14 thg 9, 2018

Trekking thác Hang Én

Nằm giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (Kbang, Gia Lai) thác Hang Én là điểm đến không hề dễ chinh phục vì đường đi hiểm trở cùng những mối đe dọa giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. Cũng chính nét đẹp hoang dã đã mời gọi rất nhiều bước chân của những con người mến thích thiên nhiên xốc ba lô lên và đi.

Ảnh: Nguyen Huu Que 

Thác Hang Én hay còn được gọi bằng cái tên thác K50, nằm ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 80km. Hiện nay trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có trên 8 con thác khác nhau nhưng đẹp và hùng vĩ nhất là thác Hang Én. Kế đến là thác K40 hay còn gọi thác Ba Tầng, cũng được xem là một trong những dải thác đẹp ở Tây Nguyên.

13 thg 9, 2018

Kẹo chỉ, món ăn gây thương nhớ của một thời tuổi thơ

Chẳng ai rõ kẹo chỉ có nguồn gốc từ đâu, chỉ nhớ rằng nó gắn liền với hình ảnh chiếc hộp gỗ phía sau yên xe đạp, cùng tiếng rao của những buổi trưa hè thuở ấy.


Kẹo chỉ hay còn gọi là kẹo tơ – một thứ quà vặt được ưa thích gắn bó một thời học sinh dưới cổng trường. Tuy không phổ biến bằng kẹo kéo, nhưng kẹo chỉ cũng là món ngon của nhiều trẻ nhỏ từ nông thôn đến thành thị.

Dấu ấn lịch sử của cố nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài

55 bức ảnh đen trắng được chọn lọc trong kho tàng hàng ngàn bức ảnh của cố nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài đã được Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày nhằm tưởng nhớ 17 năm ngày mất của ông. Ông được coi là người thầy và là một trong những cánh chim đầu đàn của phong trào Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. 

Trong những tác phẩm trưng bày tại triển lãm có cả một bộ ảnh (gồm 5 ảnh) về đề tài chiến tranh vừa vinh dự nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Nhiếp ảnh đợt 5 - năm 2016, trao giải vào năm 2017.

Các bức ảnh được trưng bày thể hiện dấu ấn lịch sử của Việt Nam, về những khoảnh khắc tiêu biểu của quân và dân Nam bộ trong lao động, sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu trong lễ Khai mạc đã khẳng định: “Ảnh Đen - Trắng của anh Lâm Tấn Tài là đỉnh cao của nghệ thuật nhiếp ảnh. Là tư liệu rất quý của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đối với thế hệ sau này ghi nhớ và học tập.”

Du khách đến tham quan triển lãm. Ảnh: Đặng Kim Phương

Thăm khu di tích nhà sàn Bác Hồ

Đây là khu di tích đặc biệt gắn liền với Bác Hồ cho tới những năm tháng cuối đời, và là điểm tham quan gắn liền với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu di tích nhà sàn Bác Hồ là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc trung tâm chính trị Ba Đình - quận Ba Đình, Hà Nội. Năm 1954, sau khi quân ta về tiếp quản thủ đô, Bác Hồ đã ở và làm việc tại khu vực này

Khoảnh khắc đón bình minh tuyệt đẹp trên sông Hậu

Dưới ánh sáng ngày mới, nhiều điểm đến ở miền Tây sông nước trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Vẻ đẹp thanh bình sông Hậu trong khoảnh khắc bóng tối bị xé tan, nhường chỗ cho những tia nắng đầu tiên của ngày mới

12 thg 9, 2018

Rộn ràng trò chơi “đánh gụ” của phụ nữ Sán Chỉ

Đánh quay (gụ) là trò chơi dân gian có từ lâu đời, một thời là môn chơi độc quyền của giới mày râu. Nhưng những năm gần đây, môn chơi này thu hút nhiều chị em Sán Chỉ tham gia. Đây là nét sinh hoạt thể hiện quan niệm nhân sinh, tượng trưng cho sức khoẻ, sự dẻo dai và tính kiên trì của đồng bào nơi đây.

Khéo léo trò chơi đánh quay


Cứ đến cuối tháng 10 âm lịch mỗi năm, khi mùa gặt hái xong xuôi cũng là lúc các chàng trai, cô gái Sán Chỉ bắt đầu tổ chức thi đấu đánh quay từ thôn đến huyện. Đặc biệt trong dịp Tết thì đánh quay như một món ăn tinh thần không thể thiếu của họ.

Con quay của phụ nữ Sán Chỉ. 

Độc đáo nghi lễ hát Quan làng trong Lễ cưới của người Tày ở Tùng Bá

Trong lễ cưới truyền thống của người Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nói riêng diễn ra nhiều nghi thức, hát Quan làng là một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới của người Tày ở Tùng Bá.

Hát Quan làng trong đời sống văn hóa người Tày


Văn hóa dân tộc Tày có nhiều làn điệu dân ca như: Lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng. Trong đó, hát Lượn là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng, gồm: Lượn cọi, lượn slương, lượn then... thường xuất hiện trong hội Lồng Tồng, đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến chơi thôn, bản. Hát Quan làng được coi là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đám cưới người Tày xã Tùng Bá.

Hát Quan làng có nơi gọi là nai lùa, có nơi gọi là văn ví quan làng… bởi người hát dùng lối hát ví von, lời hay ý đẹp để thách đố tài ứng xử của ông, bà Quan làng bên nhà trai hay ông, bà Quan làng bên nhà gái khi đoàn nhà trai đi đón dâu hoặc đoàn nhà gái đi đưa dâu sang nhà trai. Hát Quan làng còn gọi là thơ lẩu của dân tộc Tày. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày, với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn cụ thể. Những người hát Quan làng (tiếng Tày gọi là Pú Quan làng) là những người làm nhiệm vụ thay mặt họ nhà trai mang trầu cau đến nhà gái từ việc dạm hỏi, xin lộc mệnh, chuẩn bị đồ sính lễ cho ngày cưới đến khi đón dâu về. 

Đoàn nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái. 

Tiệm cà phê hoa hồng ở Đà Lạt

Hoa không chỉ ở ngoài sân mà còn xuất hiện trong gian nhà nhỏ, hương thơm thoang thoảng đem lại cho thực khách cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn. 

Nép mình dưới tán cây xum xuê trên đường Yersin, tiệm cà phê của chị Hương Thi mở được gần một năm. Quán nhỏ có cách bày trí tinh tế, lấy hoa hồng làm điểm nhấn để thiết kế không gian. Chị Thi sinh ra ở Quảng Trị, có 8 năm gắn bó với Sài Gòn. Chị quyết định lên Đà Lạt sinh sống đã được một thời gian. 

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu của địa phương để có hướng bảo tồn. 


27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế bao gồm 11 công trình cơ quan nhà nước quản lý như Đại học Huế, Bia Quốc học, trường Quốc học, trường THPT Hai Bà Trưng, trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế, nhà trưng bày Điềm Phùng Thị, dãy lớp học Trường Tiểu học Lê Lợi, dãy lớp học A&B Đại học Khoa học Huế, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trung tâm Festival, sân vận động Tự Do.

Nhà hàng hình bông sen khổng lồ nằm trên sông Hương

Tòa nhà 3 tầng ở Huế giống như bông hoa đang nở, thu hút đông khách du lịch và dân địa phương. 

Nhà hàng hình đóa sen nằm trên dòng sông Hương, ngay gần cầu Trường Tiền - vị trí đắc địa mà hiếm quán xá nào ở Huế có được. Kiến trúc lạ mắt khiến không gian này trở thành chốn lui tới quen thuộc của người dân Huế và điểm đến hấp dẫn đối với du khách.