5 thg 1, 2019

Cánh đồng hoa lau trắng như mây giữa dòng Trà Khúc

Thời điểm giao mùa, những vạt cỏ lau giữa dòng sông Trà Khúc đồng loạt bung hoa nhuộm trắng cả một quãng sông. Hoa lau trắng muốt như mây trời xen lẫn với nước xanh, cát vàng tạo nên khung cảnh thanh bình say đắm lòng người.

Những ngày này, đoạn sông Trà Khúc chảy qua địa bàn xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi) bạt ngàn hoa cỏ lau. Theo người dân địa phương, khoảng cuối Thu, đầu Đông là cây lau nở hoa. Hoa lau nở đồng loạt và kéo dài khoảng 1 tháng. "Khi những cơn mưa lớn đầu mùa kết thúc là lúc cây lau nở hoa. Ở đây người dân gọi đó là cây bói. Năm nay lũ về muộn nên hoa lau nhiều và đẹp hơn", ông Trương Thanh Nam cho biết. 

Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất"


Chùa Tây Tạng do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.

Làng nghề bánh tráng Phú An

Bình Dương vùng đất thân thương nơi tôi sinh ra và lớn lên nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có Làng nghề bánh tráng Phú An. Xã Phú An (Thị xã Bến Cát, Bình Dương) cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 15 cây số về phía bắc, nổi tiếng với nghề làm bánh tráng. Nếu các bạn có dịp ghé qua làng bánh tráng Phú An vào ngày nắng rực rỡ, những tấm liếp phơi bánh tráng xa trông như một tấm thảm với những hình tròn trắng tinh khôi.

Nghề làm bánh tráng Phú An (Ảnh baobinhduong)

Nghề guốc truyền thống ở Bình Dương

Ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người, nghề làm guốc truyền thống ở Bình Dương đã hình thành cách nay khoảng hơn 100 năm.

Các cơ sở làm guốc chủ yếu tập trung trên địa bàn phường Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một) và phường Bình Nhâm (thị xã Thuận An). Theo tài liệu thống kê trong địa chí Thủ Dầu Một năm 1901 thì xóm làm guốc Phú Văn (nay là phường Phú Thọ) có trên 80 hộ gia đình sống bằng nghề làm guốc từ cha truyền con nối, chính vì vậy ở đây có hẳn một con đường mang tên “Xóm Guốc” (năm 1999, tên đường này được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của thành phốThủ Dầu Một).

Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,.. Theo một nghệ nhân làm guốc ở phường Phú Thọ để làm ra đôi guốc phải trải qua nhiều công đoạn: từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ; mài thô rồi định hình dạng của chiếc guốc; sau đó mài bóng, mài nhẵn và phun sơn; công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai hay sơn trang trí tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Công đoạn xẻ gỗ

Gốm sứ Tân Phước Khánh – Thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Làng gốm Tân Phước Khánh là một trong 3 trung tâm gốm sứ lớn ở Bình Dương cùng với làng nghề gốm sứ ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa. Các cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Phước Khánh hiện nay sản xuất gốm sứ theo hai dòng sản phẩm: gốm sứ dùng trong sinh hoạt và gốm sứ mỹ nghệ.

Cơ sở sản xuất gốm Vạn Phú


Cơ sở gốm sứ xuất khẩu Vạn Phú tọa lạc tại khu phố Bình Hòa, TX. Tân Uyên là một trong những doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lâu đời được thành lập từ năm 1990.

Nghề gốm ở Bình Dương

Đất Thủ - Bình Dương khá nổi tiếng với nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất gốm sứ như: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh… trong đó sản phẩm gốm sứ Minh Long được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và ngày càng khẳng định đẳng cấp thương hiệu gốm sứ tại Việt Nam.

Khám phá đường hoa xuyên hai quốc gia

Bây giờ, mùa mưa lũ đã qua, huyện Kỳ Sơn bước vào mùa khô và cũng là mùa hoa. Hoa ở Kỳ Sơn tuyệt đẹp, mọc ven Quốc lộ 7, khiến bao khách phương xa mỗi lần qua đây không khỏi ngẩn ngơ. 

Con đường lung linh sắc hoa từ thị trấn Mường Xén đến Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn). Ảnh: Thành Cường 

Từ thị trấn Mường Xén đi lên Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, những dốc núi xa xa phủ đầy cỏ lau trổ bông trắng xóa. Gần hơn ngay sát bên đường là miên man thảm hoa dã quỳ vàng rực rỡ. 

Quyến rũ cung đường hoa biên cương Nghệ An

Tháng 11, đến với Kỳ Sơn, bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành và khám phá cung đường hoa quyến rũ lòng người.

Vào những ngày này, con đường biên nối liền Mường Xén với cửa khẩu Nậm Cắn trở nên rực rỡ hơn bởi sắc vàng và đỏ của hoa Dã quỳ và Trạng nguyên. Ảnh: Thành Cường 

4 thg 1, 2019

Nao lòng với sắc đỏ tán bàng giữa thành phố mùa đông

Những tán bàng chuyển màu đỏ thẫm và bắt đầu buông mình xuống vỉa hè, góc phố báo hiệu những ngày cuối năm đang đến gần.

Cuối năm, khi cái lạnh mùa đông len lỏi vào các con ngõ cũng là lúc những tán bàng lấm tấm sắc đỏ thẫm trên cành. Với những người yêu khung cảnh nên thơ, đây là dịp hiếm hoi được ngắm nhìn những tán lá chấm xanh - đỏ đẹp như trong tranh. Ảnh: Hải Vương 

Những ngày cuối năm lên với “Sa Pa xứ Nghệ“

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, ở Mường Lống - "Sa Pa xứ Nghệ" không khí Tết đã bắt đầu về trên bản làng từ những bông đào chúm chím bung nụ.

Để đến được Mường Lống, từ thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn ngược theo tuyến đường Tây Nghệ An qua những cung đường ngoằn ngoèo khoảng 50 km, đi qua các xã Phà Đánh, Huồi Tụ. Những bông hoa dại bên vệ đường khoe sắc cùng những bông lau trong gió lẫn vào cái lạnh của đất trời vùng cao tạo nên một xúc cảm khó tả. Ảnh: Diệp Phương