiếng ở địa phương, thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ kiến trúc “độc nhất vô nhị”.

Chùa Tà Pạ được xây dựng từ năm 1999 với tổng diện tích gần 4.000 m². Ban đầu, chùa làm bằng cây, lợp tranh, sau đó trải qua 4 lần trùng tu, sửa chữa. Cuối năm 2019, chùa có diện mạo khang trang hơn, được nhiều du khách biết đến.




Chùa Tà Pạ mang đầy đủ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo Khmer, kết hợp hài hòa với màu sắc hiện đại. Ảnh: Yến Thi

Chùa Tà Pạ có kiến trúc đậm nét văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer với phần mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ.

Không gian trong chùa được đắp nối nhiều tranh tượng, phù điêu có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mang tính nghệ thuật cao.

Chùa được xây dựng trên những trụ bê tông cao. Ảnh: Hoàng Dũng

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Tà Pạ là chính điện được xây dựng bên sườn núi, nâng đỡ bởi 120 cột xi măng kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18 m.

Nhờ những chiếc cột khổng lồ này mà ngôi chùa nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Tại khu vực chính điện, những hình ảnh liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, đời sống sinh hoạt mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng Khmer cũng được khắc họa một cách chân thật, sống động.

Để lên được chùa Tà Pạ, du khách phải leo 240 bậc thang. Ảnh: Hoàng Dũng

Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo, chùa Tà Pạ còn gây ấn tượng với du khách bởi cầu thang bộ dài khoảng 70 m, rộng 15 m, tương ứng với 240 bậc thang dẫn từ chân núi đến chính điện.

Nhờ thiết kế thú vị này mà việc chinh phục ngọn núi Tà Pạ và ngôi chùa cùng tên của du khách khi ghé thăm nơi đây trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Vì tọa lạc ở vị trí trên cao nên chùa Tà Pạ cũng có tầm nhìn mở rộng ra khung cảnh thiên nhiên đặc sắc phía trước. Đứng từ chính điện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn phong cảnh vùng đất Tri Tôn trù phú.

Nhất là vào mùa lúa, du khách tới đây không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp của những đồng lúa xanh bạt ngàn rồi chuyển sang màu vàng ươm, trĩu hạt. Khắp không gian thoang thoảng mùi lúa thơm, hòa vào hương đồng gió nội.

Nếu ghé thăm chùa Tà Pạ vào mùa nước nổi, du khách như chìm đắm vào vẻ đẹp của đồng nước mênh mông, xa xa là những vườn thốt nốt xanh mướt tươi tốt. Ảnh: Nguyễn Phú Vinh

Anh Nguyễn Quốc Đạt (nhiếp ảnh gia địa phương) cho biết, chùa Tà Pạ mở cửa vào các khung giờ hàng ngày và đón khách quanh năm.

Mỗi mùa, nơi đây lại mang nét đẹp riêng. Mùa mưa, cây cối xanh tốt, không gian mát mẻ. Còn mùa lúa chín, khung cảnh quanh chùa tràn ngập sắc vàng tươi.

Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm ở chùa Tà Pạ khiến du khách có cảm giác thư thái, "chữa lành" tâm hồn. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Anh Đạt gợi ý, nếu có dịp ghé thăm nơi đây, ngoài chiêm bái, vãn cảnh chùa, du khách có thể kết hợp check-in hồ Tà Pạ nằm ngay cạnh chùa – nơi được ví như “tuyệt tình cốc”, “hồ trên núi” ở An Giang.

Quanh hồ cũng có một số quán ăn uống và cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, chụp ảnh lấy ngay…, đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm.


Du khách có thể thuê trang phục và chụp ảnh kỷ niệm ở chùa Tà Pạ. Ảnh: Yến Yến

Trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng có vài địa điểm du lịch, phù hợp để du khách tới tham quan, check-in như: hồ Soài Chek, hồ Ô Tà Sóc, hồ Cô Tô, cổng trời…

Tới đây, du khách cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như gà đốt Ô Thum, bò leo núi, đu đủ đâm, ếch nướng...

Thảo Trinh

Bãi biển trong xanh cách Hà Nội 4 giờ lái xe, hấp dẫn du khách thích sự mộc mạc

Không nổi tiếng như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), biển Quỳnh (Nghệ An) còn hoang sơ, hấp dẫn những du khách thích sự yên bình, mộc mạc, không khí trong lành.

Theo Cổng Thông tin điện tử huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, biển Quỳnh là danh từ chung để chỉ 7 bãi biển kề nhau chạy dài từ xã Quỳnh Lập (nay thuộc thị xã Hoàng Mai) đến xã Tiến Thủy (thuộc huyện Quỳnh Lưu).

7 bãi biển đó gồm Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy.

Nhiều bãi tắm có bờ cát trắng mịn, nước trong xanh, phía trên là hàng phi lao rì rào trong gió, phía dưới là hoa muống biển khoe sắc tím. Khung cảnh càng nên thơ vào sớm bình minh hay chiều hoàng hôn.

Vẻ đẹp hoang sơ của biển Quỳnh. Ảnh: Nhật Thành/Biển Quỳnh - Nghệ An

21 thg 6, 2025

Bản cổ tích Lô Lô Chải

Được hình thành cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, bản Lô Lô Chải nằm ở chân núi Rồng, phía Bắc cột cờ quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn – Hà Giang). Nơi đây được du khách trong và ngoài nước ví như “bản cổ tích" bởi phong cảnh và văn hóa đặc sắc của tộc người Lô Lô.

Cột cờ Lũng Cú nhìn từ bản Lô Lô Chải. Ảnh: Thông Thiện/Báo ảnh Việt Nam

Mùa hè vi vu Bích Đầm - đảo ngọc xa bờ nhất phố biển Nha Trang

Dù còn thiếu thốn về điện, nước, đảo Bích Đầm, Nha Trang vẫn hấp dẫn khách du lịch nhờ khung cảnh hoang sơ, người dân hiếu khách.

Đảo Bích Đầm thuộc cụm đảo Hòn Tre ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi Bích Đầm bắt nguồn từ việc hòn đảo nằm giữa vùng nước quanh năm xanh như ngọc bích. Là hòn đảo xa bờ nhất của TP Nha Trang, nơi đây nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, vắng vẻ, chưa khai thác du lịch quá nhiều. Ảnh: NVCC

Cầu ngói 250 năm tuổi có kiến trúc thượng gia, hạ kiều hiếm có ở Huế

Là di tích gần 250 năm tuổi, cầu ngói Thanh Toàn không chỉ mang giá trị kiến trúc, văn hóa đặc sắc mà còn là điểm đến hút khách giữa lòng xứ Huế.

Nằm yên bình ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (TP Huế), cầu ngói Thanh Toàn là một trong những cây cầu cổ nổi bật về kiến trúc và giá trị văn hóa, được xem như công trình làng quê đẹp bậc nhất xứ Huế.