Hiển thị các bài đăng có nhãn người Churu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Churu. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 5, 2022

Ma Bó - Ma Nới: Cung đường mới cho những tâm hồn ưa khám phá

Bạn là người yêu thích trekking, nếu cung đường Tà Năng - Phan Dũng đã trở nên quá nhàm chán, có một cung đường mới toanh nối liền hai nền văn hóa của dân tộc thiểu số Churu và dân tộc thiểu số Raglay sẽ không làm bạn thất vọng.

Bạn thích đạp xe, leo núi, chạy bộ hay bơi? Địa hình Ma Bó có thể đáp ứng được hết cho những tâm hồn ưa phiêu lưu thám hiểm

Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.

Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

28 thg 10, 2019

Nhà thờ Ka Đơn - linh hồn Churu giữa rừng Lâm Viên

Không như những điểm du lịch văn hóa tâm linh khác nằm ở Đà Lạt, nhà thờ Ka Đơn khiêm tốn ẩn mình trong khu rừng thông nhỏ của thôn dân tộc vùng sâu Krăng Gọ 2, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

Mọi kết cấu bên trong của nhà thờ - từ trần nhà, tường, vách ngăn, bàn ghế - đều bằng gỗ thông, nguồn nguyên liệu sẵn có từ địa phương

20 thg 10, 2017

Nghề đan lát truyền thống của người Churu

Trong mỗi dịp liên hoan cồng chiêng hay lễ hội mừng lúa mới, trai thanh gái lịch người Churu ở Lâm Đồng lại tự tin qua từng bước nhảy bên ánh lửa rừng khi đeo trên vai những chiếc gùi truyền thống được kết nơ ngũ sắc thật ấn tượng. Đó chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm đan lát tinh xảo của người Churu do nghệ nhân nổi tiếng tài hoa ở buôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - già Ya Hiêng tạo nên.

Đã qua hơn 62 "mùa rẫy" rồi, nhưng già Ya Hiêng còn tráng kiện lắm, đôi tay ấy vẫn cứ thoăn thoắt tự làm đủ các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đan lát độc đáo.

Chúng tôi biết đến nghề đan lát truyền thống của người Churu qua các dịp lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới ở Lâm Đồng khi vùng đất này có tới 95% đồng bào Churu của Việt Nam đang sinh sống. Người Churu có truyền thống làm lúa nước, sống định canh định cư nên cần nhiều nông cụ để sinh hoạt, sản xuất và cả những vật dụng dùng trong cúng tế, hay trong các lễ hội hàng năm. Hẳn vậy mà theo già Ya Hiêng: “Nghề đan lát của người Churu mình có từ lúc nào không ai nhớ được, chỉ biết là nó đã gắn vào đời sống của bà con từ bao đời nay”.

Nguyên liệu nứa được chẻ ra thành nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo sản phẩm để đan.

19 thg 1, 2017

Bảo tàng văn hóa của người Churu

Linh mục Nguyễn Đức Ngọc là người khởi xướng thành lập Bảo tàng để lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Churu ở Tây Nguyên. Bảo tàng văn hóa Churu là địa chỉ tham quan, khám phá hấp dẫn mỗi khi du khách đến huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). 

Có mặt trên vùng đất của người Churu ở Đơn Dương từ năm 1972, linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã bắt đầu học tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong tục, tập quán của người Churu bản địa. Với những trải nghiệm, hiểu biết của mình, ông đã thấy cái đẹp, sự phong phú trong văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Churu cần phải được bảo tồn, gìn giữ để không bị mai một theo thời gian. Và khi chính thức trở thành linh mục giáo xứ Ka Đơn vào năm 1998, ông đã có điều kiện để thực hiện ý tưởng thu thập các hiện vật và tạo nên một Bảo tàng văn hóa Churu đồ sộ như hiện nay. 
Bảo tàng văn hóa của người Churu (thôn Doom A, xã Lạc Xuân) trưng bày hàng nghìn hiện vật trên nhiều lĩnh vực như: lễ hội, nhạc cụ, ẩm thực, phục trang... Tất cả các hiện vật đã thể hiện một bề dày truyền thống văn hóa trong cuộc sống của đồng bào Churu trên vùng đất cao nguyên trải qua nhiều thế hệ.
Linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã tập hợp các già làng người Churu có trình độ để đi tìm, sưu tập hiện vật. Sau gần 20 năm, Bảo tàng văn hóa của người Churu đã hình thành với diện tích gần 40 m2 hiện đang trưng bày nhiều hiện vật có giá trị được hệ thống, sắp xếp theo từng chủ đề và gọi tên bằng cả tiếng Việt và tiếng Churu. Nhờ vậy, đồng bào Churu cũng như đồng bào các dân tộc khác sống trong vùng và du khách dễ dàng đến tìm hiểu, tham quan.

Đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Churu được trưng bày tại Bảo tàng.